Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm: Lấy con người làm trung tâm, linh hoạt và thích ứng

Điểm chung của các bộ nguyên tắc trí tuệ nhân tạo (AI) có trách nhiệm trên thế giới là các nguyên tắc nền tảng: vì lợi ích của con người; đa dạng, bao trùm, không phân biệt đối xử; an toàn, bảo đảm quyền riêng tư và quản trị dữ liệu; minh bạch, trách nhiệm và trách nhiệm giải trình…

Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm: Lấy con người làm trung tâm, linh hoạt và thích ứng -4
Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế

Ngày 5.7, với sự hỗ trợ của Chương trình Aus4Innovation, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng bộ nguyên tắc thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm”,có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế.

Mục tiêu của hội thảo là thảo luận kinh nghiệm quốc tế về xây dựng Bộ nguyên tắc thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của AI có trách nhiệm; trên cơ sở đó, tổng hợp khuynh hướng - mô hình điển hình trên thế giới và bước đầu rút ra một số hàm ý chính sách về phát triển AI có trách nhiệm ở Việt Nam.

Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm: Lấy con người làm trung tâm, linh hoạt và thích ứng -0
Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS. TS. Nguyễn Thị Quế Anh phát biểu chào mừng hội thảo

Các tham luận trình bày cũng như các ý kiến thảo luận tại hội thảo đều khẳng định, AI ngày càng phát triển nhanh chóng và tác động tới mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia. Bên cạnh những lợi ích to lớn, sự phát triển của AI cũng đã và đang làm dấy lên những quan ngại về các rủi ro tiềm ẩn khi các ứng dụng AI vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp lý như việc các thuật toán có thể gây ra sự thiên vị, phân biệt đối xử, bất bình đẳng, xâm phạm quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân…

Xây dựng niềm tin và hạn chế rủi ro

Trong 5 năm từ 2019 - 2024, các tổ chức quốc tế, các quốc gia và khu vực đã có động thái tích cực, khẩn trương trong xây dựng thể chế, chính sách, bộ nguyên tắc đạo đức nhằm thúc đẩy sự phát triển của AI đáng tin cậy và có trách nhiệm, hạn chế rủi ro, tác động tiêu cực do AI mang lại.

Đáng chú ý, năm 2021, UNESCO đã ban hành “Khuyến nghị về các khía cạnh đạo đức của AI” nhằm hướng dẫn các quốc gia giải quyết một cách có trách nhiệm những tác động của AI đối với con người, xã hội, môi trường và hệ sinh thái. TS. Jonathan Wallace Baker - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết, Khuyến nghị dựa trên các giá trị và nguyên tắc được kết nối với nhau. Các giá trị gồm: tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, các quyền tự do cơ bản và phẩm giá con người; môi trường và hệ sinh thái hưng thịnh; bảo đảm tính đa dạng và toàn diện; xã hội hòa bình, công bằng và gắn kết.

Bên cạnh đó là 10 nguyên tắc, trong đó cân đối và không gây hại; an toàn và bảo mật; công bằng và không phân biệt đối xử; bền vững; quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu; sự giám sát và quyết tâm của con người; minh bạch và khả năng giải thích; trách nhiệm và trách nhiệm giải trình...

“Các nguyên tắc đã có từ nhiều năm nhưng Khuyến nghị đi vào chi tiết các hành động cụ thể nhằm bảo đảm trách nhiệm giải trình, trách nhiệm, minh bạch cũng như các quy định cần thiết để bảo đảm nhà nước pháp quyền”, TS. Jonathan Wallace Baker nhấn mạnh.

Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm: Lấy con người làm trung tâm, linh hoạt và thích ứng -1
TS. Kim Wimbush, Tham tán Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO), Giám đốc Chương trình Aus4Innovation phát biểu tại hội thảo

Năm 2023, Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công bố việc thành lập mạng lưới về AI có trách nhiệm để khuyến khích phát triển và ứng dụng AI có trách nhiệm ở nước này. Theo GS. TS. Andy Hall, nghiên cứu viên cao cấp, Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO), AI có trách nhiệm ở Australia là một ví dụ về quy trình tư vấn xây dựng lòng tin. Chính phủ Australia sử dụng khuôn khổ dựa trên rủi ro để hỗ trợ việc sử dụng AI một cách an toàn và ngăn ngừa tác hại xảy ra từ AI, bao gồm cả việc xem xét nghĩa vụ đối với các nhà phát triển và triển khai AI dựa trên mức độ rủi ro do việc sử dụng, triển khai hoặc phát triển AI gây ra. Cân bằng nhu cầu đổi mới và nhu cầu bảo vệ lợi ích cộng đồng, bao gồm quyền riêng tư, bảo mật và an toàn công cộng và trực tuyến.

Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm: Lấy con người làm trung tâm, linh hoạt và thích ứng -2
GS. TS. Andy Hall, nghiên cứu viên cao cấp, Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Australia (CSIRO) nhấn mạnh: Công nghệ không có tốt hay xấu mà quan trọng là lựa chọn của người dùng

“Đặc biệt, Chính phủ Australia đặt người dân và cộng đồng làm trung tâm khi phát triển và thực hiện các phương pháp quản lý của mình. Điều này có nghĩa là giúp bảo đảm AI được thiết kế, phát triển và triển khai có xem xét nhu cầu, khả năng và bối cảnh xã hội của mọi người”, GS. TS. Andy Hall nhấn mạnh.

Bảo đảm các nguyên tắc nền tảng

Tại Việt Nam, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030, trong đó nêu rõ định hướng: “Phát triển và ứng dụng AI lấy con người và doanh nghiệp làm trung tâm, tránh lạm dụng công nghệ và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân”. Đây là định hướng quan trọng và xuyên suốt phải bảo đảm trong việc hoàn thiện, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hành lang pháp lý liên quan đến AI.

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, có xem xét đến các đặc thù Việt Nam, ngày 11.6 vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 1290/QĐ-BKHCN hướng dẫn một số nguyên tắc về nghiên cứu, phát triển các hệ thống AI có trách nhiệm (Hướng dẫn AI R&D).

Theo ông Trần Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ, cần thúc đẩy áp dụng, thực hành các nguyên tắc này vào thực tiễn. Tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm các nước, khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về AI; hướng dẫn để phát triển AI có trách nhiệm trong các ngành/lĩnh vực, dựa trên đặc thù của từng lĩnh vực như y tế, giáo dục, nông nghiệp…

Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm: Lấy con người làm trung tâm, linh hoạt và thích ứng -3
TS. Đỗ Giang Nam, nhóm nghiên cứu Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, trình bày tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm và giá trị tham khảo cho Việt Nam 

Từ kinh nghiệm quốc tế, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị cho quá trình xây dựng Bộ nguyên tắc và một số hướng dẫn cho phát triển AI có trách nhiệm ở Việt Nam. Theo đó, để phát triển AI có trách nhiệm, cần hệ thống thể chế, chính sách, nguyên tắc điều chỉnh, với sự kết hợp chặt chẽ giữa các quy định pháp luật cứng mang tính ràng buộc với các quy tắc “mềm” như đạo đức, hướng dẫn, khuyến nghị. Bởi pháp luật thường đi sau sự phát triển công nghệ, đối với các công nghệ mới nổi, cách tiếp cận kết hợp giữa luật cứng và luật mềm là sự lựa chọn phù hợp nhất.

Việc xây dựng bộ nguyên tắc đạo đức thúc đẩy sự phát triển của AI có trách nhiệm là nhu cầu tất yếu khách quan để xây dựng niềm tin của người dùng và xã hội nói chung vào các hệ thống AI đang được phát triển và ứng dụng ngày càng sâu rộng vào mọi mặt đời sống xã hội. Do AI đang phát triển nhanh chóng nên Bộ nguyên tắc và các hướng dẫn về AI có trách nhiệm cần mang tính linh hoạt, thích ứng, thường xuyên được đánh giá, cập nhật, bổ sung.

Điểm chung của các bộ nguyên tắc AI có trách nhiệm trên thế giới là các nguyên tắc nền tảng: vị nhân sinh, vì lợi ích của con người; tôn trọng tính tự chủ và sự giám sát của con người; bền vững và an toàn; bảo đảm quyền riêng tư và quản trị dữ liệu; minh bạch và có thể giải thích được; đa dạng, bao trùm; bình đẳng, không phân biệt đối xử; trách nhiệm và trách nhiệm giải trình… Đó là những kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với Việt Nam, tuy nhiên khi áp dụng cần xem xét đến những đặc thù kinh tế - xã hội của nước ta để có quy định phù hợp.

Khoa học - Công nghệ

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất
Công nghệ

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất

Việc chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và năng suất lâu dài của đất đai góp phần bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam. Do đó, cần thực hiện nhiều giải pháp như, thúc đẩy thu hút nguồn lực, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về đất, tăng cường truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng. Đặc biệt cần lắng nghe “tiếng nói”, bắt bệnh cho đất một cách chính xác…

Diễn đàn đa phương MSF 2024: Hướng tới một Việt Nam bao trùm số
Kinh tế

Diễn đàn đa phương MSF 2024: Hướng tới một Việt Nam bao trùm số

“Việt Nam, với một tầm nhìn năng động và sáng tạo, đang nhanh chóng nắm bắt cơ hội để vươn mình trở thành một quốc gia số hàng đầu", ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam, nói trong Diễn đàn đa phương (MSF) 2024 với chủ đề “Phát triển con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số” diễn ra tại Hà Nội, chiều 18.10.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm ứng dụng khoa học và công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng khoa học và công nghệ khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng; ứng dụng giải pháp cảnh báo kết hợp nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu; cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương... Đó là những giải pháp được đặt ra tại Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội Vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức mới đây.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bế Đăng Khoa kiểm tra đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen gà xương đen, thịt đen bản địa (gà Mông)
Khoa học - Công nghệ

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ có sự chuyển biến tích cực với nhiều thành tựu trong nghiên cứu, điều tra, góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Khoa học và công nghệ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng thu nhập người dân.

Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Khoa học - Công nghệ

Tháo gỡ triệt để các rào cản, vướng mắc

Đây là ý kiến của hầu hết đại biểu tại hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XIX nhằm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong 5 năm qua và định hướng nhiệm vụ trọng tâm những năm tiếp cho sự phát triển Vùng.

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel
Công nghệ

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel

“Để vào được cuộc sống, đầu tiên là phải để khách hàng chấp nhận được sản phẩm của mình. Cụ thể là sản phẩm phải tốt, có giá cả phù hợp, có thể duy trì được trong thời gian lâu dài. Tôi nghĩ đó là những yếu tố cần thiết”, Thiếu tướng Tống Viết Trung, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, chia sẻ.

Mô hình cây lan thạch hộc đem lại giá trị kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Khoa học và công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Khoa học và công nghệ (KH-CN) là một trong các yếu tố quan trọng, có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Thời gian qua, hoạt động KH-CN tỉnh Cao Bằng không ngừng đổi mới, phát huy hiệu quả, đặc biệt là việc ứng dụng KH-CN vào các lĩnh vực, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm
Khoa học - Công nghệ

Khai mạc Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024

Sáng 10.10, tại Hà Nội, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức khai mạc “Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024”. Tham dự sự kiện có hơn 150 đại biểu đại diện các bộ, ngành, nhà xuất bản, các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel
Công nghệ

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel

Đầu tháng 9.2024, Viettel còn khoảng gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G, giảm rất nhiều so với con số 8 triệu từ đầu năm. Nỗ lực ở giai đoạn nước rút để 100% khách hàng không bị gián đoạn liên lạc khi cả nước chính thức dừng cung cấp dịch vụ 2G phản ánh toàn diện nhất tinh thần phụng sự của Viettel. Điều này càng ý nghĩa hơn khi được đặt trong bối cảnh nhà mạng đang hướng tới kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động (15.10.2004 - 15.10.2024).

Toàn cảnh buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tự động hóa Việt Nam
Khoa học

Hội Tự động hoá Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Chiều ngày 8.10 tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam đã tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập. Tham dự lễ kỷ niệm có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng; Chủ tịch danh dự Vusta Đặng Vũ Minh.

Giá trị xuất khẩu nông sản năm 2023 đạt 53 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Bài 3: Đóng góp hiệu quả của khoa học, công nghệ cho nông nghiệp

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình được triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng giá trị xuất khẩu nông sản đạt 53 tỷ USD trong năm 2023.