VNPT iNRES - Quản lý toàn diện tài nguyên số ngành tài nguyên và môi trường

Kết nối liên thông cơ sở dữ liệu chuyên ngành và quản lý toàn diện, thống nhất dữ liệu từ trung ương tới địa phương là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, đặc biệt là với ngành tài nguyên và môi trường.

Quản lý tài nguyên quan trọng của đất nước

Ngành tài nguyên và môi trường hiện đang thực hiện quản lý nhà nước 9 lĩnh vực có phạm vi ảnh hưởng quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước. Do đó việc xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ, thống nhất là vô cùng quan trọng.

Quyết tâm này cũng được thể hiện cụ thể trong Chương trình chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường. Trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia; cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia; sẵn sàng kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở để thực hiện dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, vận hành Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh.

Để đạt được mục tiêu đó, các địa phương đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý tài nguyên, môi trường nhưng mới đang trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu, chưa có sự đồng bộ và chưa được hoàn thiện đầy đủ. Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành chưa kết nối với nhau, chưa liên thông với trung ương và các hệ thống chính quyền số khác tại địa phương. Vì vậy, việc khai thác sử dụng dữ liệu gặp nhiều khó khăn và chưa tối ưu hóa toàn trình trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường; rất cần một giải pháp giúp triển khai nhanh và quản lý toàn diện trên môi trường số một cách chính xác và thông suốt.

Quản lý tài nguyên số toàn diện

Là một trong những tập đoàn viễn thông, CNTT hàng đầu có nhiều kinh nghiệm triển khai các dự án lớn của Chính phủ như Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, Cổng dịch vụ công Quốc gia, nền tảng tích hợp liên thông văn bản VDXP, hệ thống báo cáo và điều hành Chính phủ..., VNPT đã nghiên cứu và phát triển hệ sinh thái ứng dụng ngành tài nguyên và môi trường - VNPT iNRES.

Được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại nhất của Cách mạng công nghiệp 4.0, VNPT iNRES cung cấp giải pháp toàn diện phục vụ quản lý đầy đủ 9 lĩnh vực của ngành tài nguyên và môi trường gồm: Hệ thống thông tin tài nguyên nước - VNPT iWATER, hệ thống thông tin khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu - VNPT iMETEOROLORY, hệ thống thông tin quan trắc tài nguyên và môi trường - VNPT iMONITORING, hệ thống thông tin khoáng sản - VNPT iMINERAL, hệ thống thông tin môi trường - VNPT - iENVIRONMENT, hệ thống thông tin biển - hải đảo - VNPT iSEA, hệ thống thông tin dữ liệu địa lý - VNPT - Geoportal.

Cùng với Hệ thống thông tin đất đai VNPT iLIS, VNPT iNRES đã và đang hỗ trợ đắc lực nhiều địa phương số hóa toàn diện tài nguyên, môi trường. Với VNPT iNRES các địa phương sẽ không còn phải lo lắng về những khó khăn trong việc tích hợp với các hệ thống chính quyền số khác tại địa phương như dịch vụ công, thuế, xây dựng, nông nghiệp và các lĩnh vực kinh tế xã hội khác tại địa phương cũng như dữ liệu từ các trạm quan trắc, thiết bị IoT… Dữ liệu từ các hệ thống này liên tục được cập nhật, đồng bộ nhanh chóng và kịp thời khi có sự thay đổi. Từ đó việc quản lý, thống kê và đưa ra dự báo chính xác hơn, giúp cơ quan quản lý nhà nước có thể quản lý toàn bộ lĩnh vực tài nguyên và môi trường một cách tập trung, thông suốt giữa các cấp, nâng cao công tác tham mưu, ra quyết định cho các cấp lãnh đạo trong việc quy hoạch, hoạch định chiến lược.

Hơn nữa, VNPT iNRES tuân thủ kiến trúc chính phủ điện tử 2.0 và các tiêu chuẩn, nghiệp vụ của ngành tài nguyên, môi trường, sẵn sàng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác theo trục LGSP và NGSP giúp dữ liệu kết nối thông suốt từ trung ương tới địa phương.

Hiện VNPT cung cấp cả hệ thống phần mềm và dịch vụ số hóa, xây dựng CSDL ngành tài nguyên môi trường đáp ứng đầy đủ các chức năng hỗ trợ nghiệp vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Với VNPT iNRES, người dân và doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin tài nguyên môi trường một cách chính thống, chuẩn xác.

Mặt khác, nhờ phát triển trên nền tảng công nghệ WEB, sử dụng mã nguồn mở nên chi phí triển khai hạ tầng thấp giúp địa phương tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, nhờ có cơ chế sao lưu dự phòng tự động 24/24 và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật nên  đảm bảo an toàn tối đa và tránh mất mát dữ liệu.  

Với khả năng lưu trữ, quản lý, phân tích, xử lý nghiệp vụ thông minh và chia sẻ dữ liệu các lĩnh vực của ngành tài nguyên môi trường - VNPT iNRES sẽ góp phần quan trọng cho tiến trình xây dựng chính phủ số, xã hội số và đô thị thông minh.

Thông tin chi tiết liên hệ hotline miễn phí 18001260 hoặc truy cập website vnpt.com.vn.

Khoa học - Công nghệ

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Khoa học - Công nghệ

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên đang đe dọa sự phát triển bền vững của nhân loại. Do vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng vật liệu bền vững trở thành một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Với chủ đề “Vật liệu cho Tương lai Bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture sẽ quy tụ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, nhằm mang tới những góc nhìn sâu sắc và trao đổi khoa học chất lượng cao về tương lai của vật liệu bền vững.

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội
Công nghệ

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội

Việc tích hợp VNeID lên ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) là một trong những bước đột phá trong phát triển các ứng dụng nền tảng thuộc Đề án 06 Chính phủ của TP. Hà Nội. Ứng dụng iHanoi hiện cung cấp tiện ích trong 3 lĩnh vực: Lĩnh vực giao thông, giáo dục và truyền thông, tin tức.

Làm chủ công nghệ để gia tăng năng suất
Khoa học - Công nghệ

Làm chủ công nghệ để gia tăng năng suất

Theo ông  Nguyễn Tùng Lâm, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, ứng dụng công nghệ hiện đại là giải pháp tối ưu nhằm nâng cao năng suất. Tuy nhiên, tại nhiều doanh nghiệp, năng lực quản trị của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp vẫn chưa theo kịp tốc độ đổi mới về công nghệ, điều đó cho thấy, “công nghệ vào rất nhanh nhưng năng lực để làm chủ công nghệ của chúng ta còn thấp”.

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024: 10 sản phẩm công nghệ lọt vào Chung kết
Công nghệ

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024: 10 sản phẩm công nghệ lọt vào Chung kết

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024 (Data for life 2024) do Bộ Công an phát động nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng các tài năng trẻ trong việc phát huy sáng tạo, đưa ra những ý tưởng và sản phẩm công nghệ thông tin thiết thực phục vụ xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số.

Đại diện Quỹ GE Vernova Foundation và ASSIST Asia trao chứng nhận tượng trưng
Khoa học - Công nghệ

Dự án RENEW Skills: Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng tái tạo

Xây dựng một lực lượng lao động có tay nghề cao cho ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam; củng cố năng lực cho các cơ sở giáo dục và thúc đẩy cơ hội việc làm hấp dẫn... là mục tiêu được đưa ra tại Lễ khởi động Dự án đào tạo về điện gió - RENEW Skills được tổ chức tại Trường Đại học Điện lực sáng 14.11.

Thúc đẩy nội địa hóa các thiết bị công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí
Khoa học - Công nghệ

Thúc đẩy nội địa hóa các thiết bị công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí

Nghị quyết số 115/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ đã nêu rõ, cần tập trung nâng cao năng lực khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển nhằm tạo sự bứt phá về hạ tầng công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ....

10 tháng năm 2024, số vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%
Công nghệ

10 tháng năm 2024, số vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%

Hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ghi nhận số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong tháng 10.2024 là 204, giảm 18,4% so với tháng trước và 79,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế từ đầu năm 2024 đến hết tháng 10, Việt Nam đã gặp 4.483 sự cố tấn công mạng, giảm hơn 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Hai đơn vị trao kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo.
Khoa học - Công nghệ

Phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo

Sáng ngày 11.11, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận phối hợp giữa Cục Phát triển công nghệ đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an, về kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo.

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
Khoa học - Công nghệ

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Khoa học công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là “động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả”, là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương. Đây là đánh giá của các đại biểu tại Hội nghị giao ban Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy và Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Triết trao Giải thưởng KHCN Quả Cầu Vàng cho 10 tài năng trẻ xuất sắc trong lĩnh vực KHCN
Khoa học - Công nghệ

Trao giải thưởng Quả cầu vàng 2024

Tối 8.11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024. Tham dự buổi lễ có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy; Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết.