Tổng thống lâm thời Syria

Khởi sự tái thiết đất nước

Sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ, Syria cuối cùng cũng tìm ra nhà lãnh đạo mới; ông Ahmad al-Sharaa được bổ nhiệm làm Tổng thống lâm thời của Syria trong giai đoạn chuyển tiếp và tất cả các phe nhóm quân sự ở nước này đều sẽ bị giải thể. Tổng thống mới được chỉ định sẽ làm gì để định hình lại tương lai của Syria khi đất nước này đã trải qua thời gian dài chiến tranh khốc liệt?

Chân dung vị lãnh đạo mới

Ông Ahmad al-Sharaa sinh năm 1982 tại Riyadh, Ảrập Xêút; gia đình ông trở về Syria vào cuối những năm 1980. Năm 2003, ông al-Sharaa rời Syria để gia nhập al-Qaeda tại Iraq, tham gia cuộc chiến chống lại sự chiếm đóng của Mỹ. Trong thời gian này, ông hoạt động dưới quyền của Abu Musab al-Zarqawi, lãnh đạo al-Qaeda tại Iraq.

Vào năm 2006, ông al-Sharaa bị lực lượng Mỹ bắt giữ và giam cầm cho đến năm 2011. Sau khi được trả tự do, ông trở về Syria đúng vào thời điểm cuộc nổi dậy “Mùa xuân Ảrập” chống chính quyền Bashar al-Assad bùng nổ. Vào tháng 1.2012, ông Al-Sharaa thành lập Mặt trận al-Nusra và hoạt động như một nhánh của al-Qaeda tại Syria, với mục tiêu lật đổ chính quyền Assad và thiết lập một nhà nước Hồi giáo.

Đến năm 2016, al-Sharaa tách khỏi al-Qaeda và thành lập Hay'at Tahrir al-Sham (HTS) - một liên minh các nhóm Hồi giáo. Liên minh HTS được đánh giá phát triển nhanh chóng với hình ảnh ôn hòa hơn thu hút sự ủng hộ rộng rãi trong nước và quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của ông, HTS đã trở thành một trong những lực lượng đối lập mạnh nhất tại Syria.

u1.jpg
Tổng thống lâm thời Syria Ahmad al-Sharaa. Ảnh: Reuters

Vào cuối tháng 11.2024, HTS dưới sự chỉ huy của al-Sharaa đã phát động một cuộc tấn công quy mô lớn chống lại các lực lượng Chính phủ Syria. Đến ngày 8.12.2024, HTS kiểm soát thủ đô Damascus, buộc Tổng thống Bashar al-Assad phải từ chức và rời khỏi đất nước. Sau sự sụp đổ của chính phủ ông Assad, ông trở thành nhà lãnh đạo trên thực tế của Syria.

Trong quá trình giành quyền kiểm soát tại Syria, ông Ahmad al-Sharaa và nhóm HTS đã nhận được sự ủng hộ từ nhiều nguồn khác nhau. Ngày 29.1.2025, ông Ahmad al-Sharaa đã chính thức được bổ nhiệm làm Tổng thống lâm thời của Syria trong giai đoạn chuyển tiếp.

Lộ trình chuyển đổi

Phát biểu trước người dân cả nước sau khi trở thành Tổng thống lâm thời của Syria, ông al-Sharaa đã vạch ra lộ trình cho quá trình chuyển đổi, cam kết thiết lập khuôn khổ lập pháp và đối thoại quốc gia về tương lai chính trị của đất nước. Quá trình này bao gồm cả việc giải tán các nhóm vũ trang từng tham gia chống lại chính quyền al-Assad và hợp nhất dưới một Bộ Quốc phòng thống nhất, nhằm xây dựng một quân đội quốc gia mới, thống nhất bảo đảm cho một nhà nước dân chủ bền vững.

Ông Al-Sharaa cho biết, chính quyền của ông sẽ nỗ lực thành lập “một chính phủ chuyển tiếp toàn diện đại diện cho sự đa dạng của Syria, bao gồm cả nam giới, phụ nữ và thanh niên, để xây dựng lại các thể chế của đất nước cho đến khi các cuộc bầu cử tự do và công bằng có thể diễn ra”. Cụ thể, ông al-Sharaa tuyên bố sẽ thành lập một ủy ban trù bị có nhiệm vụ lựa chọn hội đồng lập pháp tạm thời, sau khi Quốc hội trước đó bị giải tán. Ngoài ra, ông cũng tiết lộ kế hoạch tổ chức hội nghị đối thoại quốc gia, nơi sẽ đóng vai trò là nền tảng trực tiếp cho các cuộc thảo luận và tham vấn để lắng nghe các quan điểm đa dạng giữa mọi thành phần xã hội Syria, nhằm bàn thảo về chương trình chính trị của đất nước.

Sau khi hoàn thành các bước ban đầu, Tổng thống lâm thời Syria cam kết sẽ ban hành tuyên bố hiến pháp. Đây là những sáng kiến chính trị lớn đầu tiên của chính quyền của ông kể từ khi nắm quyền, báo hiệu bước đi hướng tới thể chế hóa quá trình chuyển tiếp sau sự sụp đổ của chính phủ trước đó.

Về kinh tế, Syria đang đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng với GDP giảm hơn 60% kể từ năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 50%. Để có thể cải thiện được tình trạng này, ông al-Sharaa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khôi phục kinh tế thông qua thu hút đầu tư nước ngoài và tái thiết kết cấu hạ tầng; đồng thời đề xuất cải cách hệ thống tài chính và giảm bớt các rào cản hành chính để thúc đẩy doanh nghiệp trong nước. Bộ trưởng Tài chính của Chính phủ Syria Mohammad Abazeed cho biết, chính phủ đang đặt mục tiêu đơn giản hóa hệ thống thuế bằng cách ân xá các hình phạt, để xóa bỏ các trở ngại và khuyến khích các nhà đầu tư quay trở lại Syria

Việc lật đổ chính quyền al-Assad đã tạo điều kiện cho al-Sharaa thiết lập một chính quyền mới với sự ủng hộ từ các phe phái nổi dậy. Tuy nhiên, bất chấp những mục tiêu mới và nỗ lực phục hồi kinh tế dự kiến, Tổng thống lâm thời al-Sharaa nhận thức rằng việc tái thiết đất nước sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Ông sẽ phải đối mặt với thách thức về việc hợp nhất chính các phe phái này, giải quyết xung đột nội bộ và tái thiết đất nước sau hơn một thập kỷ chiến tranh. Bởi bản thân ông al-Sharaa cùng nhóm HTS cũng xuất thân từ các nhóm vũ trang tôn giáo không có nhiều kinh nghiệm quản trị đất nước.

Các chuyên gia nhận định, để có thể khôi phục được nền kinh tế đang khủng hoảng như hiện nay và xây dựng được các thể chế nhà nước, đòi hỏi sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, trong khi đó Syria vẫn đang chịu các lệnh trừng phạt kinh tế nặng nề. Việc thực hiện được các cam kết đoàn kết các phe phái và xây dựng lại đất nước sẽ phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo của ông và sự hợp tác từ các bên liên quan.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên

Sau khi lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Bashar al-Assad vào cuối năm ngoái, ông al-Sharaa đã tiến hành các cuộc gặp gỡ với các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, đánh dấu sự tiếp xúc ngoại giao đầu tiên sau khi chính quyền Assad bị lật đổ. Thêm vào đó, vào ngày 3.1.2025, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock và Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot đã đến Damascus, để thảo luận với ông al-Sharaa về một khởi đầu chính trị mới giữa châu Âu và Syria.

Trong một động thái mang tính bước ngoặt báo hiệu một chương mới trong ngoại giao Trung Đông, Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa đã bắt đầu chuyến thăm nước ngoài đầu tiên tới Ảrập Xêút hôm 2.2. Chuyến thăm này nhấn mạnh sự thay đổi đáng kể trong các liên minh khu vực và làm nổi bật mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Damascus và Riyadh. Đây là bước tiến lớn trong nỗ lực tái hòa nhập vào thế giới Ảrập của Syria, cũng như chứng minh thiện chí của Ảrập Xêút trong việc hỗ trợ ban lãnh đạo mới của Syria.

Khi đến Riyadh, hai nhà lãnh đạo đã tham gia vào các cuộc thảo luận toàn diện tập trung vào việc tăng cường hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực, bao gồm viện trợ nhân đạo, phát triển kinh tế, năng lượng, công nghệ, giáo dục và y tế; đồng thời thảo luận các chiến lược nhằm tăng cường an ninh và ổn định khu vực, một mối quan tâm chính của cả hai quốc gia khi xét đến những thay đổi địa chính trị đang diễn ra trong khu vực. Cuộc gặp này đóng vai trò là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy Syria đang chuyển sang một hướng đi mới, ưu tiên phục hồi kinh tế và hội nhập khu vực hơn là các liên minh trước đây đã cô lập đất nước.

Những cuộc gặp gỡ này cho thấy ông al-Sharaa và HTS đã nhận được sự ủng hộ và công nhận từ các quốc gia quan trọng trong quá trình thiết lập quyền lực tại Syria.

Ngoài ra, ông al-Sharaa cũng bày tỏ mong muốn xây dựng một nhà nước thế tục, dân sự và phi tập trung tại Syria sau khi lật đổ chế độ Tổng thống Assad, cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối xử bình đẳng cho tất cả công dân, bất kể tôn giáo hay sắc tộc. Những quan điểm này có thể nhận được sự ủng hộ từ các quốc gia phương Tây nếu được thực hiện một cách minh bạch và nhất quán. Tuy nhiên, để làm được điều này, ông al-Sharaa phải giải quyết các mối quan ngại về nhân quyền, bảo đảm an ninh và ổn định trong nước, cũng như thiết lập các thể chế dân chủ. Trong bối cảnh khó khăn kinh tế cũng như tình hình chính trị phức tạp của khu vực sẽ khiến Tổng thống lâm thời al-Sharaa phải thể hiện một cách khéo léo và hài hòa với nhiều bên cùng lúc.

Quốc tế

Cúm mùa bùng phát tại Nhật Bản
Thế giới 24h

Cúm mùa bùng phát tại Nhật Bản

Nhật Bản đang phải vật lộn với một trong những đợt bùng phát cúm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, với số ca nhiễm đạt mức cao kỷ lục kể từ khi có dữ liệu so sánh vào năm 1999. Đợt bùng phát này đang gây ra sự gián đoạn đáng kể cho các trường học, bệnh viện trên toàn quốc và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của nước này.

Cách công dân tham gia xây dựng pháp luật
Nghị viện thế giới

Cách công dân tham gia xây dựng pháp luật

Trên cơ sở những vấn đề được kiến nghị trong đơn dân nguyện, Ủy ban Dân nguyện có quyền đệ trình yêu cầu về sáng kiến ​​lập pháp kèm theo dự thảo luật có liên quan lên Chủ tịch Thượng viện. Cơ quan này đã và đang tích cực thực hiện quyền đệ trình các sáng kiến lập pháp như một con đường để công dân tham gia xây dựng chính sách, pháp luật.

Chỉ dấu về sự hài lòng của người dân
Nghị viện thế giới

Chỉ dấu về sự hài lòng của người dân

Từ “dân nguyện” (petitions) bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là thỉnh cầu, đề nghị hoặc đòi hỏi. Dân nguyện trong hoạt động nhà nước là kiến nghị của công dân gửi tới một cơ quan công quyền (hành pháp hoặc lập pháp) thường bằng văn bản nhằm đề nghị xem xét lại chính sách trong một dự án luật hoặc một chính sách nào đó chuẩn bị đưa ra nghị viện xem xét. Qua đơn dân nguyện, cơ quan công quyền biết được mức độ hài lòng và đồng tình của người dân đối với luật pháp và chính sách công, để từ đó đưa ra những giải pháp tốt hơn nhằm tăng sự đồng thuận của nhân dân đối với chính quyền.

Những luật lệ độc đáo, thú vị
Thế giới 24h

Những luật lệ độc đáo, thú vị

Trên thế giới có không ít những luật lệ, quy định có thể khiến ta không khỏi bật cười vì tính chất kỳ lạ, vui nhộn của chúng. Những chính sách này không chỉ làm cho cuộc sống thêm phần thú vị, mà còn phản ánh nét đặc trưng văn hóa và xã hội của từng quốc gia, đồng thời cho thấy các Chính phủ quan tâm để điều chỉnh cả những vấn đề dân sinh nhỏ nhất.

Thụy Sĩ ban hành quy định yêu cầu nguồn gốc của các loại bánh
Thế giới 24h

Thụy Sĩ ban hành quy định yêu cầu nguồn gốc của các loại bánh

Bạn có bao giờ tự hỏi bánh mì và các mặt hàng bánh nướng khác mà bạn mua ở Thụy Sĩ đến từ đâu chưa? Kể từ đầu tháng 2, người tiêu dùng không còn phải đoán nữa. Thụy Sĩ đã ban hành sắc lệnh liên bang mới yêu cầu tất cả các loại bánh nướng được bán trong nước phải ghi rõ nguồn gốc, cho dù được mua tại cửa hàng hay được phục vụ tại nhà hàng.

Mỹ quyết tâm tinh gọn bộ máy hành chính: đột phá và thách thức
Quốc tế

Mỹ quyết tâm tinh gọn bộ máy hành chính: đột phá và thách thức

Hơn 20.000 nhân viên liên bang đã chấp nhận lời đề nghị nghỉ việc có lương của chính quyền Tổng thống Donald Trump, và con số này vẫn tiếp tục tăng lên khi thời hạn chót sắp đến. Đề nghị này được chính quyền đương nhiệm mô tả là "cơ hội hiếm có" để tái cơ cấu bộ máy Chính phủ, song các công đoàn và đảng Dân chủ vẫn tỏ ra băn khoăn về khả năng thực hiện hóa kế hoạch có tác động lớn đến cuộc sống của nhiều người này.

Tổng thống Mỹ muốn tiếp quản Gaza: Phản ứng từ đồng minh lẫn đối thủ
Thế giới 24h

Tổng thống Mỹ muốn tiếp quản Gaza: Phản ứng từ đồng minh lẫn đối thủ

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất sẽ tái định cư cho những Palestine phải di dời khỏi Gaza ở bên ngoài lãnh thổ và Hoa Kỳ sẽ tiếp quản Gaza cũng như phụ trách tái thiết khu vực này. Đề xuất được đánh giá là phi lý của Trump có nguy cơ làm xáo trộn giai đoạn đàm phán tiếp theo giữa Israel và Hamas; đồng thời đang nhận về cơn mưa chỉ trích từ cả đồng minh và đối thủ của Mỹ.

Thượng viện Mỹ xác nhận nhiều đề cử Nội các
Thế giới 24h

Thượng viện Mỹ xác nhận nhiều đề cử Nội các

Thượng viện Mỹ đã thông qua đề cử một loạt vị trí Nội các của Tổng thống Donald Trump, trong đó, Pam Bondi sẽ trở thành Bộ trưởng Tư pháp mới của nước này, vào thời điểm Tổng thống Donald Trump đang có những bước đầu trong việc tái cấu trúc bộ máy chính phủ, đặc biệt là tại Bộ Tư pháp. Với quyết định phê chuẩn mới nhất, Thượng viện đã thông qua tổng số 11 trên 22 đề cử Nội các của ông Trump.

Kế hoạch ngân sách mới của Ấn Độ: Mở khóa tiềm năng phát triển
Quốc tế

Kế hoạch ngân sách mới của Ấn Độ: Mở khóa tiềm năng phát triển

Chính phủ của Thủ tướng Ấn Ðộ Narendra Modi vừa công bố kế hoạch ngân sách năm tài chính 2025 - 2026 và dự kiến triển khai từ ngày 1.4; kế hoạch bao gồm một loạt các cải cách quan trọng, đặt mục tiêu tăng trưởng toàn diện và “mở khóa” tiềm năng phát triển của nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới trong giai đoạn tới; đồng thời ưu tiên dành nguồn lực nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Thái Lan thành lập trung tâm đối phó tội phạm có tổ chức
Thế giới 24h

Thái Lan thành lập trung tâm đối phó tội phạm có tổ chức

Nhằm tăng cường an ninh quốc gia và bảo đảm an toàn cho người dân, Thái Lan đã chính thức thành lập một trung tâm chuyên trách để đối phó với tội phạm có tổ chức, các nhân vật xã hội đen có thế lực và các mạng lưới tội phạm lớn. Sáng kiến này, do Tổng cục trưởng Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, Đại tướng Kitrat Phanphet, dẫn đầu, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực của quốc gia này nhằm triệt phá các băng nhóm tội phạm có tổ chức, vốn đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng trong thời gian dài.