Việt Nam có tiềm năng về điện mặt trời, điện gió trên bờ và ngoài khơi

Đây là một trong những nội dung được đưa ra tại Lễ công bố Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam – Đường đến phát thải ròng bằng 0, do Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam và Cục Năng lượng Đan Mạch phối hợp Bộ Công Thương tổ chức ngày 19.6.

Dự lễ công bố có: Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long; Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Nicolai Prytz; Cục trưởng Cục Năng lượng Đan Mạch Kristoffer Boxttzauw.

Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam – Đường đến phát thải ròng bằng 0 (EOR-NZ) do Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Việt Nam), Cục Năng lượng Đan Mạch (DEA) và Đại sứ quán Đan Mạch hợp tác biên soạn. Báo cáo lần này là ấn phẩm thứ tư trong chuỗi các báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam được xây dựng trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác đối tác năng lượng Việt Nam - Đan Mạch. Đây là chương trình hợp tác đối tác lâu dài giữa Việt Nam và Đan Mạch trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng xanh.

Báo cáo đã trình bày các kịch bản phát triển của hệ thống năng lượng Việt Nam đến năm 2050, tập trung vào việc phân tích các lộ trình thực tế để Việt Nam đạt được cam kết phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Báo cáo cũng đưa ra thông điệp: Việt Nam có nhiều tiềm năng chuyển đổi xanh để trở thành một nền kinh tế có mức phát thải cacbon ròng bằng không vào năm 2050 như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cam kết tại COP26 ở Glasgow.

Phát biểu tại chương trình, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Nicolai Prytz cho biết: Báo cáo là tài liệu tham khảo có giá trị cho các đối tác Việt Nam trong quá trình hỗ trợ Việt Nam định hình quá trình chuyển đổi năng lượng đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không. Để làm được, Việt Nam cần có những nỗ lực mạnh mẽ và bền vững trong việc phát triển năng lượng xanh.

Với tiềm năng to lớn về điện mặt trời, điện gió trên bờ và ngoài khơi, Việt Nam có điều kiện tốt để chuyển đổi ngành năng lượng tử nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo.

Báo cáo cũng cho thấy, Việt Nam có thể chuyển đổi xanh hiệu quả về chi phí và đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 thông qua mở rộng quy mô năng lượng tái tạo, điện hóa các ngành công nghiệp và giao thông vận tải, đồng thời giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào năng lượng nhập khẩu…

Tại buổi lễ, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Đoàn Ngọc Dương cho biết: Nhu cầu năng lượng và nhu cầu điện của Việt Nam trong những năm tới dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và dân sinh. Tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu COP26 được tổ chức tại Glasgow (Vương quốc Anh) vào tháng 11. 2021, Việt Nam đã cam kết đạt phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Cam kết này thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam thực hiện các mục tiêu chuyển dịch từ nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống sang các nguồn năng lượng xanh, sạch, giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu.

Ngày 1.10. 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu…

Ngày 26.7.2023, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 893/QĐ-TTg, phê duyệt Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, hướng đến mục tiêu phát triển ngành năng lượng của Việt Nam hài hòa giữa các phân ngành với hạ tầng đồng bộ và thông minh, đạt trình độ tiên tiến của khu vực, phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ của thế giới, đồng thời thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng, góp phần đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Tại lễ công bố, các đại biểu cũng đã đưa ra nhiều khuyến nghị giải pháp hỗ trợ về xã hội và môi trường trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng; Khuyến nghị hướng tới mục tiêu phát triển hệ thống năng lượng xanh và bảo đảm hiệu quả chi phí; bảo đảm an ninh cung cấp điện trong quá trình chuyển đổi năng lượng xanh; Khuyến nghị về giải pháp chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tải, trong đó chú trọng việc sử đụng năng lượng hiệu quả, bảo đảm đủ cơ sở hạ tầng để thúc đẩy chuyển đổi sang phương tiện giao thông công cộng và đường sắt điện hóa. 

Khoa học - Công nghệ

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất
Công nghệ

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất

Việc chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và năng suất lâu dài của đất đai góp phần bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam. Do đó, cần thực hiện nhiều giải pháp như, thúc đẩy thu hút nguồn lực, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về đất, tăng cường truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng. Đặc biệt cần lắng nghe “tiếng nói”, bắt bệnh cho đất một cách chính xác…

Diễn đàn đa phương MSF 2024: Hướng tới một Việt Nam bao trùm số
Kinh tế

Diễn đàn đa phương MSF 2024: Hướng tới một Việt Nam bao trùm số

“Việt Nam, với một tầm nhìn năng động và sáng tạo, đang nhanh chóng nắm bắt cơ hội để vươn mình trở thành một quốc gia số hàng đầu", ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam, nói trong Diễn đàn đa phương (MSF) 2024 với chủ đề “Phát triển con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số” diễn ra tại Hà Nội, chiều 18.10.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm ứng dụng khoa học và công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng khoa học và công nghệ khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng; ứng dụng giải pháp cảnh báo kết hợp nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu; cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương... Đó là những giải pháp được đặt ra tại Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội Vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức mới đây.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bế Đăng Khoa kiểm tra đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen gà xương đen, thịt đen bản địa (gà Mông)
Khoa học - Công nghệ

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ có sự chuyển biến tích cực với nhiều thành tựu trong nghiên cứu, điều tra, góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Khoa học và công nghệ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng thu nhập người dân.

Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Khoa học - Công nghệ

Tháo gỡ triệt để các rào cản, vướng mắc

Đây là ý kiến của hầu hết đại biểu tại hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XIX nhằm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong 5 năm qua và định hướng nhiệm vụ trọng tâm những năm tiếp cho sự phát triển Vùng.

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel
Công nghệ

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel

“Để vào được cuộc sống, đầu tiên là phải để khách hàng chấp nhận được sản phẩm của mình. Cụ thể là sản phẩm phải tốt, có giá cả phù hợp, có thể duy trì được trong thời gian lâu dài. Tôi nghĩ đó là những yếu tố cần thiết”, Thiếu tướng Tống Viết Trung, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, chia sẻ.

Mô hình cây lan thạch hộc đem lại giá trị kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Khoa học và công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Khoa học và công nghệ (KH-CN) là một trong các yếu tố quan trọng, có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Thời gian qua, hoạt động KH-CN tỉnh Cao Bằng không ngừng đổi mới, phát huy hiệu quả, đặc biệt là việc ứng dụng KH-CN vào các lĩnh vực, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm
Khoa học - Công nghệ

Khai mạc Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024

Sáng 10.10, tại Hà Nội, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức khai mạc “Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024”. Tham dự sự kiện có hơn 150 đại biểu đại diện các bộ, ngành, nhà xuất bản, các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel
Công nghệ

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel

Đầu tháng 9.2024, Viettel còn khoảng gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G, giảm rất nhiều so với con số 8 triệu từ đầu năm. Nỗ lực ở giai đoạn nước rút để 100% khách hàng không bị gián đoạn liên lạc khi cả nước chính thức dừng cung cấp dịch vụ 2G phản ánh toàn diện nhất tinh thần phụng sự của Viettel. Điều này càng ý nghĩa hơn khi được đặt trong bối cảnh nhà mạng đang hướng tới kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động (15.10.2004 - 15.10.2024).

Toàn cảnh buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tự động hóa Việt Nam
Khoa học

Hội Tự động hoá Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Chiều ngày 8.10 tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam đã tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập. Tham dự lễ kỷ niệm có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng; Chủ tịch danh dự Vusta Đặng Vũ Minh.

Giá trị xuất khẩu nông sản năm 2023 đạt 53 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Bài 3: Đóng góp hiệu quả của khoa học, công nghệ cho nông nghiệp

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình được triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng giá trị xuất khẩu nông sản đạt 53 tỷ USD trong năm 2023.