Không bị động trước các tình huống, đặt tính mạng của người dân lên hàng đầu

Bí Thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cùng Đoàn công tác của thành phố Hà Nội vừa đi thăm, động viên và kiểm tra công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn 2 huyện Chương Mỹ và Quốc Oai.

Trên 1.300 hộ dân tại huyện Chương Mỹ bị ngập từ 0,5 - 2m

Theo Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Anh Đức, do ảnh hưởng của bão số 2 nên trên địa bàn huyện có mưa, lượng mưa đo được từ 7h ngày 22.7 đến 7h ngày 29/7 là 406,1mm. Tính đến 7h ngày 29.7, mực nước sông Bùi tại Yên Duyệt 7,40m (cao hơn báo động 3 là 0,40m); mực nước sông Đáy tại Ba Thá 6,30m (dưới mức báo động 3 là 0,3m); mực nước các hồ: Hồ Miễu 39,55/39,5m; Hồ Đồng Sương 18,35/18,2m; Hồ Văn Sơn 19,55/19,5m.

Không bị động trước các tình huống, đặt tính mạng của người dân lên hàng đầu -0
Mưa lớn gây ngập úng tại nhiều địa điểm ở Chương Mỹ. Ảnh: K.H

Do ảnh hưởng từ đợt mưa này, tại huyện Chương Mỹ, công trình thủy lợi đã bị vỡ 2 vai đập (tại xã Nam Phương Tiến và Tân Tiến); hư hỏng trên 600m kênh (tại xã Hồng Phong, Phú Nghĩa, Thủy Xuân Tiên, Tân Tiến); cầu, cống, đập nhỏ bị hư hỏng là 103 cái.

Đối với công trình đê điều, chiều dài đê bị ngập nước 4.805m (0,2-90cm) thuộc địa bàn 11 xã; 1 mạch sủi dài 200m tại đê Hữu Bùi đoạn qua thôn Đừn, xã Tốt Động. Đường giao thông nội đồng bị ngập 141.450m; đường giao thông nội đồng bị sạt lở 407m; đường giao thông nông thôn bị ngập 34.240m.

Số thôn, xóm bị ngập tại huyện là 24; số hộ bị ngập từ 0,5-2m là 1.343 hộ; số hộ bị ngập lối đi là trên 1.500 hộ.

Diện tích lúa bị thiệt hại trên 70% là 715 ha; thiệt hại từ 30 - 70% là 444 ha. Diện tích cây ngô, rau màu các loại bị thiệt hại trên 70% là 242 ha; thiệt hại từ 30 - 70% là 86 ha. Diện tích thủy sản bị thiệt hại trên 70% là 1.540 ha; thiệt hại từ 30 - 70% là 162 ha… Qua thống kê sơ bộ tình hình thiệt hại do ảnh hưởng bão số 2 ước tính đến 7 giờ ngày 29.7 khoảng 92 tỷ đồng.

Không bị động trước các tình huống, đặt tính mạng của người dân lên hàng đầu -0
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao đổi với lãnh đạo huyện Chương Mỹ về công tác phòng, chống lụt bão. Ảnh: V.T

Toàn huyện huy động trên 4.720 người và 199 phương tiện tham gia; vật tư đã sử dụng 6.028m3 đất, cát; 52.675 bao tải; 180m2 bạt nilon để đắp chống tràn 2.000m đê tại các đê; xử lý 200m mạch sủi tại đê Hữu Bùi xã Tốt Động và di dần cho dân; vận hành 17 trạm với 64 máy bơm.

UBND huyện đã tổ chức cấp phát hơn 1.500 bình nước uống (loại 20L) và 50 thùng mì tôm tại các vùng ngập nặng; lắp đặt téc và cung cấp nước sạch tập trung tại 10 điểm; bố trí 1 trạm y tế lưu động trên địa bàn xã Nam Phương Tiến…

Để khắc phục những khó khăn, giảm thiệt hại do lũ lụt gây ra, ổn định đời sống dân sinh, huyện Chương Mỹ đề nghị thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng UBND huyện Chương Mỹ với các huyện Thạch Thất, Quốc Oai và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng một chương trình/dự án tổng thể để đánh giá đưa ra giải pháp khắc phục mang tính chất lâu dài và bền vững.

Ngoài ra, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng Ban quản lý dự án Hạ tầng nông nghiệp Hà Nội và UBND huyện Chương Mỹ rà soát các công trình đê điều, thủy lợi do thành phố quản lý để có phương án đầu tư xây dựng, nâng cấp cũng như đẩy nhanh tiến độ các dự án do Ban quản lý dự án đang triển khai xây dựng trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Đồng thời, đề nghị UBND thành phố xem xét hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra cho huyện…

Tại huyện Quốc Oai, các tuyến đường vẫn trong tình trạng ngập gồm: Cầu Tân Phú, cầu Đại Thành vẫn ngập sâu 0,4m; đường tỉnh lộ 421B đoạn từ thôn Cấn Thượng đi Đông Yên ngập sâu 1m; tại cầu 72 II thuộc địa phận xã Cộng Hoà ngập sâu 0,5m. Ngày 24.7, tuyến đê hữu Đáy có 4 sự cố sạt trượt mái đê.

Đối với công tác hỗ trợ, đảm bảo đời sống nhân dân, UBND huyện, MTTQ huyện Quốc Oai và các đoàn thể đã hỗ trợ 119 suất trong đó mỗi suất gồm 10kg gạo, mỳ tôm 5 thùng, nước uống 5 thùng 20 lít. Đối với hộ bà Nguyễn Thị Thìn đã bị sập do sạt lở đất tại xã Phú Mãn được UBND huyện hỗ trợ 30 triệu…

Hạn chế tối đa thiệt hại do lũ lụt gây ra

Sau khi kiểm tra thực tế tại thôn Tân Tiến, xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ) và xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai), Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài biểu dương và đánh giá cao tinh thần chủ động trong chống lũ lụt của các huyện trong việc chủ động sơ tán người dân, gia súc, gia cầm nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng biểu dương tinh thần chủ động của lãnh đạo, các chiến sĩ, các đoàn thể, ban ngành huyện đã huy động tốt phương châm "4 tại chỗ" cùng với sự tham gia chung sức của nhân dân.

Đối với huyện Chương Mỹ, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài lưu ý, đối với 4,8km đê nguy cơ suy yếu trên địa bàn huyện Chương Mỹ, lãnh đạo huyện phải khảo sát kỹ và báo cáo kịp thời lãnh đạo thành phố để tập trung chỉ đạo.

Không bị động trước các tình huống, đặt tính mạng của người dân lên hàng đầu -0
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cùng các đồng chí lãnh đạo thành phố động viên các lực lượng làm nhiệm vụ tại vùng lũ xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai. Ảnh: V.T

Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, vẫn còn hơn 1.000 hộ dân đang ở trong vùng lũ nên huyện cần tính toán kỹ và tiếp tục sơ tán để đảm bảo tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân và yêu cầu phải đặt tính mạng của người dân lên hàng đầu.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng về lâu dài, huyện Chương Mỹ phải tính đến phương án đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ cho người dân ổn định chỗ ở, sinh hoạt tối thiểu và không để ai bị đói, rét; bảo đảm sức khỏe của người dân..

Không bị động trước các tình huống, đặt tính mạng của người dân lên hàng đầu -0
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu, khi nước rút các huyện phải khẩn trương chỉ đạo, ổn định sớm cuộc sống cho người dân. Ảnh: K.H

Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu, khi nước rút các huyện phải khẩn trương chỉ đạo, ổn định sớm cuộc sống cho người dân; quan tâm công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh không để bùng phát.

Bí thư Thành ủy cho biết, Thành ủy sẽ họp với các ngành để có sự phối hợp, giúp huyện Chương Mỹ, Quốc Oai khắc phục, giảm thiểu tối đa thiệt hại do mưa lũ gây ra. Đồng thời, đề nghị các huyện phân công lực lượng chức năng ứng trực 24/24 để xử lý kịp thời các sự cố do mưa lũ, không bị động trước các tình huống nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và tài sản của người dân.

Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…