Xây dựng Việt Nam là điểm đến hấp dẫn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực và thế giới

Phải đổi mới mạnh mẽ tư duy, nhận thức, hành động phù hợp điều kiện thực tiễn cùng với thể chế, cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội, nhằm xây dựng Việt Nam là điểm đến hấp dẫn khởi nghiệp, ĐMST của khu vực và thế giới... Đây là một trong những nội dung được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Chương trình dấu ấn Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia và Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (Techfest - Whise 2023).

Đang có xu hướng phát triển tích cực

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, những năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Việt Nam đã và đang có xu hướng phát triển tích cực. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO vừa mới công bố Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp, chỉ sau Ấn Độ. Chỉ số xếp hạng của bảng xếp hạng các hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu StartupBlink năm 2023 cũng cho thấy hệ sinh thái của các thành phố ở Việt Nam như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có những bước cải thiện, tiếp tục tăng trưởng, đưa Việt Nam xếp hạng thứ 58 trên thế giới về chỉ số này. Sau thời kỳ Covid-19, thu hút vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam đã tăng trưởng trở lại với 634 triệu USD năm 2022 và đạt gần 500 triệu USD trong nửa đầu năm 2023.

Thủ tướng Chính phủ và các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày tại sự kiện Techfest – Whise 2023).
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi trao đổi với các nhà khởi nghiệp trẻ bên lề Techfest - Whise 2023

Hiện cả nước có gần 200 khu làm việc chung, khoảng 70 vườn ươm doanh nghiệp, 30 tổ chức thúc đẩy kinh doanh và 108 quỹ đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, nguồn lực quan trọng nhất hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp, ĐMST chính là hành lang pháp lý thuận lợi, cơ chế, chính sách ưu đãi; nguồn lực tài chính phù hợp và sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các trường đại học/viện nghiên cứu. Đây chính là “Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia - NIS” đã được hình thành và phát triển trong những năm qua ở Việt Nam, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nói.

Là thành phố dẫn đầu cả nước về chính sách khởi nghiệp, ĐMST, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi chia sẻ: "TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp năng động, xếp hạng 114/1.000 thành phố có hệ sinh thái năng động toàn cầu, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN về giá trị hệ sinh thái. Điều này thể hiện cam kết của TP. Hồ Chí Minh trong xây dựng một môi trường hỗ trợ ĐMST".

Cũng theo Chủ tịch Phan Văn Mãi, TP. Hồ Chí Minh đang tích cực triển khai Nghị quyết 98 của Quốc hội cùng các chính sách ưu đãi phát triển KH - CN, thúc đẩy khởi nghiệp, ĐMST như miễn giảm thuế và các chính sách hỗ trợ. Với các chính sách vượt trội này, cùng các nền tảng sẵn có và đang hoàn thiện, TP. Hồ Chí Minh quyết tâm hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm khởi nghiệp, ĐMST năng động bậc nhất Đông Nam Á và khu vực.

Khởi nghiệp, ĐMST là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị

Phát biểu tại chương trình, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định "Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số và tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh", "Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số".

Cùng với đó, Chính phủ luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện, môi trường thuận lợi nhất cho khởi nghiệp, ĐMST. Quan điểm xuyên suốt của Chính phủ là lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực, nguồn lực của khởi nghiệp, ĐMST cụ thể như: đổi mới mạnh mẽ tư duy, nhận thức, hành động phù hợp điều kiện thực tiễn cùng với thể chế, cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, khởi nghiệp, ĐMST phải triển khai một cách khoa học, bài bản và có trọng tâm, trọng điểm; trước mắt tập trung vào 4 ưu tiên chính như: khởi nghiệp, ĐMST trong công nghệ thông tin, an ninh mạng, dịch vụ kỹ thuật số như công nghệ tài chính, thương mại điện tử, logistics…; khởi nghiệp, ĐMST trong công nghệ y tế, giáo dục; khởi nghiệp, ĐMST trong công nghệ môi trường và năng lượng; khởi nghiệp, ĐMST trong phát triển kinh tế nông nghiệp; nông nghiệp công nghệ cao và cần hướng tới phát triển bền vững, tác động tích cực tới môi trường, xã hội.

Bên cạnh đó, phát huy tính chủ động, sáng tạo; huy động mọi nguồn lực, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Tận dụng và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư của các nhà đầu tư thiên thần, các quỹ đầu tư mạo hiểm, vườn ươm khởi nghiệp, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, các mô hình tăng tốc khởi nghiệp, không gian làm việc chung... cùng với sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước tạo động lực theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và nỗ lực đột phá vượt lên. Ngoài ra, xây dựng văn hóa khởi nghiệp, tinh thần khởi nghiệp, nhất là cho thế hệ trẻ Việt Nam; xác định khởi nghiệp, ĐMST là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị, cả hệ thống chính trị, của toàn dân.

Khoa học - Công nghệ

Số lượng sản phẩm được ứng dụng là “thước đo thành công" của Nghị quyết 57
Khoa học - Công nghệ

Số lượng sản phẩm được ứng dụng là “thước đo thành công" của Nghị quyết 57


Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu quy hoạch và phát triển Đặng Huy Đông, “phần thưởng quan trọng nhất” của giới trí thức khoa học và công nghệ là sản phẩm được sử dụng, thay vì nằm trên giấy. Số lượng sản phẩm khoa học và công nghệ được ứng dụng vào cuộc sống chính là “thước đo” thành công của Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Ảnh minh họa
Công nghệ

Cần quy định về nhà máy điện hạt nhân thiết kế trong nước

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đang thiếu loại hình nhà máy điện hạt nhân và lò nghiên cứu do tổ chức trong nước thiết kế. Nếu không có quy định cho loại hình này thì lúc cần sẽ phải đề nghị Quốc hội ban hành một cơ chế đặc biệt. Luật cần dự đoán được nhu cầu thực tế để không bỏ sót các loại hình hoạt động mà không có quy định điều chỉnh.

Năm giải pháp số của Vietcombank được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
Công nghệ

Năm giải pháp số của Vietcombank được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) vừa tổ chức lễ công bố và trao Giải thưởng Sao Khuê 2025. Năm nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong chuyển đổi số khi có tới 5 giải pháp được Hội đồng giám khảo đánh giá cao và vinh danh tại sự kiện.

Viettel khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5
Công nghệ

Viettel khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa tổ chức lễ khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5. Diễn ra thường niên từ năm 2021, chương trình dành riêng cho các tài năng công nghệ trẻ ngày càng mở rộng hơn về quy mô và chất lượng sinh viên tham gia. 

Nhân viên EVNHCMC hướng dẫn khách hàng cài đặt App EVNHCMC và thanh toán không dùng tiền mặt trên điện thoại thông minh
Công nghệ

Điện lực TP Hồ Chí Minh ứng dụng AI để phục vụ khách hàng

Trong quá trình đồng hành với sự phát triển của TP Hồ Chí Minh trong 50 năm qua, Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã không ngừng nỗ lực, từng bước áp dụng công nghệ số tiến tiến, hiện đại vào công tác kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng để đáp ứng mọi nhu cầu về điện của khách hàng “mọi lúc - mọi nơi - mọi việc”.

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số lĩnh vực hải quan
Công nghệ

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số lĩnh vực hải quan

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu hiện đại hóa toàn diện hệ thống hải quan, hướng đến xây dựng mô hình hải quan số theo đúng định hướng của Chính phủ, Cục Hải quan vừa ban hành Kế hoạch Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025, định hướng đến giai đoạn 2026 - 2030.

Đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng đột biến
Khoa học - Công nghệ

Đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng đột biến


Bất chấp nền kinh tế toàn cầu suy giảm và thị trường vốn thắt chặt, Việt Nam vẫn ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024. Trong đó, vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) tăng 8 lần năm 2023 (từ 10 triệu USD lên 80 triệu USD).

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt qua tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để thực thi hiệu quả Nghị quyết 57

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị mở ra cơ hội lớn để Việt Nam bứt phá vươn lên nhờ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhưng cơ hội chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta vượt qua được rào cản về nhận thức và tâm lý hành động; vì vậy, mỗi cán bộ lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp cần nhìn lại mình, chủ động phá bỏ tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để nhận nhiệm vụ Nghị quyết số 57-NQ/TW giao phó.

Quang cảnh hội thảo
Công nghệ

Bộ Công an khởi động cuộc thi giải pháp công nghệ "Data for Life" mùa 3

Sáng 17.4, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) đã tổ chức Hội thảo khởi động cuộc thi "Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life" mùa 3 với phiên bản "Giải pháp công nghệ đột phá - Hack For Growth". Cục trưởng C06, Đại tá Vũ Văn Tấn dự và phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động
Công nghệ

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động

Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) cập bờ Quy Nhơn vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành từ đầu tháng 4.2025. Dung lượng tối đa của ADC là 50Tbps, lớn nhất Việt Nam và bằng 125% lần tổng dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam trước khi tuyến ADC vận hành.