10 năm thực hiện Chỉ thị số 40/CT-TW ở Hà Nội

Không để ai bị bỏ lại phía sau!

Với phương châm hành động "Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ", NHCSXH Hà Nội đã giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn lấy lại tự tin; vượt lên chính mình và thực sự là những tấm gương "tàn nhưng không phế"...

anh-ct-bai-khuyet-tat.jpg
Ông Nguyễn Kim Khôi vững vàng trên đôi chân giả, vươn lên từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH Hà Nội. Ảnh: H. Hiền

Dù gặp bất tiện với cơ thể và sức khỏe "khiếm khuyết" nhưng ông Nguyễn Kim Khôi, ở số 2 ngõ 35/40, tổ dân phố 2, đường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội là người khuyết tật vận động nặng vẫn nỗ lực nắm bắt các cơ hội; trong đó, có nguồn vốn hỗ trợ từ NHCSXH quận Bắc Từ Liêm để khởi nghiệp và tạo công việc cho nhiều người.

Ông Nguyễn Kim Khôi - biệt danh "Khôi cờ" bị tháo bỏ 2 cẳng chân sau một vụ tai nạn năm 2004. Việc này từng khiến ông rơi vào cảnh tuyệt vọng. Tuy nhiên, không đầu hàng số phận, sau khi được lắp đôi chân giả, ông Khôi đã nghĩ ngay: Cần phải làm gì đó ra tiền để ít nhất nuôi sống bản thân.

Sẵn có nghiệp vụ về ngành may mặc và có kỹ thuật về sửa chữa và lắp đặt máy may công nghiệp. Ông Khôi đã đi học may cờ đủ loại và nhận hàng về tự may tại nhà. Dần dà, công việc phát triển, nhiều khách hàng đến tận nơi đặt may, ông Khôi tính chuyện mở rộng cửa hàng. Phần để nâng cao chất lượng cuộc sống, phần có thêm cơ hội giúp đỡ người cùng cảnh ngộ.

Nghĩ là làm, năm 2016, ông Khôi đã vay món vay đầu tiên 50 triệu đồng của NHCSXH quận Bắc Từ Liêm thông qua Hội Người khuyết tật của quận để mở rộng sản xuất. Thời gian đầu, xưởng may chỉ có 6 máy may, đến nay đã có trên 10 đầu máy, công nhân làm không hết việc, có nhiều người muốn đến nhận hàng về làm nhưng đều bị ông Khôi từ chối vì ông muốn bảo đảm công việc và thu nhập cho các em khuyết tật.

Hiện nay, ông Khôi có dư nợ 100 triệu đồng với mức lãi suất ưu đãi dành cho người khuyết tật là 3,96%/năm tại NHCSXH Bắc Từ Liêm. Cơ sở sản xuất của ông Khôi đã trợ giúp những người khuyết tật trong xã hội có nghề, có công ăn việc làm. Với mức lương từ 2 - 6 triệu đồng/người/tháng tùy vào tay nghề; có em ra nghề có thể độc lập mở cửa hàng sửa chữa quần áo với thu nhập 5 - 6 triệu đồng.

Một tấm gương về nghị lực vươn lên là bà Nguyễn Thị Hoa, sinh năm 1962, ở thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Năm 1988, bà xây dựng gia đình và tách khẩu ra ở riêng, khi đó, cả hai vợ chồng công việc không ổn định, sức khỏe yếu, làm nông nghiệp thu nhập rất thấp. Gia đình bà Hoa thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh, cơ sở vật chất của gia đình cũng thiếu thốn, đồng vốn thì không có, nên cái nghèo cứ đeo bám gia đình bà.

Năm 2013, gia đình bà Hoa được NHCSXH huyện Sóc Sơn cho vay vốn để chăn nuôi bò. "Đây thực sự là một cơ hội quý giá đối với chúng tôi. Với số tiền vay được, chúng tôi mua hai con bò giống. Với sự tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật từ chính quyền, Hội Phụ nữ xã và học hỏi kinh nghiệm của các thành viên trong Tổ Tiết kiệm và vay vốn, chúng tôi đã làm tốt việc chăm sóc, nuôi bò và qua các lần được vay vốn, đến nay đã nhân giống, phát triển được thành một đàn bò khỏe mạnh. Vốn vay đã giúp gia đình tôi phát triển chăn nuôi, tăng gia sản xuất, có nguồn thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững", bà Hoa cho biết.

Bên cạnh nguồn vốn vay để chăn nuôi bò, gia đình bà Hoa còn được vay vốn để xây dựng công trình nước sạch và công trình vệ sinh, nâng cao chất lượng và môi trường sống. Đặc biệt, nhờ có nguồn vốn vay từ chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, 2 người con của bà Hoa đã được học hành đầy đủ và có việc làm ổn định.

Ông Khôi, bà Hoa chỉ là 2 trong số rất nhiều tấm gương người khuyết tật vươn lên làm kinh tế giỏi, dưới sự hỗ trợ đắc lực, thường xuyên, liên tục của NHCSXH Hà Nội. Nguồn vốn mà các cán bộ tín dụng mang đến cho họ thực sự là điểm tựa vững chắc và là động lực quan trọng giúp người khuyết tật vượt lên số phận.

Xã hội

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Toàn cảnh tọa đàm
Xã hội

"Quỹ nhà ở quốc gia" thiết kế như thế nào?

Tại Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” do Báo Nông thôn ngày nay (danviet.vn) tổ chức ngày 1.4, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, bộ đang đang nghiên cứu về việc thành lập 'Quỹ nhà ở quốc gia'. Dựa trên bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác, Quỹ hướng đến việc hình thành quỹ nhà ở của Nhà nước để cho thuê.

Toàn cảnh cuộc làm việc
Xã hội

Nestlé Việt Nam nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam

Bà Trần Lan Phương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam vừa có buổi làm việc để trao đổi về kết quả hợp tác chiến lược giữa hai bên giai đoạn 2020 - 2024 và phương hướng triển khai hoạt động giai đoạn 2025 - 2027.