Khởi tố người phụ nữ môi giới mua bán động vật quý hiếm

Ngày 21.1, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Nguyễn Thị Hường (SN 1979, trú tại xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum)về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm”.

Nguyễn Thị Hường đã môi giới cho đối tượng Nguyễn Văn Hiền (SN 1979, trú tại xóm 7, xã Hương Lâm, huyện Hương Khê), bị cơ quan Công an khởi tố, bắt giam trước đó) mua cá thể Gấu chó nặng 65kg.

Người phụ nữ bị bắt vì môi giới mua bán động vật quý hiếm -0
Nguyễn Thị Hường tại cơ quan điều tra. Ảnh: Công an Hà Tĩnh

Bước đầu, Hường đã thừa nhận hành vi của mình và khai nhận: Khi Nguyễn Văn Hiền liên hệ để mua gấu, Hường đã đặt vấn đề với một người đàn ông ở tỉnh Kon Tum để mua bán. Sau khi thống nhất, người đàn ông này đã vận chuyển gấu đến Hà Tĩnh bàn giao cho Hiền, giao dịch thành công Hường sẽ được hưởng 5 triệu đồng.

Trước đó, vào lúc 12 giờ ngày 25.12.2023, tại tổ dân phố 5, thị trấn Hương Khê, tổ công tác Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công an huyện Hương Khê phát hiện, bắt quả tang đối tượng Dương Thị Phương (SN 1975, trú tại thôn 8, xã Hương Lâm, huyện Hương Khê) đang có hành vi mua bán 1 cá thể gấu chó (nặng 65 kg, thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm).

Từ lời khai của Phương, lực lượng Công an đã tiến hành bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Hiền là đối tượng mua cá thể gấu chó nói trên về nhờ Dương Thị Phương bán cho khách hàng có nhu cầu. Mở rộng điều tra, tổ công tác đã khám xét khẩn cấp nhà ở của Đinh Thị Kiều (SN 1978, trú tại thôn 7, xã Hương Lâm, huyện Hương Khê) phát hiện 1 cá thể rắn hổ chúa (thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm) và 5 cá thể cầy hương, cầy vòi (loài thông thường).

Hiện, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Hà Tĩnh đang tiếp tục điều tra, xử lý các đối tượng theo quy định pháp luật.

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.