Khơi thông nguồn lực đất đai cho phát triển nông nghiệp xanh

Theo TS. Nguyễn Hữu Dũng, giảng viên ngành Kinh tế tài nguyên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trở ngại lớn nhất nông dân đang phải đối mặt trong xây dựng nền nông nghiệp xanh là tìm kiếm đất đai phù hợp cho các hoạt động canh tác có quy mô thích hợp với canh tác bền vững.

Khó tìm kiếm đất đai phù hợp

- Nông nghiệp xanh là điều ngành nông nghiệp nước ta đang hướng đến. Theo ông, đâu là khó khăn lớn nhất trong hành trình này?

m1.jpg
TS. Nguyễn Hữu Dũng

- Nông nghiệp nước ta đang ở bước ngoặt mà một số động lực tăng trưởng truyền thống đang dần suy yếu như tài nguyên, đất đai, trong khi các động lực mới như khoa học công nghệ chưa được hình thành đầy đủ. Việt Nam đang rất khan hiếm các nguồn lực để phát triển nông nghiệp xanh. Nhận diện những “điểm nghẽn” trong quá trình phát triển nền nông nghiệp Việt Nam tiến tới nông nghiệp xanh là rất cần thiết để khắc phục những khó khăn, tồn tại, hướng đến phát triển nông nghiệp xanh bền vững.

Tôi cho rằng, trở ngại lớn mà nông dân đang phải đối mặt là việc tìm kiếm đất đai phù hợp cho các hoạt động canh tác có quy mô thích hợp với canh tác bền vững. Sự tiến triển không ngừng của đô thị hóa đã dẫn đến việc bán đất hoặc chuyển đổi đất nông nghiệp màu mỡ cho các dự án xây dựng và bất động sản làm cho nông dân ngày càng khó có đất với diện tích lớn với độ phì nhiêu phù hợp.

- Vậy để khơi thông nguồn lực đất đai cho phát triển nông nghiệp xanh, chúng ta cần làm gì, thưa ông?

- Nông nghiệp xanh đòi hỏi quy mô sản xuất lớn và quản lý tập trung để dễ dàng áp dụng công nghệ và giảm thiểu tác động môi trường. Do đó, Chính phủ cần rà soát và điều chỉnh các chính sách về sử dụng đất nông nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng mô hình nông nghiệp xanh. Chính phủ cần thúc đẩy tích tụ và tập trung ruộng đất; tạo thuận lợi cho các cá nhân, đặc biệt là nông dân và doanh nghiệp, tiếp cận đất nông nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia vào sản xuất quy mô lớn, bền vững.

san-xuat-nong-nghiep-huu-co-la-gi-2-3592.jpg
Nông nghiệp xanh là mô hình phát triển nông nghiệp chủ đạo trong tương lai. Nguồn: ITN

Điều này có thể đạt được thông qua các thỏa thuận cho thuê hoặc đăng ký tại cấp chính quyền địa phương, cho phép những cá nhân quan tâm mua được hoặc thuê đất diện tích lớn để sử dụng cho mục đích nông nghiệp và cho phép quyền tự chủ cho thuê của các chính quyền địa phương. Sáng kiến này có thể được cấu trúc dưới dạng các khu nông nghiệp cộng đồng, bảo đảm dễ dàng tiếp cận đất nông nghiệp và giá cả phải chăng thông qua các mô hình đăng ký và đấu thầu.

Tạo động lực cho nông dân tham gia nông nghiệp bền vững

- Nông nghiệp xanh tập trung vào việc thúc đẩy các phương pháp không chỉ tăng năng suất cây trồng mà còn bảo vệ khả năng phục hồi của hệ sinh thái nông nghiệp. Tuy nhiên, khuyến khích nông dân áp dụng các phương pháp bền vững là rất khó khăn. Theo ông, Chính phủ nên có những biện pháp khuyến khích nào?

- Hiện nay, Chính phủ có nhiều chính sách cho năng suất nông nghiệp, nhưng còn ít chính sách thúc đẩy, khuyến khích và động viên nông dân thực hành nông nghiệp xanh, bền vững. Sự thiếu vắng của những chính sách như vậy cản trở việc phổ biến thực hành bảo vệ môi trường, đảm bảo công bằng xã hội.

Để thúc đẩy việc áp dụng các phương pháp nông nghiệp bền vững, Chính phủ nên xây dựng các chính sách chuyên biệt nhằm khuyến khích và tạo động lực cho nông dân tham gia vào nông nghiệp bền vững. Đồng thời, để khuyến khích việc áp dụng nông nghiệp bền vững, Chính phủ có thể xem xét việc cung cấp các ưu đãi tài chính dưới dạng trợ cấp và hỗ trợ cho các công ty nông nghiệp cam kết hoặc tích cực tham gia vào các thực hành nông nghiệp bền vững. Đặc biệt, cần khuyến khích các hệ thống nông nghiệp giảm thiểu việc sử dụng hóa chất quá mức và thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ.

nn-4.jpg
Nhiều nhà vườn sử dụng phân bón hữu cơ, giảm sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu, áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước. Nguồn: dangcongsan.vn

Chính phủ cũng nên hỗ trợ mạnh mẽ cho các nỗ lực nghiên cứu nhằm xác thực các công nghệ có lợi cho nông dân, điều này là rất cần thiết và nên được ủng hộ và khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa. Và điều quan trọng không kém là thúc đẩy các thử nghiệm, chứng minh lợi ích của các phương pháp nông nghiệp bền vững một cách trực tiếp với người dân để tuyên truyền và thuyết phục họ từ bỏ lối canh tác cũ. Nên thúc đẩy ý chí chính trị để nâng cao tài trợ cho nghiên cứu nông nghiệp và phổ biến các thực hành nông nghiệp xanh thông qua các dịch vụ khuyến nông đã có kinh nghiệm và hoạt động hiệu quả tại địa phương, bất kể dịch vụ đó thuộc khối tư nhân hay nhà nước.

- Đâu là giải pháp để thực hiện điều này một cách có hệ thống, thưa ông?

- Theo tôi, nên cho phép nông dân đăng ký tham gia nông nghiệp hữu cơ. Ở cấp độ nhà nước, việc thiết lập một cơ sở dữ liệu toàn diện bao gồm các nông dân tham gia vào nông nghiệp hữu cơ hoặc bền vững là rất cần thiết.

Việc đăng ký của các nông dân quan tâm trên một nền tảng, ví dụ như sổ đăng ký nông dân, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch của Chính phủ, các quy trình kiểm toán để đảm bảo sự tuân thủ các thực hành nông nghiệp xanh, bền vững.

Điều này, đến lượt nó, sẽ đóng vai trò như một chất xúc tác cho việc áp dụng rộng rãi các kỹ thuật nông nghiệp bền vững. Sáng kiến này sẽ đảm bảo rằng các thông tin độc đáo của nông dân có sẵn trên các cơ sở dữ liệu điện tử của Chính phủ để giám sát và đánh giá hiệu quả.

Ngoài ra, các chính sách tốt thường bao gồm sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong thực hành nông nghiệp bền vững. Nên thông qua các nhóm vận động, ví dụ thành lập các nhóm, câu lạc bộ, hợp tác xã tại địa phương, để thúc đẩy sử dụng nông nghiệp hữu cơ, thực hành các phương pháp giúp bảo tồn đất và nước, phát triển các phương pháp sản xuất nông nghiệp bền vững. Chúng ta cần tiếp tục khuyến khích nông dân thành lập các nhóm, câu lạc bộ và hợp tác xã để cùng nhau thực hành nông nghiệp xanh. Chỉ thông qua sự hợp tác, các mô hình nông nghiệp xanh mới có thể được mở rộng.

- Xin cảm ơn ông!

Kinh tế

BIDV tiên phong kết nối Mạng đấu thầu quốc gia - Bảo lãnh dự thầu điện tử
Doanh nghiệp

BIDV tiên phong kết nối Mạng đấu thầu quốc gia - Bảo lãnh dự thầu điện tử

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa trở thành Ngân hàng đầu tiên kết nối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để triển khai dịch vụ bảo lãnh dự thầu điện tử. Kết nối bắt đầu triển khai từ ngày 05.12.2024, đánh dấu bước tiến mới trong quá trình chuyển đổi số của ngân hàng; góp phần tích cực trong việc cải cách thủ tục hành chính công, thúc đẩy nền kinh tế số theo định hướng của Chính phủ.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Xây dựng tập đoàn tài chính phát triển bền vững

Ở nước ta, các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tập đoàn tài chính quy mô lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Mặc dù các quy định về giới hạn sở hữu và tín dụng đã được siết chặt trong Luật Các tổ chức tín dụng 2024 song vấn đề then chốt vẫn nằm ở khâu giám sát và thực thi luật.

LPBank là nhà tài trợ kim cương cho cuộc thi quốc tế “Dữ liệu với cuộc sống – Data for Life 2024”.
Doanh nghiệp

LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024

Sau 5 tháng diễn ra với sự đồng hành của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) trên cương vị là nhà tài trợ kim cương, cuộc thi quốc tế “Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ khi đưa ra các sản phẩm và giải pháp công nghệ số xuất sắc, ứng dụng vào thực tiễn phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Bài 1: Vốn đã sẵn sàng
Kinh tế

Bài 1: Vốn đã sẵn sàng

Với tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua luôn ở mức trên 60% - 70% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, Agribank đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đối với đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Agribank đã dành nhiều chính sách ưu đãi về nguồn vốn, lãi suất, thủ tục... sẵn sàng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong khu vực phát triển nhanh, bền vững.

Các dịch vụ fintech ngày càng phổ biến trong đời sống của người dân.
Kinh tế

Rào cản pháp lý khiến doanh nghiệp Fintech Việt “chậm chân”

Tài chính toàn diện đóng vai trò không thể tranh cãi trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Một số quốc gia nỗ lực hướng tới tài chính toàn diện bằng cách phát triển mạnh mẽ các mô hình tài chính số (Fintech). Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trong phát triển dịch vụ tài chính số nhưng lại “chậm chân” hơn do khung pháp lý khá thận trọng với doanh nghiệp Fintech.

Xanh hóa là xu hướng không thể đảo ngược
Thị trường

Xuất khẩu xanh - xu hướng tất yếu của thương mại toàn cầu

Chính sách nhập khẩu của nhiều nước không chỉ tập trung vào mục tiêu giảm phát thải mà còn đặt ra tiêu chuẩn khắt khe hơn về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường. Bởi vậy, chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu đáp ứng được tiêu chuẩn bền vững của nước nhập khẩu là vấn đề "sống còn" với nền kinh tế Việt Nam.

Nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt phát triển công nghiệp hỗ trợ
Kinh tế

Nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương là một trong những địa phương phát triển mạnh về công nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Để tự chủ nguồn nguyên liệu, Bình Dương đã và đang xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành, thu hút nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh luôn quan tâm và chú trọng đưa ra cơ chế hợp lý, chú trọng dồn nguồn lực tập trung cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng.

Nguồn cung khan hiếm khiến các dự án bất động sản hạng sang tại Trung tâm Thủ Thiêm trở nên đắt giá
Bất động sản

Nguồn cung khan hiếm khiến các dự án bất động sản hạng sang tại Trung tâm Thủ Thiêm trở nên đắt giá

Trong bối cảnh Thủ Thiêm được định hình là trung tâm tài chính và thương mại của thành phố, sự khan hiếm nguồn cung đất đẹp cùng với các dự án hạng sang được quy hoạch bài bản đã khiến giá trị bất động sản tại khu vực này có xu hướng tăng qua các năm, điển hình là dự án The Metropole Thủ Thiêm với mức tăng giá vượt kỳ vọng trong 2 năm qua.

Tạo động lực cho sản xuất theo hướng bền vững, tuần hoàn
Kinh tế

Tạo động lực cho sản xuất theo hướng bền vững, tuần hoàn

Thời gian qua, với sự quyết tâm, nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp, hoạt động khuyến công khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Từ đó, góp phần khuyến khích cơ sở công nghiệp nông thôn tích cực đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tạo động lực cho sản xuất theo hướng bền vững, tuần hoàn.

Gắn chặt hỗ trợ sản xuất với xúc tiến thương mại
Kinh tế

Gắn chặt hỗ trợ sản xuất với xúc tiến thương mại

Thời gian qua, hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã góp phần khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm. Định hướng thời gian tới sẽ lồng ghép nguồn vốn khuyến công và xúc tiến thương mại để kết nối thị trường tiêu thụ, đặc biệt là quan tâm đến các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí khuyến công
Kinh tế

Quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí khuyến công

Nhằm phát huy hiệu quả của hoạt động khuyến công trong thời gian tới, các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên mong muốn Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương tiếp tục quan tâm, gỡ khó về nguồn lực, chính sách, cơ sở hạ tầng; đặc biệt là nguồn kinh phí thực hiện hoạt động khuyến công.