Tiền Giang:

Khởi công khai thác mỏ cát trên sông Tiền phục vụ Dự án Vành đai 3 – TP. Hồ Chí Minh

Chiều ngày 9.10, UBND tỉnh Tiền Giang và Công ty Cổ phần Hoàng Hải tổ chức lễ khởi công khai thác mỏ cát trên sông Tiền phục vụ Dự án Vành đai 3 – TP. Hồ Chí Minh. Đây là mỏ cát trên sông đầu tiên được UBND tỉnh Tiền Giang cấp phép khai thác lại sau 12 năm tạm ngưng cấp phép khai thác cát sông.

h5-1747.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Trọng (bìa phải) phát biểu tại lễ khởi công khai thác mỏ cát Hòa Hưng 5

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang cho biết, mỏ cát Hòa Hưng 5 (xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè) nằm trên sông Tiền có diện tích hơn 13,5ha với trữ lượng thăm dò khoảng 1,1 triệu m3. Mỏ cát cách bờ 200m, cách cầu Mỹ Thuận 1 hơn 2,5km, khu vực mỏ cát được cấp phép được ngành chức năng cắm mốc, thả phao vàng để xác định vị trí.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiến hành các thủ tục khai thác cát sông, nhằm tháo gỡ khó khăn nguồn cát san lắp cho Dự án Vành đai 3 – TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo tỉnh Tiền Giang chỉ đạo ngành chức năng khẩn trương phối hợp với Bộ ngành Trung ương, Công ty Cổ phẩn Hoàng Hải thực hiện các thủ tục cấp phép khai thác mỏ cát sông.

h3-1724.jpg
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Hải Trần Văn Bền phát biểu tại lễ khởi công

Sau hơn 2 tháng các sở, ngành tỉnh Tiền Giang khẩn trương vào cuộc, đến ngày 25.9.2024, UBND tỉnh Tiền Giang cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 194/GP-UBND cho Công ty Cổ phần Hoàng Hải với trữ lượng được phép khai thác hơn 1.1 triệu m3. Công suất được phép khai thác 400.000 m3/năm, thời hạn khai thác là 4 năm 2 tháng.

Phát biểu tại lễ khởi công, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Hải Trần Văn Bền, chia sẻ: “Từ sự quan tâm hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Tiền Giang, hôm nay, Công ty cổ phần Hoàng Hải được phép khai thác mỏ cát Hòa Hưng 5, phục vụ dự án quan trọng Vành đai 3 – TP. Hồ Chí Minh. Sau lễ khởi công này, doanh nghiệp sẽ huy động nhân lực, phương tiện, tiến hành khai thác mỏ cát. Doanh nghiệp sẽ tiến hành cắm các cọc dọc theo vị trí mỏ cát để bảo đảm việc khai thác đúng qui định, tránh ảnh hưởng môi trường, tác động đến lòng bờ, bãi sông; bảo đảm an toàn trong quá trình khai thác cát”.

h6-1876.jpg
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Hải Trần Văn Bền tặng hoa cho các đại biểu tham dự lễ khởi công

Theo ông Bền, khi khai thác cát, đơn vị dùng 4 xáng cạp kết hợp sà lan; trong đó dùng xáng cạp múc vật liệu ở đáy sông đổ trực tiếp lên sà lan hoặc tàu cập mạng của khách hàng và chở đến công trình, cao độ đáy kết thúc cote-20 mét. Trong quá trình khai thác, định kỳ 3 tháng/lần sẽ đo độ sâu hồi âm đáy sông để có thể điều chỉnh vị trí và độ sâu khai thác phù hợp theo từng thời điểm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Trọng nhấn mạnh, đây là mỏ cát sông được UBND tỉnh cấp phép khai thác sau 12 năm tạm ngưng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt với địa phương, do đó, tôi yêu cầu Công ty cổ phần Hoàng Hải thực hiện đúng và đầy đủ các phương pháp, quy trình kỹ thuật, bảo đảm an toàn kỹ thuật, an toàn công trình mỏ; phải có các biện pháp phòng, chống các sự cố, bảo đảm an toàn lao động và các quy định khác có liên quan về an toàn trong khai thác mỏ. Việc khai thác cát trên tinh thần “đầu xuôi, đuôi lọt”; mỏ cát đầu tiên được cấp phép thành công để tạo tiền đề tốt đẹp cho những mỏ cát còn lại, tiếp tục được cấp phép, phục vụ Dự án quan trọng Vành đai 3 - TP. Hồ Chí Minh.

h11-4398.jpg
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Hải Trần Văn Bền chia sẻ thông tin với các phóng viên
h12-2381.jpg
Ngay sau lễ khởi công, những gầu cát đầu tiên được Công ty cổ phần Hoàng Hải khai thác, phục vụ Dự án Vành đai 3 - TP. Hồ Chí Minh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Trọng, giao nhiệm vụ cho các sở, ngành và chính quyền huyện Cái Bè và lãnh đạo UBND xã Hòa Hưng thực hiện nhiệm vụ giám sát việc khai thác cát của doanh nghiệp. Đồng thời thành lập tổ giám sát nhân dân để việc cấp phép, khai thác cát đúng theo quy định nhà nước.

Vành đai 3 TP.HCM có chiều dài hơn 76km, tổng mức đầu tư 75.378 tỉ đồng, đặt mục tiêu sẽ thông xe phần cao tốc vào năm 2025 và hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2026. Dự án này đi qua TP.HCM 46km, Bình Dương hơn 10km, Đồng Nai 11km và Long An 6,81km.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…