Luật sư Nguyễn Hoàng Thịnh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:
Căn cứ tại Điểm d, Khoản 2 và Điểm b, Khoản 3, Điều 10, Chương II, Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Nghị định số 12/2022/NĐ-CP) quy định về vi phạm quy định về thử việc như sau:
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả
- Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d, khoản 2, Điều này.
Khoản 1, Điều 6, Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6, Điều 13; khoản 2, Điều 25; khoản 1, Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7, Điều 27; khoản 8, Điều 39; khoản 5, Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, Điều 45; khoản 3, Điều 46, Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức và bị buộc giao kết hợp đồng lao động với người lao động theo các quy định được trích dẫn ở trên.