Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 3.11, tại Hà Nội, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức gặp mặt ngày truyền thống 45 năm Khoa Pháp luật Kinh tế và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Các đại biểu dự cuộc gặp mặt

Các đại biểu dự cuộc gặp mặt

Các đại biểu dự cuộc gặp mặt

Các đại biểu dự cuộc gặp mặt

Tham dự có: Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh; Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng; Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Đồng Ngọc Ba; Phó Tổng biên tập Báo Đại biểu nhân dân Nguyễn Thị Minh Hằng; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Phan Chí Hiếu; Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội Chu Mạnh Hùng; Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Đoàn Trung Kiên; đại diện một số bộ, ban, ngành và các thế hệ thầy cô giáo, sinh viên Khoa Pháp luật Kinh tế qua các thời kỳ.

Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế Nguyễn Quang Tuyến phát biểu

Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế Nguyễn Quang Tuyến phát biểu

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế Nguyễn Quang Tuyến cho biết, Khoa Pháp luật Kinh tế được thành lập ngày 10.11.1979, là một trong 4 khoa chuyên môn đầu tiên của Trường Đại học Luật Hà Nội. Trong quá trình 45 năm xây dựng và phát triển, Khoa Pháp luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội luôn gắn liền với sự dày công vun đắp, đóng góp tâm lực, trí lực, tuổi trẻ của rất nhiều thế hệ thầy giáo, cô giáo.

Trong những ngày đầu đầy khó khăn, gian khổ và thách thức, thế hệ thầy cô đầu tiên đã gây dựng vun đắp một nền móng vững chắc để Khoa Pháp luật Kinh tế phát triển vững mạnh như ngày nay. Thời gian qua, Khoa Pháp luật Kinh tế luôn đặc biệt chú trọng tới đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao cho đất nước với định hướng chủ đạo là đổi mới nội dung, chương trình dạy học, cập nhật những kiến thức mới mang tính thời sự nhất trong lĩnh vực kinh tế cung cấp cho người học; đổi mới các phương pháp giảng dạy nhằm thích ứng đa dạng với đối tượng người học; nâng cao khả năng ứng dụng và thực hành luật cho người học...

Các đại biểu dự cuộc gặp mặt

Các đại biểu dự cuộc gặp mặt

Đến nay, Khoa Pháp luật kinh tế đã đào tạo được hàng chục nghìn lượt sinh viên, học viên ở các trình độ, các hệ đào tạo, góp phần xây dựng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ pháp luật, tư pháp, bổ trợ tư pháp cho đất nước. Nhiều cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên của Khoa đã và đang giữ trọng trách trong các cơ quan, bộ máy Nhà nước ở Trung ương và địa phương; đang là các nhà giáo, nhà nghiên cứu, các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên…

Ra đi để trở về và với khát vọng vươn lên là giá trị truyền thống của các thế hệ người dạy – người học Khoa Pháp luật Kinh tế. Nhấn mạnh điều này, Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế Nguyễn Quang Tuyến nêu rõ, thời gian tới, Khoa Pháp luật Kinh tế sẽ tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nỗ lực đổi mới, sáng tạo không ngừng để thiết kế chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra đánh giá; tiếp tục rà soát cập nhật đổi mới chương trình đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội.

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh nêu rõ, Khoa Pháp luật Kinh tế đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ là sự ghi nhận của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, là minh chứng cho thành tích, kết quả công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và những nỗ lực không ngừng nghỉ của Nhà trường, các thế hệ giảng viên và sinh viên Khoa Pháp luật kinh tế trong suốt 45 năm qua.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu

Thứ trưởng Bộ Tư pháp nêu rõ, chặng đường 45 năm qua, kết quả đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học của Khoa đã góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.

"Những đóng góp của lớp lớp các thế hệ giảng viên và sinh viên của Trường, của Khoa Pháp luật Kinh tế đã và đang đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế, đặc biệt từ khi thực hiện chính sách đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần nâng cao tính minh bạch, công khai và khả năng điều chỉnh các hoạt động kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng".

Nhấn mạnh như vậy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp mong muốn, Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Pháp luật Kinh tế tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống vẻ vang, những thành tựu đạt được cùng Bộ, ngành Tư pháp nhằm chủ động phát hiện và tham mưu tháo gỡ nhanh nhất những “điểm nghẽn” có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật trong đó chú trọng vào một số lĩnh vực là thế mạnh của Trường, của Khoa Pháp luật kinh tế.

Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Đoàn Trung Kiên phát biểu

Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Đoàn Trung Kiên phát biểu

Trước hết là, hoàn thiện và cập nhật hệ thống giáo trình, tài liệu, chương trình giảng dạy về các quy định pháp luật mới được ban hành trong các lĩnh vực như chuyển đổi số, kinh tế xanh, và kinh tế tuần hoàn – những lĩnh vực mà hiện nay đòi hỏi sự điều chỉnh linh hoạt và sáng tạo từ hệ thống pháp luật. Đồng thời, chú trọng và tăng cường hơn nữa đối với công tác nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu về các khung pháp lý về các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế số và phát triển bền vững, nhằm đáp ứng những yêu cầu thực tiễn…

Về đào tạo, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng, Khoa Pháp luật kinh tế cần đặc biệt quan tâm hơn nữa tới công tác đổi mới, đào tạo nguồn nhân lực pháp lý chất lượng cao, có kiến thức toàn cầu, năng lực tư duy pháp lý quốc tế, thành thạo về ngoại ngữ đủ khả năng tham gia, định hình “luật chơi quốc tế” trên các diễn đàn, tổ chức, hội nghị quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc là thành viên. Điều này sẽ góp phần đảm bảo lợi ích của quốc gia, đồng thời thúc đẩy môi trường pháp lý trong nước phát triển hài hòa với các chuẩn mực quốc tế

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng Khoa Pháp luật Kinh tế
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng Khoa Pháp luật Kinh tế

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng Khoa Pháp luật Kinh tế.

Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Đoàn Trung Kiên tặng Giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm học vừa qua
Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Đoàn Trung Kiên tặng Giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm học vừa qua

Nhân dịp này, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Đoàn Trung Kiên đã tặng giấy khen các cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm học vừa qua. Khoa Pháp luật Kinh tế đã ký kết hợp tác với các đối tác.

Khoa Pháp luật Kinh tế đã ký kết hợp tác với các đối tác
Khoa Pháp luật Kinh tế đã ký kết hợp tác với các đối tác
Khoa Pháp luật Kinh tế đã ký kết hợp tác với các đối tác
Khoa Pháp luật Kinh tế đã ký kết hợp tác với các đối tác
Khoa Pháp luật Kinh tế đã ký kết hợp tác với các đối tác
Khoa Pháp luật Kinh tế đã ký kết hợp tác với các đối tác
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Giáo dục

Chú trọng lồng ghép giáo dục văn hóa ứng xử vào chương trình đào tạo
Giáo dục

Chú trọng lồng ghép giáo dục văn hóa ứng xử vào chương trình đào tạo

Sáng 18.12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Nhiều ý kiến khẳng định, việc lồng ghép nội dung văn hóa vào giảng dạy và ngoại khóa là yếu tố then chốt để xây dựng môi trường học đường lành mạnh, giàu bản sắc.

Tư vấn tuyển sinh năm 2025: Ngành Giáo dục Mầm non và Tiểu học vì sao hot ?
Giáo dục

Tư vấn tuyển sinh năm 2025: Ngành Giáo dục Mầm non và Tiểu học vì sao hot ?

Vai trò của giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học là nền tảng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia. Đây cũng ngành học mà Khoa Giáo dục Sớm và Tiểu học, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đang chú trọng, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực giáo dục. 

Phát huy giá trị Đề cương về văn hóa Việt Nam trong bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng nền văn hóa dân tộc
Giáo dục

Phát huy giá trị Đề cương về văn hóa Việt Nam trong bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng nền văn hóa dân tộc

Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là ngọn đuốc soi sáng con đường văn hóa cách mạng, không chỉ mang tính định hướng, mà còn khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc và ý chí đấu tranh kiên cường cho độc lập, tự do. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, cần phát huy các giá trị lâu dài của Đề cương trong bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.