Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh:

Ưu tiên nghiên cứu điện toán đám mây, áp dụng trí tuệ nhân tạo trong đo đạc bản đồ

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Khoa học đo đạc và bản đồ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đề nghị Viện Khoa học đo đạc và bản đồ cần ưu tiên nghiên cứu điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, cập nhật hạ tầng dữ liệu không gian địa lý Quốc gia.

Chiều 9.7, Viện Khoa học đo đạc và bản đồ trang trọng tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập (9.7.1994 - 9.7.2024). Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. 

Tham dự buổi lễ có: Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa; nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võnguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính Tôn Gia Huyên, cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị trong và ngoài Bộ; các cán bộ công chức, viên chức và người lao động Viện Khoa học đo đạc và bản đồ.

30 năm -  hành trình ghi nhiều dấu ấn vẻ vang

Xứng đáng là cơ quan nghiên cứu khoa học cơ bản đầu ngành trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ -0
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và các đại biểu tại buổi lễ

Phát biểu khai mạc tại Lễ kỷ niệm, Viện trưởng Viện Khoa học đo đạc và bản đồ Nguyễn Phi Sơnđã ôn lại chặng đường 30 năm xây dựng, phấn đấu, trưởng thành của Viện. Một chặng đường đầy vẻ vang nhưng cũng đầy thử thách đối với các thế hệ cán bộ lãnh đạo, các nhà khoa học, viên chức, người lao động dưới mái nhà chung. Trên chặng đường ấy, mối quan tâm lớn nhất của Viện đó là xây dựng tiềm lực phục vụ nghiên cứu, từ nguồn lực con người, đến công nghệ, máy móc phương tiện đo đạc, hình thành các đơn vị nghiên cứu khoa học đầu tiên, định hướng các phương hướng hoạt động khoa học, nhận thức các mối quan hệ giữa nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giữa Trắc địa - Bản đồ, Địa chính trong chức năng nhiệm vụ của ngành, giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn lực.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhấn mạnhtừ Viện Khoa học và Công nghệ Địa chính trực thuộc Tổng cục Địa chính được thành lập cách đây tròn 30 năm vào ngày 9.7.1994; trải qua 30 năm, bằng tâm huyết, trí tuệ, niềm say mê khoa học và tinh thần trách nhiệm cao đối với ngành, đất nước; các thế hệ lãnh đạo, cán bộ đã tiếp nối xây dựng Viện Khoa học đo đạc và bản đồ trở thành một đơn vị nghiên cứu hàng đầu về đo đạc bản đồ.

Lao động trí tuệ, tâm huyết của các thế hệ các nhà khoa học của Viện qua các thời kỳ đã mang lại cho lĩnh vực đo đạc, bản đồ những tài sản quý giá, kho báu đồ sộ với hàng trăm công trình khoa học, bài nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trong và ngoài nước; trong đó, đã có công trình được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều giải thưởng cao quý khác. Đây là nguồn tri thức căn bản, luận cứ, luận chứng khoa học vững chắc, sắc bén, hỗ trợ tốt cho công tác quản lý nhà nước của bộ, của ngành.

Nhấn mạnh những thành tựu này, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng, Lễ kỷ  niệm là dịp để cùng nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển của Viện, ghi nhận và tự hào về những thành tựu to lớn mà các thế hệ cán bộ, nhà khoa học của Viện đã đạt được. Trong đó, đặc biệt ghi dấu ấn với những thành tựu nổi bật như: Đã nghiên cứu thành công công nghệ ảnh số và đưa vào quy trình sản xuất “Thành lập bản đồ địa chính cơ sở của các địa phương”; đưa công nghệ GPS vào xây dựng các mạng lưới tọa độ quốc gia và mạng lưới địa chính cơ sở ở các địa phương.

Xứng đáng là cơ quan nghiên cứu khoa học cơ bản đầu ngành trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ -3
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh phát biểu tại Lễ kỷ niệm

Nghiên cứu cơ sở dữ liệu trường trọng lực toàn cầu, lưới trắc địa động lực độ chính xác cao, cơ sở dữ liệu thông tin địa lý Việt Nam - Lào - Campuchia, hệ thống bản đồ cơ bản 1:1.000.000 theo tiêu chuẩn quốc tế; nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp luận xác định hệ thống mặt chuẩn mực nước biển và nghiên cứu biến động mực nước, phục vụ phát triển bền vững ven biển và biển đảo và ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức nghiên cứu sang nhiều lĩnh vực mới như LiDAR, GPS động…

Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất ứng dụng công nghệ đo đạc, bản đồ để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên nhiều phương diện, như tăng cường vai trò của tổ chức phát triển quỹ đất, hoàn thiện hồ sơ địa chính, xác định quy mô sử dụng đất hợp lý đối với hộ gia đình, nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở các doanh nghiệp. Những kiến nghị mang tính thực tiễn cao này đã góp phần tích cực vào quá trình sửa đổi Luật Đất đai sau này.

Bộ trưởng đánh giá cao, để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, Viện cũng đã đi trước đón đầu, nghiên cứu ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (GeoAI), GIS, viễn thám, thiết kế, chế tạo thiết bị thu nhận (GNSS, quan trắc tiếng ồn, UAV, USV…) và các phần mềm đi kèm để giám sát hiện trạng tài nguyên đất, nước; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ UAV, Georadar, LiDAR mobile mapping trong đo đạc và thành lập bản đồ, tổng quát hóa bản đồ. Đáng chú ý là việc hoàn thiện hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia được chú trọng đẩy mạnh, thông qua các nghiên cứu về hệ tọa độ động lực, hệ thống độ cao hiện đại, cơ sở dữ liệu dị thường trọng lực quốc gia.

Xứng đáng là cơ quan nghiên cứu khoa học cơ bản đầu ngành trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ -2
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh phát biểu tại Lễ kỷ niệm

"Các kết quả nghiên cứu của Viện đã góp phần vào việc ban hành các văn bản quy phạm, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế quan trọng, góp phần tạo nền tảng cho việc thống nhất và chuẩn hóa các hoạt động trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ trên phạm vi cả nước. Đặc biệt trong 10 năm trở lại đây, Viện luôn chủ động đón đầu và bắt kịp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ cũng như yêu cầu ngày càng cao đối với công tác quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ" - Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh khẳng định. 

Trong niềm vui trước sự trưởng thành, lớn mạnh của Viện, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đặc biệt nhấn mạnh, Viện Khoa học đo đạc và bản đồ ghi dấu ấn quan trọng với việc là đơn vị nghiên cứu khoa học có uy tín, đơn vị duy nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Kỹ thuật trắc địa - bản đồ; đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao về đo đạc bản đồ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các bộ, ngành có liên quan, tập trung vào các mảng trắc địa cao cấp và trắc địa ảnh - viễn thám, bản đồ và GIS.

“Đây là niềm tự hào, là bệ phóng để trong thời gian tới, Viện Khoa học đo đạc và bản đồ có thể tiến xa hơn nữa, phát huy thế mạnh, làm chủ khoa học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành tài nguyên và môi trường và các bộ, ngành. Thay mặt Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tôi nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương và ghi nhận những kết quả quan trọng của Viện Khoa học đo đạc và bản đồ đã đạt được trong 30 năm qua. Những kết quả này là minh chứng cho tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực, sáng tạo không ngừng của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, viên chức và người lao động của Viện qua các thời kỳ” - Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh.

Tập trung ba nhóm giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm

Về định hướng chiến lược phát triển của Viện trong chiến lược phát triển của đất nước và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng, thời gian tới, yêu cầu đối với công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu đặt ra ngày càng nặng nề, trong đó, vị trí, vai trò của lĩnh vực đo đạc, bản đồ ngày càng trở nên quan trọng, là công cụ, nền tảng kỹ thuật cơ bản phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Theo Bộ trưởng, thực hiện Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định quan điểm: “Phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm  quốc phòng, an ninh, phục vụ cộng đồng, nâng cao dân trí và hội nhập quốc tế. Phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia làm nền tảng quan trọng và cơ bản, cung cấp dịch vụ dữ liệu không gian địa lý cho các ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phục vụ chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh”.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, ba nhóm giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm cũng được Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh xác định, gợi mở đối với Viện Khoa học đo đạc và bản đồ.

Về nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ, cần thiết xây dựng chương trình hành động cụ thể để nghiên cứu, chuyển giao, triển khai các công nghệ mới về đo đạc bản đồ và hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia. Trong đó, ưu tiên lựa chọn nghiên cứu một số công nghệ lõi như: điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn trong thu nhận, cập nhật, xử lý và cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc bản đồ và hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia.

Xứng đáng là cơ quan nghiên cứu khoa học cơ bản đầu ngành trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ -1
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh tặng lẵng hoa chúc mừng Viện Khoa học đo đạc và bản đồ

Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ theo hướng tiên tiến, hiện đại để tham gia xây dựng và hoàn thiện hạ tầng, cơ sở dữ liệu không gian địa lý quốc gia theo phương châm “ĐÚNG, ĐỦ, SẠCH, SỐNG” phục vụ các lĩnh vực của Ngành tài nguyên và môi trường và làm nền tảng quan trọng, cơ bản, cung cấp dịch vụ dữ liệu không gian địa lý cho các ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

Trong đó, ưu tiên, chú trọng nghiên cứu các nhiệm vụ đo đạc và bản đồ phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đảm bảo quốc phòng, an ninh; nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ theo hướng tiên tiến, hiện đại.

Đồng thời, tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế trong hoạt động đo đạc và bản đồ để thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trao đổi chuyên gia, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong đo đạc bản đồ và hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; mở rộng việc tham gia và ứng cử vào các tổ chức của Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế, khu vực về đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý.

Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng cho phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ, nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Kỹ thuật trắc địa - bản đồ, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao về đo đạc bản đồ cho Bộ cũng như các bộ, ngành có liên quan là nhiệm vụ trọng yếu bởi con người là hạt nhân của sự phát triển.

Theo Bộ trưởng, muốn nâng cao chất lượng phải đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy về đo đạc và bản đồ phù hợp với xu hướng phát triển của ngành Đo đạc và Bản đồ. Tăng cường phối hợp, hợp tác với nước ngoài trong việc đào tạo cho các lĩnh vực, chuyên ngành mà Việt Nam chưa có điều kiện đào tạo để phát triển đội ngũ cán bộ đo đạc và bản đồ chuyên sâu, chất lượng cao.

Viện cũng cần tăng cường phối hợp với các trường, cơ sở đào tạo xây dựng chương trình và đào tạo về đo đạc và bản đồ, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn trong thu nhận, cập nhật, xử lý và cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc bản đồ và hạ tầng dữ liệu không gian địa lý. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ tại các bộ, ngành, địa phương; xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành về đo đạc và bản đồ.

Về bảo đảm điều kiện thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của Viện, cần tiếp tục làm tốt công tác xây dựng đảng, giáo dục chính trị, tư tưởng; tạo lập môi trường làm việc dân chủ, đoàn kết, kỷ luật, kỷ cương; thật sự phát huy tự do sáng tạo; trong đó, xác định nghiên cứu khoa học là công việc rất khó, đòi hỏi mỗi người phải hết sức tâm huyết, say mê, khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe, học hỏi và tôn trọng lẫn nhau.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, đội ngũ Lãnh đạo Viện cần quan tâm nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đổi mới mạnh mẽ tổ chức và cơ chế hoạt động của Viện; chăm lo xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện làm việc; bảo đảm đời sống của cán bộ, viên chức; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, có chính sách, biện pháp thu hút các nhà khoa học có trình độ cao ở trong và ngoài nước, trọng dụng nhân tài, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Nhiệm vụ đặt ra cho ngành tài nguyên và môi trường nói chung và lĩnh vực đo đạc và bản đồ nói riêng rất nặng nề, nhưng Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tin tưởng, trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn vừa qua, với sự đồng lòng, đoàn kết, trí tuệ, tinh thần đổi mới, sáng tạo và quyết tâm cao của đội ngũ lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động, Viện Khoa học đo đạc và bản đồ sẽ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp ngày càng nhiều hơn nữa cho sự phát triển của ngành cũng như kinh tế - xã hội của đất nước.

Khoa học - Công nghệ

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Khoa học - Công nghệ

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên đang đe dọa sự phát triển bền vững của nhân loại. Do vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng vật liệu bền vững trở thành một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Với chủ đề “Vật liệu cho Tương lai Bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture sẽ quy tụ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, nhằm mang tới những góc nhìn sâu sắc và trao đổi khoa học chất lượng cao về tương lai của vật liệu bền vững.

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội
Công nghệ

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội

Việc tích hợp VNeID lên ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) là một trong những bước đột phá trong phát triển các ứng dụng nền tảng thuộc Đề án 06 Chính phủ của TP. Hà Nội. Ứng dụng iHanoi hiện cung cấp tiện ích trong 3 lĩnh vực: Lĩnh vực giao thông, giáo dục và truyền thông, tin tức.

Làm chủ công nghệ để gia tăng năng suất
Khoa học - Công nghệ

Làm chủ công nghệ để gia tăng năng suất

Theo ông  Nguyễn Tùng Lâm, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, ứng dụng công nghệ hiện đại là giải pháp tối ưu nhằm nâng cao năng suất. Tuy nhiên, tại nhiều doanh nghiệp, năng lực quản trị của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp vẫn chưa theo kịp tốc độ đổi mới về công nghệ, điều đó cho thấy, “công nghệ vào rất nhanh nhưng năng lực để làm chủ công nghệ của chúng ta còn thấp”.

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024: 10 sản phẩm công nghệ lọt vào Chung kết
Công nghệ

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024: 10 sản phẩm công nghệ lọt vào Chung kết

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024 (Data for life 2024) do Bộ Công an phát động nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng các tài năng trẻ trong việc phát huy sáng tạo, đưa ra những ý tưởng và sản phẩm công nghệ thông tin thiết thực phục vụ xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số.

Đại diện Quỹ GE Vernova Foundation và ASSIST Asia trao chứng nhận tượng trưng
Khoa học - Công nghệ

Dự án RENEW Skills: Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng tái tạo

Xây dựng một lực lượng lao động có tay nghề cao cho ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam; củng cố năng lực cho các cơ sở giáo dục và thúc đẩy cơ hội việc làm hấp dẫn... là mục tiêu được đưa ra tại Lễ khởi động Dự án đào tạo về điện gió - RENEW Skills được tổ chức tại Trường Đại học Điện lực sáng 14.11.

Thúc đẩy nội địa hóa các thiết bị công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí
Khoa học - Công nghệ

Thúc đẩy nội địa hóa các thiết bị công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí

Nghị quyết số 115/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ đã nêu rõ, cần tập trung nâng cao năng lực khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển nhằm tạo sự bứt phá về hạ tầng công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ....

10 tháng năm 2024, số vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%
Công nghệ

10 tháng năm 2024, số vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%

Hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ghi nhận số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong tháng 10.2024 là 204, giảm 18,4% so với tháng trước và 79,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế từ đầu năm 2024 đến hết tháng 10, Việt Nam đã gặp 4.483 sự cố tấn công mạng, giảm hơn 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Hai đơn vị trao kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo.
Khoa học - Công nghệ

Phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo

Sáng ngày 11.11, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận phối hợp giữa Cục Phát triển công nghệ đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an, về kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo.

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
Khoa học - Công nghệ

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Khoa học công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là “động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả”, là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương. Đây là đánh giá của các đại biểu tại Hội nghị giao ban Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy và Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Triết trao Giải thưởng KHCN Quả Cầu Vàng cho 10 tài năng trẻ xuất sắc trong lĩnh vực KHCN
Khoa học - Công nghệ

Trao giải thưởng Quả cầu vàng 2024

Tối 8.11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024. Tham dự buổi lễ có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy; Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết.