Khoảng trống pháp lý trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Theo ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ xã hội, Văn phòng Quốc hội, hiện nay tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại Việt Nam ngày càng tăng, nhất là ở giới trẻ, học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, vẫn có khoảng trống pháp lý trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Phát biểu tại Toạ đàm “Phòng chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá: Giải pháp chính sách phù hợp”, liên quan đến hậu quả do buôn lậu thuốc lá mới gây ra hiện nay, Phó Vụ trưởng Vụ xã hội Nguyễn Hồng Ngọc cho rằng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại Việt Nam đều là hàng hóa nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ. Việc mua bán được thực hiện chủ yếu thông qua mạng xã hội; một số nơi xuất hiện các điểm bán lẻ công khai hoặc bán trà trộn cùng các sản phẩm khác.

Phó Vụ trưởng Vụ xã hội Nguyễn Hồng Ngọc cho biết đã có một số điều tra, khảo sát cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại Việt Nam ngày càng tăng, nhất là ở giới trẻ, học sinh, sinh viên. Nhiều đối tượng đã lợi dụng thuốc lá điện tử với thành phần là dung dịch lỏng hòa tan ra gây ra những hệ lụy đối với sức khỏe người sử dụng và xã hội. Ông Ngọc cho rằng hiện nay việc quản lý hoạt động quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội còn hạn chế, thiếu quy định phù hợp và chế tài xử phạt đủ sức răn đe.

"Chúng ta vẫn có khoảng trống pháp lý trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng”, ông Ngọc nói

ong-ngoc-6810.jpg
Ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ xã hội, Văn phòng Quốc hội phát biểu tại toạ đàm. Ảnh: T.P

Theo Phó Vụ trưởng Vụ xã hội Nguyễn Hồng Ngọc ngày 4.5.2024, Ủy ban Xã hội đã phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức phiên giải trình “Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng”. Phiên giải trình đã làm rõ những tồn tại, hạn chế và xác định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan qua Kết luận số 2513/KL-UBXH15 ngày 4.5.2024.

Kết luận số 2513/KL-UBXH15 đã chỉ ra một trong những nguyên nhân hạn chế trong quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là quan điểm của các bộ, ngành, địa phương trong quản lý nhà nước về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng chưa thống nhất dẫn đến chậm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, chậm ban hành văn bản pháp luật để quản lý và phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Phó Vụ trưởng Vụ xã hội Nguyễn Hồng Ngọc cũng cho biết, kết luận số 2513 đã kiến nghị: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong năm 2024, chỉ đạo khảo sát, rà soát, đánh giá toàn diện tác hại của thuốc lá nói chung, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nói riêng làm cơ sở để thống nhất quan điểm quản lý nhà nước, chỉ đạo xây dựng và ban hành văn bản pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, có giải pháp đồng bộ đối với công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong phạm vi cả nước.

Bộ Y tế chủ trì phối hợp nghiên cứu, đánh giá tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để công bố thông tin chính thức về tác hại của các sản phẩm này.

Phó Vụ trưởng Vụ xã hội Nguyễn Hồng Ngọc cho biết, ngay sau khi có Kết luận số 2513, ngày 13.5.2024 Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 47/CĐ-TTg tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Công điện yêu cầu Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành giải pháp quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Việc đẩy nhanh tiến độ quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để kịp trình Chính phủ trong cuối năm nay phụ thuộc vào trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này trong tổ chức thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 45.

Trên tinh thần hướng đến mục tiêu chung là bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế cần đánh giá toàn diện thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới góc độ khoa học, xem xét, đánh giá đầy đủ tác hại của sản phẩm so với thuốc lá điếu; cần có cơ sở khoa học để có căn cứ quy định cấm hoặc quản lý như thuốc lá điếu. Nhiều nước có trình độ khoa học, công nghệ cao đang thực hiện các nghiên cứu độc lập để kiểm chứng những công bố về thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử để đưa ra hướng quản lý phù hợp, hiệu quả.

tl-3-7823.jpg
Ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: V.A

Liên quan đến kinh nghiệm quốc tế, ông Lê Đại Hải, cho biết, với thuốc lá điện tử, trên thế giới hiện nay có 27 nước cấm hoàn toàn, 47 quốc gia quản lý bằng hệ thống pháp luật thuốc lá truyền thống (hầu hết rơi vào quốc gia phát triển).

Về thuốc lá làm nóng, 17 quốc gia cấm hoàn toàn, 9 quốc gia quản lý như thuốc lá truyền thống. Qua theo dõi, xu hướng số quốc gia cấm với mặt hàng này tăng lên.

Tại hội thảo, các đại biểu và chuyên gia đều khẳng định hiện nay rất cần có hành lang pháp lý và hệ thống văn bản đồng bộ đối với việc quản lý mặt hàng thuốc lá điện tử.

Sức khỏe

Nghi thức hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng.
Sức khỏe

Vì một Việt Nam khỏe mạnh và bền vững

Ngày 15.10, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng tại TP. Đà Nẵng với chủ đề "Rửa tay với xà phòng - Tại sao lại quan trọng".

Quảng Bình: Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên
Sức khỏe

Quảng Bình: Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên

Với sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) – Bộ Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Trường đại học Y tế Công cộng vừa tổ chức lớp tập huấn “Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên và công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại tỉnh Quảng Bình năm 2024” cho đội ngũ giám sát viên và điều tra viên về thuốc lá.

Có nên tập luyện đi bộ mỗi ngày ?
Sức khỏe

Có nên tập luyện đi bộ mỗi ngày ?

Đi bộ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như duy trì cân nặng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường. Tuy nhiên theo khuyến nghị, mỗi ngày nên hoạt động 30 phút với cường độ vừa phải.

Các bác sĩ tại Bệnh viện Việt - Đức đang thực hiện ca ghép tim - thận.
Sức khỏe

Nâng cao nhận thức về hiến, ghép mô tạng

Trong bối cảnh gia tăng nhu cầu ghép tạng, việc nâng cao nhận thức và cải thiện cơ sở hạ tầng y tế liên quan đến hiến tặng mô, tạng ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Sự kiện "Tuần lễ hiến, ghép mô tạng Việt Nam 2024" vừa diễn ra tại Hà Nội.