Khởi tố 15 bị can lừa đảo xuyên biên giới hoạt động ở Campuchia

Ngày 17.2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 15 bị can trong nhóm tội phạm lừa đảo xuyên quốc gia, có nhân viên đến từ nhiều nước Châu Á.

Nhóm lừa đảo người Việt này hoạt động tại Campuchia, bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, được đánh giá có thủ đoạn hoạt động tinh vi, nhiều chiêu trò mới và tổ chức bài bản.

Các đối tượng bị khởi tố là: Đinh Văn Quân, Vũ Quang Khải, Trần Quốc Duy (SN 2001), Lưu Hoàng Nam (SN 2004), Trần Văn Thuận (SN 1997), Lê Văn Chiến (SN 1998), Lê Thị Linh (SN 2000), Triệu Hoài Thu (SN2004), đều trú tại tỉnh Thanh Hóa; Vũ Văn Khiêm (SN 1986), Nguyễn Văn Vương (SN 2002), Trần Thị Vui (SN 1991), Đào Quỳnh Trang (SN 2008), đều trú tại tỉnh Bắc Giang. Quá trình mở rộng điều tra đã xác định thêm đối tượng liên quan, gồm: Đinh Văn Sang (SN 2000), Đào Văn Thủ (SN 1984) và Hoàng Thị Việt Anh (SN 1982), đều trú tại tỉnh Bắc Giang.

1.jpg
Các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới đang được tạm giam để điều tra, làm rõ

Cụ thể, tổ chức tội phạm do đối tượng người Trung Quốc cầm đầu, hoạt động tại khu PoiPet (Campuchia) và thuê người Việt Nam làm việc. Tổ chức tội phạm này hoạt động chặt chẽ, phân công các công việc: gọi điện thoại làm quen lôi kéo, nhắn tin tương tác, đưa ra lý do để bị hại nộp thêm tiền, đóng vai các tài khoản ảo để tạo lòng tin.

Mảng lừa đảo người Việt Nam được chia làm nhiều bộ phận, với công việc chính là tìm kiếm những nạn nhân người Việt, dựa trên kịch bản được dàn dựng sẵn. Bộ phận gọi điện làm nhiệm vụ gọi cho người Việt có nhu cầu kiếm thêm thu nhập, với công việc là đánh giá 5 sao địa điểm trên Google Map. Những người nhận lời làm việc sẽ được thêm vào nhóm zalo. Bộ phận hướng dẫn của tổ chức tội phạm từ đây sẽ nhắn tin với bị hại người Việt Nam để hướng dẫn công việc, tải, đăng ký tài khoản tải ứng dụng trò chuyện của công ty như Cochat, Dealay…, hướng dẫn khách đăng ký ví nhận tiền tại các trang web của tổ chức này cung cấp. Cũng trong các nhóm zalo này sẽ có các tài khoản ảo, đóng vai người Việt làm nhiệm vụ kiếm thêm thu nhập, nạp tiền để tạo tin tưởng cho bị hại. Các đối tượng thường trả cho bị hại một khoản lợi nhuận nhỏ, cho đến khi bị hại người Việt tin tưởng thì điều hướng để bị hại phải nộp tiền thêm mới rút được tiền, rồi chiếm đoạt số tiền lớn.

2.jpg
Đối tượng Đinh Văn Quân (bên phải) làm việc tại cơ quan điều tra
3.jpg
Tang vật thu giữ được từ chuyên án lừa đảo xuyên biên giới

Trong đó, Đinh Văn Quân qua Campuchia làm việc tại khu Poipet. Đến tháng 6.2024, Quân được bố trí ở tổ sale, làm nhiệm vụ thực hiện hành vi lừa đảo (được gọi là “giết khách”). Trong quá trình làm việc, Quân cho biết lừa được khoảng 1,5 tỷ đồng của các nạn nhân và nhận được 150 triệu đồng.

Còn Vũ Quang Khải làm việc từ tháng 4.2024, có nhiệm vụ trao đổi, liên lạc, báo cáo kết quả công việc với tổ trưởng và các bộ phận liên quan. Trong thời gian làm việc, Khải đã trực tiếp thông qua hệ thống lừa được nhiều bị hại tại Việt Nam với tổng số tiền 1,2 tỷ đồng, Khải nhận được khoảng 160 triệu đồng.

Từ lời khai của các đối tượng cho biết, tòa nhà ở khu PoiPet (Campuchia) do người Trung Quốc quản lý có nhiều tầng, là khu vực làm việc của nhân viên các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam… Những quản lý người Trung Quốc tuyển và sử dụng nhân viên biết tiếng của nước nào thì trực tiếp lừa đảo các bị hại chính nước đó.

Tin tức pháp luật

Bị xử phạt vi phạm hành chính vì sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: sẽ gửi thông báo tới cơ quan, tổ chức?
Tin tức pháp luật

Bị xử phạt vi phạm hành chính vì sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: sẽ gửi thông báo tới cơ quan, tổ chức?

Xin hỏi, có phải thời gian tới nếu bị xử phạt vi phạm hành chính vì sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng sẽ bị gửi thông báo xử phạt tới cơ quan, tổ chức người vi phạm làm việc, học tập đúng không? – Câu hỏi của bạn Hiếu Lê (Phú Thọ).

Bổ sung quy định về nguồn vốn hợp pháp khác cho việc lập, công bố, điều chỉnh quy hoạch
Tin tức pháp luật

Bổ sung quy định về nguồn vốn hợp pháp khác cho việc lập, công bố, điều chỉnh quy hoạch

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 22/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 7.5.2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12.8.2023.

Công ty CP Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng bị xử phạt và khắc phục hậu quả hơn 875 triệu đồng
Tin tức pháp luật

Công ty CP Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng bị xử phạt và khắc phục hậu quả hơn 875 triệu đồng

Tự ý sử dụng hơn 32ha khu vực biển để làm tuyến luồng nhánh, vùng quay tàu, khu nước đậu tàu khi không có quyết định giao khu vực biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Công ty CP Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng bị xử phạt số tiền 260 triệu đồng, và buộc nộp số tiền thu lợi bất hợp pháp hơn 615 triệu đồng.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật
Xã hội

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật

Chiều nay, 10.2, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân đã tổ chức Talkshow:  Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật – nhìn từ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn thực hiện thuế thu nhập cá nhân trên ứng dụng eTax Mobile. Ảnh minh họa.
Tin tức pháp luật

Nghiên cứu điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Theo đó, một trong những mục tiêu cụ thể khi xây dựng dự án luật này là nghiên cứu điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế, người phụ thuộc, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến một số khoản đặc thù cho phù hợp với bối cảnh mới.

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Phú Thọ tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức về trợ giúp pháp lý cho trẻ em và người chưa thành niên năm 2024
Tin tức pháp luật

Phát huy vai trò "cầu nối" pháp luật

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về tư vấn và trợ giúp pháp lý ngày càng trở nên thiết yếu, đặc biệt là đối với người nghèo, người yếu thế và các đối tượng chính sách. Trong đó, việc nâng cao chất lượng trợ giúp viên pháp lý và truyền thông về trợ giúp pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là "cầu nối" pháp luật nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.