Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 3.11, tại Hà Nội, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức gặp mặt ngày truyền thống 45 năm Khoa Pháp luật Kinh tế và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Các đại biểu dự cuộc gặp mặt

Các đại biểu dự cuộc gặp mặt

Các đại biểu dự cuộc gặp mặt

Các đại biểu dự cuộc gặp mặt

Tham dự có: Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh; Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng; Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Đồng Ngọc Ba; Phó Tổng biên tập Báo Đại biểu nhân dân Nguyễn Thị Minh Hằng; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Phan Chí Hiếu; Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội Chu Mạnh Hùng; Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Đoàn Trung Kiên; đại diện một số bộ, ban, ngành và các thế hệ thầy cô giáo, sinh viên Khoa Pháp luật Kinh tế qua các thời kỳ.

Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế Nguyễn Quang Tuyến phát biểu

Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế Nguyễn Quang Tuyến phát biểu

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế Nguyễn Quang Tuyến cho biết, Khoa Pháp luật Kinh tế được thành lập ngày 10.11.1979, là một trong 4 khoa chuyên môn đầu tiên của Trường Đại học Luật Hà Nội. Trong quá trình 45 năm xây dựng và phát triển, Khoa Pháp luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội luôn gắn liền với sự dày công vun đắp, đóng góp tâm lực, trí lực, tuổi trẻ của rất nhiều thế hệ thầy giáo, cô giáo.

Trong những ngày đầu đầy khó khăn, gian khổ và thách thức, thế hệ thầy cô đầu tiên đã gây dựng vun đắp một nền móng vững chắc để Khoa Pháp luật Kinh tế phát triển vững mạnh như ngày nay. Thời gian qua, Khoa Pháp luật Kinh tế luôn đặc biệt chú trọng tới đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao cho đất nước với định hướng chủ đạo là đổi mới nội dung, chương trình dạy học, cập nhật những kiến thức mới mang tính thời sự nhất trong lĩnh vực kinh tế cung cấp cho người học; đổi mới các phương pháp giảng dạy nhằm thích ứng đa dạng với đối tượng người học; nâng cao khả năng ứng dụng và thực hành luật cho người học...

Các đại biểu dự cuộc gặp mặt

Các đại biểu dự cuộc gặp mặt

Đến nay, Khoa Pháp luật kinh tế đã đào tạo được hàng chục nghìn lượt sinh viên, học viên ở các trình độ, các hệ đào tạo, góp phần xây dựng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ pháp luật, tư pháp, bổ trợ tư pháp cho đất nước. Nhiều cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên của Khoa đã và đang giữ trọng trách trong các cơ quan, bộ máy Nhà nước ở Trung ương và địa phương; đang là các nhà giáo, nhà nghiên cứu, các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên…

Ra đi để trở về và với khát vọng vươn lên là giá trị truyền thống của các thế hệ người dạy – người học Khoa Pháp luật Kinh tế. Nhấn mạnh điều này, Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế Nguyễn Quang Tuyến nêu rõ, thời gian tới, Khoa Pháp luật Kinh tế sẽ tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nỗ lực đổi mới, sáng tạo không ngừng để thiết kế chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra đánh giá; tiếp tục rà soát cập nhật đổi mới chương trình đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội.

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh nêu rõ, Khoa Pháp luật Kinh tế đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ là sự ghi nhận của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, là minh chứng cho thành tích, kết quả công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và những nỗ lực không ngừng nghỉ của Nhà trường, các thế hệ giảng viên và sinh viên Khoa Pháp luật kinh tế trong suốt 45 năm qua.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu

Thứ trưởng Bộ Tư pháp nêu rõ, chặng đường 45 năm qua, kết quả đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học của Khoa đã góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.

"Những đóng góp của lớp lớp các thế hệ giảng viên và sinh viên của Trường, của Khoa Pháp luật Kinh tế đã và đang đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế, đặc biệt từ khi thực hiện chính sách đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần nâng cao tính minh bạch, công khai và khả năng điều chỉnh các hoạt động kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng".

Nhấn mạnh như vậy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp mong muốn, Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Pháp luật Kinh tế tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống vẻ vang, những thành tựu đạt được cùng Bộ, ngành Tư pháp nhằm chủ động phát hiện và tham mưu tháo gỡ nhanh nhất những “điểm nghẽn” có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật trong đó chú trọng vào một số lĩnh vực là thế mạnh của Trường, của Khoa Pháp luật kinh tế.

Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Đoàn Trung Kiên phát biểu

Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Đoàn Trung Kiên phát biểu

Trước hết là, hoàn thiện và cập nhật hệ thống giáo trình, tài liệu, chương trình giảng dạy về các quy định pháp luật mới được ban hành trong các lĩnh vực như chuyển đổi số, kinh tế xanh, và kinh tế tuần hoàn – những lĩnh vực mà hiện nay đòi hỏi sự điều chỉnh linh hoạt và sáng tạo từ hệ thống pháp luật. Đồng thời, chú trọng và tăng cường hơn nữa đối với công tác nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu về các khung pháp lý về các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế số và phát triển bền vững, nhằm đáp ứng những yêu cầu thực tiễn…

Về đào tạo, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng, Khoa Pháp luật kinh tế cần đặc biệt quan tâm hơn nữa tới công tác đổi mới, đào tạo nguồn nhân lực pháp lý chất lượng cao, có kiến thức toàn cầu, năng lực tư duy pháp lý quốc tế, thành thạo về ngoại ngữ đủ khả năng tham gia, định hình “luật chơi quốc tế” trên các diễn đàn, tổ chức, hội nghị quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc là thành viên. Điều này sẽ góp phần đảm bảo lợi ích của quốc gia, đồng thời thúc đẩy môi trường pháp lý trong nước phát triển hài hòa với các chuẩn mực quốc tế

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng Khoa Pháp luật Kinh tế
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng Khoa Pháp luật Kinh tế

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng Khoa Pháp luật Kinh tế.

Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Đoàn Trung Kiên tặng Giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm học vừa qua
Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Đoàn Trung Kiên tặng Giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm học vừa qua

Nhân dịp này, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Đoàn Trung Kiên đã tặng giấy khen các cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm học vừa qua. Khoa Pháp luật Kinh tế đã ký kết hợp tác với các đối tác.

Khoa Pháp luật Kinh tế đã ký kết hợp tác với các đối tác
Khoa Pháp luật Kinh tế đã ký kết hợp tác với các đối tác
Khoa Pháp luật Kinh tế đã ký kết hợp tác với các đối tác
Khoa Pháp luật Kinh tế đã ký kết hợp tác với các đối tác
Khoa Pháp luật Kinh tế đã ký kết hợp tác với các đối tác
Khoa Pháp luật Kinh tế đã ký kết hợp tác với các đối tác
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Giáo dục

Hà Nội phấn đấu có 30% số học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục

Hà Nội phấn đấu có 30% số học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội phấn đấu có 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; phấn đấu có 40% số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng.

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học
Giáo dục

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024-2030, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa phát hành cuốn tài liệu tuyên truyền “Phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học”.

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng
Giáo dục

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng

Internet và các phương tiện thông tin - truyền thông phát triển mạnh mẽ tạo cơ hội cho thế lực thù địch, phản động xâm nhập vào Việt Nam. Thế hệ thanh niên, sinh viên cần là lực lượng xung kích, kịp thời ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực cực đoan, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa
Giáo dục

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa

Triển khai công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, tính đến nay có 7 nhà xuất bản và 12 công ty cổ phần tham gia biên soạn và liên kết biên soạn sách giáo khoa. Theo đó, môn học có ít nhất là 1 sách giáo khoa, môn học có nhiều nhất là 10 sách giáo khoa, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người học.

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản
Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản

GS.TS Phạm Hồng Tung, nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển cho rằng, nếu các trường đại học đào tạo khoa học cơ bản chỉ “căng mình” với KPI, ISI/ Scopus rồi những định mức chi tiêu tính trên đầu sinh viên, giảng viên thì không thể có khoa học cơ bản Việt Nam.

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải
Giáo dục

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Bộ trưởng mong muốn 2 trường đại học của Việt Nam sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đào tạo về đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị.

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.