Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Không để đề tài nghiên cứu khoa học chỉ “xếp vào ngăn kéo tủ”

Thảo luận tại Tổ 2, Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh, sáng 15.2, các đại biểu đề nghị cần tập trung vào những cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và hướng tới kết quả thực chất, thay vì chỉ "xếp vào ngăn kéo tủ". 

Khuyến khích đầu tư, đẩy mạnh thương mại hóa kết quả nghiên cứu

Góp ý về tên gọi của dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, ĐBQH Phan Văn Mãi đề nghị, nghiên cứu chỉnh sửa theo hướng “Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”. Theo đại biểu, tên gọi này thể hiện mạnh mẽ quan điểm, chủ trương của Đảng về thực hiện mục tiêu phát triển đột phá trong hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

ĐBQH Phan Văn Mãi (TP. Hồ Chí Minh) phát biểu. Ảnh: T.Chi

ĐBQH Phan Văn Mãi (TP. Hồ Chí Minh) phát biểu. Ảnh: T.Chi

Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, đại biểu Phan Văn Mãi đề nghị, dự thảo Nghị quyết cần mở rộng phạm vi hơn nhằm huy động được toàn bộ năng lực quốc gia có liên quan để phát triển đột phá khoa học công nghệ, đối mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đại biểu nhấn mạnh, đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia gồm đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Do vậy, dự thảo Nghị quyết cần tập trung đề xuất được những cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá để khuyến khích được các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực này. Cần đẩy mạnh thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học.

Đối với những tài sản hiện hữu hình thành từ ngân sách Nhà nước, đại biểu cho rằng, nên để cho tổ chức khoa học công nghệ được mượn, trưng dụng cho hoạt động nghiên cứu khoa học, sau khi hoàn tất quá trình nghiên cứu khoa học thì trả lại cho Nhà nước.

Đối với những trang thiết bị được mua sắm để phục vụ hoạt động nghiên cứu, sau khi hoàn tất nghiên cứu, trừ đi khấu hao tài sản thì có thể giao lại cho đơn vị nghiên cứu khoa học, coi như là tài sản của đơn vị đó.

avatar
Thảo luận tại Tổ 2 (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: T.Chi

Đối với tài sản hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học, đại biểu Phan Văn Mãi đề xuất, nên để tổ chức, nhóm nghiên cứu, tác giả sở hữu và mạnh dạn cho phép tổ chức, nhóm nghiên cứu, tác giả được hưởng lợi từ kết quả nghiên cứu sau khi kết quả nghiên cứu được thương mại hóa.

"Nếu kết quả nghiên cứu khoa học sau khi thương mại hoá được 500 tỷ đồng thì anh được hưởng 300 tỷ, 200 tỷ còn lại anh trả lại cho nhà nước và số tiền này đóng góp vào quỹ phát triển khoa học công nghệ của đơn vị đó, của tỉnh thành đó, của trung ương…”.

Với đề xuất trên, đại biểu Phan Văn Mãi tin rằng, sẽ khuyến khích tổ chức nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học hướng tới kết quả thực chất thay vì chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu khoa học để lấy tiền nghiên cứu là xong, còn kết quả nghiên cứu không có giá trị sử dụng và đề tài nghiên cứu chỉ đem “xếp vào ngăn kéo tủ”.

Làm rõ hơn phạm vi và đối tượng áp dụng

Cũng góp ý về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo Nghị quyết, ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân và ĐBQH Trương Trọng Nghĩa nêu vấn đề, dự thảo Nghị quyết quy định về thí điểm một số cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ chi tiêu tài chính từ ngân sách nhà nước, hoạt động của tổ chức và nhân lực trong tổ chức khoa học, công nghệ công lập.

ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân phát biểu. Ảnh: T.Chi

ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân phát biểu. Ảnh: T.Chi

"Như vậy, Nghị quyết có áp dụng đối với các trường đại học hay không?" Đặt câu hỏi này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng cho biết, các trường đại học hiện nay không được coi là các tổ chức khoa học công nghệ công lập mà là cơ sở giáo dục công lập.

Theo đại biểu Nguyễn Thiện Nhân, các trường đại học chiếm tới 65-70% năng lực nghiên cứu khoa học của cả nước, bao gồm cả đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị nghiên cứu; nếu các chính sách, cơ chế thì điểm này không áp dụng đối với các trường đại học sẽ vô cùng lãng phí. Ngoài các viện hàn lâm, viện nghiên cứu, trường đại học…, các bệnh viện cũng là những đơn vị phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ nghiên cứu. Vậy các bệnh viện có thuộc đối tượng áp dụng của dự thảo Nghị quyết hay không?

Các ĐBQH TP. Hồ Chí Minh thảo luận tại Tổ. Ảnh: T.Chi

Các ĐBQH TP. Hồ Chí Minh thảo luận tại Tổ. Ảnh: T.Chi

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, trong các tổ chức khoa học, công nghệ có những tổ chức có tư cách pháp nhân và có những tổ chức không có tư cách pháp nhân, ví dụ phòng thí nghiệm trực thuộc 1 cơ quan nào đó. Do đó, cần làm rõ để dễ áp dụng trong thực tiễn.

ĐBQH Vũ Hải Quân cho biết, hiện nay một số trường đại học công lập đang thực hiện cơ chế tự chủ và Nhà nước cắt ngân sách cấp cho những trường thực hiện cơ chế tự chủ. Các trường đại học đều hoạt động phi lợi nhuận nên hàng năm nhà trường hầu hết là không dư nguồn lực để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Từ thực tế này, đại biểu đề nghị, không áp dụng thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các tổ chức khoa học, công nghệ công lập và các cơ sở giáo dục đại học công lập.

Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác cán bộ - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Khẩn trương triển khai công tác theo tổ chức mới, không để gián đoạn, ngừng trệ, bỏ sót công việc

Phát biểu tại Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ chiều nay, 21.2, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nêu cao tinh thần trách nhiệm, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, chuyên nghiệp, khoa học. Mọi hoạt động của từng cơ quan phải luôn gắn liền với lợi ích của Nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước theo các chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là những chủ trương mới. Chú trọng kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngay sau khi Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 178/2024/QH15 của Quốc hội về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội.

Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ
Sự kiện nổi bật

Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ

Theo Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao: Ngày 21.2.2025, căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-UBTVQH15 ngày 14.2.2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trao Nghị quyết phê chuẩn các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp và các Ủy viên là Đại biểu Quốc hội chuyên trách Ủy ban Pháp luật và Tư pháp - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác cán bộ

* Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh và Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan tham dự

Chiều 21.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác cán bộ đối với Phó Chủ nhiệm các Ủy ban Quốc hội, các Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.

Quang cảnh Hội nghị
Sự kiện nổi bật

Hội nghị Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2025

Sáng 21.2, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến chủ trì Hội nghị.

Toàn cảnh phiên họp cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
Theo dòng sự kiện

Bảo đảm tính khả thi, chặt chẽ khi thí điểm dự án nhà ở thương mại theo nghị quyết của Quốc hội

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khi chủ trì cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến với một số bộ, ngành, địa phương cho ý kiến Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.