Thị trường tín chỉ carbon: Cần sự tiếp sức kịp thời từ cơ chế, chính sách

Tại Tọa đàm: “Thị trường tín chỉ carbon - đường đến Net Zero” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 23.8, các đại biểu cho rằng, thị trường carbon đang trở thành xu hướng toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc chơi. Việc hoàn thiện khung pháp lý, tiếp sức kịp thời từ cơ chế, chính sách là những yếu tố quyết định để phát triển thị trường này.

Thị trường tín chỉ carbon: Cần sự tiếp sức kịp thời từ cơ chế, chính sách -0
Các đại biểu dự tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

“Chúng ta nhận thức về thị trường tín chỉ carbon từ rất sớm”

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi nhấn mạnh điều này khi nói về cơ chế, chính sách cho thị trường carbon ở nước ta. Cụ thể, từ năm 2013, khi Trung ương ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã nêu vấn đề này. Gần đây, tại Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI tiếp tục khẳng định sẽ thực hiện các chủ trương, giải pháp để phát triển thị trường carbon. Trong Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đưa ra các giải pháp để hướng tới việc phát triển thị trường carbon.

Thị trường tín chỉ carbon: Cần sự tiếp sức kịp thời từ cơ chế, chính sách -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi phát biểu. Ảnh: Duy Thông

Năm 2014, khi Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường, đã quy định về phát triển thị trường carbon tại điểm d, khoản 1, Điều 41. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 tiếp tục khẳng định và quy định cụ thể hơn về phát triển thị trường carbon tại Điều 139.

Thời gian gần đây, đặc biệt sau khi tham gia Thỏa thuận Paris năm 2015, triển khai các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị các bên tham gia công ước khung của Liên Hợp Quốc lần thứ 26, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP và một số quyết định về triển khai kết quả sau Hội nghị COOP 26, quy định một số vấn đề liên quan đến kiểm kê hiệu ứng nhà kính…

Thị trường tín chỉ carbon: Cần sự tiếp sức kịp thời từ cơ chế, chính sách -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi phát biểu. Ảnh: Duy Thông

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi cho rằng, các chính sách này bước đầu tạo ra khuôn khổ pháp lý để phát triển thị trường carbon. Hiện các bộ, ngành vẫn đang tiếp tục tập trung xây dựng các quy định liên quan, đặc biệt là các quy định về quản lý quy trình carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon, xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch liên quan đến tín chỉ carbon. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện để thí điểm cơ chế trao đổi bù trừ tín chỉ carbon, nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp.

Thị trường tín chỉ carbon: Cần sự tiếp sức kịp thời từ cơ chế, chính sách -0
Cố vấn chiến lược Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu Phạm Hồng Quân phát biểu. Ảnh: Duy Thông

Cố vấn chiến lược Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu Phạm Hồng Quân cho rằng, mặc dù các chính sách pháp lý về tín chỉ carbon còn chậm, nhưng hy vọng “chậm” mà “chắc”, để nguồn tài chính liên quan đến giảm phát thải giữ lại trong nước và không bị thất thoát khi tham gia vào cơ chế tín chỉ carbon.

Thị trường tín chỉ carbon: Cần sự tiếp sức kịp thời từ cơ chế, chính sách -0
Cố vấn chiến lược Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu Phạm Hồng Quân phát biểu. Ảnh: Duy Thông

Theo ông Quân, Việt Nam có thể học hỏi thêm kinh nghiệm xây dựng tín chỉ carbon của EU, Hàn Quốc, Indonesia. Từ bài học của các quốc gia này, chúng ta có thể đưa ra những giải pháp thực hiện chuẩn chỉnh hơn, chính xác hơn, hạn chế thao túng thị trường. Đặc biệt, việc sửa đổi Nghị định số 06/2022/NĐ-CP cần có điều khoản ràng buộc hạn ngạch không được trao đổi quá tỷ lệ % carbon nhất định, tránh thao túng, lợi dụng kẽ hở chính sách. 

Đầu tư vào nguồn nhân lực

Thực tế, nhu cầu về nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực tín chỉ carbon ngày càng trở nên cấp thiết. Điều này đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam trong việc đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường carbon, một lĩnh vực đầy tiềm năng nhưng cũng không kém phần phức tạp.

Theo GS. TS Hoàng Văn Sâm, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Lâm nghiệp, nguồn nhân lực cho thị trường tín chỉ carbon hiện nay còn khá khiêm tốn. Đây là vấn đề thách thức đối với Việt Nam khi tham gia thị trường tín chỉ carbon, kể cả phạm vi trong nước và toàn cầu.

Thị trường tín chỉ carbon: Cần sự tiếp sức kịp thời từ cơ chế, chính sách -0
Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Đại học Lâm nghiệp, GS. TS Hoàng Văn Sâm phát biểu. Ảnh: Duy Thông

Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho việc phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, GS. TS Hoàng Văn Sâm cho rằng, cần xây dựng được đội ngũ chuyên gia mạnh ở cấp quốc gia về thị trường carbon. Trong đó, xây dựng các dự án về tín chỉ carbon, đo lường, tính toán lượng phát thải, lưu trữ carbon, xây dựng báo cáo, tiêu chuẩn và đàm phán mua bán tín chỉ carbon.

Thị trường tín chỉ carbon: Cần sự tiếp sức kịp thời từ cơ chế, chính sách -0
Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Đại học Lâm nghiệp, GS. TS Hoàng Văn Sâm phát biểu. Ảnh: Duy Thông

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực về tín chỉ và thị trường carbon; mở rộng hợp tác quốc tế và phát triển các dịch vụ liên quan đến tín chỉ carbon, các chương trình, dự án để Việt Nam vừa thực hiện các cam kết quốc tế, vừa góp phần nâng cao năng lực đội ngũ.

Hiện nay, Trường Đại học Lâm nghiệp đã xây dựng ngành đào tạo chuyên môn hóa về quản lý phát thải carbon, tính toán lượng hấp thụ và lưu trữ carbon, lồng ghép các môn học liên quan đến biến đổi khí hậu. Trường cũng tập trung đào tạo chuyên sâu hơn về dịch vụ carbon rừng, thiết kế và vận hành các khoá tập huấn ngắn hạn liên quan đến thị trường carbon, triển khai các chương trình nghiên cứu về thị trường để góp phần xây dựng chính sách carbon cho Việt Nam, nghiên cứu về tính toán carbon rừng bằng công nghệ tiên tiến.

Khoa học - Công nghệ

Viettel tặng điện thoại 4G miễn phí cho khách hàng
Công nghệ

Viettel tặng điện thoại 4G miễn phí cho khách hàng

Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết, từ ngày 1.9.2024 sẽ hỗ trợ chuyển đổi lên 4G miễn phí cho khách hàng sử dụng máy 2G. Theo đó, Viettel Telecom sẽ dành tặng máy điện thoại phím bấm 4G (Feature Phone) cho khách hàng không có điều kiện nâng cấp máy điện thoại 2G lên 4G.

Dừng cung cấp mạng di động GSM (2G) từ 16.9
Công nghệ

Dừng cung cấp mạng di động GSM (2G) từ 16.9

Đây là một trong những nội dung được quy định trong Thông tư 04/2024/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy hoạch băng tần 880-915 MHz và 925-960 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT của Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt làm việc với tỉnh Quảng Ngãi
Khoa học - Công nghệ

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt làm việc với tỉnh Quảng Ngãi

Chiều 30.8, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Ngãi về tình hình hoạt động khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; định hướng hoạt động khoa học và công nghệ (KH - CN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong thời gian tới.

Tối ưu hóa hiệu quả trong lĩnh vực y tế nhờ AI
Khoa học

Tối ưu hóa hiệu quả trong lĩnh vực y tế nhờ AI

Trí tuệ nhân tạo có thể tối ưu hóa việc chẩn đoán bệnh, quản lý hồ sơ y tế, hỗ trợ điều trị, phân tích dữ liệu gene, đề xuất phương pháp điều trị ung thư cho bệnh nhân... Đó là chia sẻ về ứng dụng AI trong y tế - một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp... tại workshop "Ứng dụng AI trong lĩnh vực y tế" trong khuôn khổ AI4VN.

Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển, ứng dụng AI tạo sinh
Khoa học

Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển, ứng dụng AI tạo sinh

Thảo luận tại phiên AI Summit - AI4VN 2024, các chuyên gia cho rằng, để đón đầu làn sóng AI tạo sinh, Việt Nam cần chú trọng phát triển 3 trụ cột AI gồm con người, tài nguyên và công cụ. Trong đó, cần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, khuyến khích, đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển AI tạo sinh. Khai thác, xây dựng cơ sở dữ liệu để chia sẻ và chủ động kiểm soát nội dung, bảo đảm an toàn dữ liệu quốc gia.

Hợp tác, chia sẻ để phát triển hệ sinh thái AI bền vững
Khoa học

Hợp tác, chia sẻ để phát triển hệ sinh thái AI bền vững

Phát biểu tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2024 - AI4VN 2024, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chia sẻ, Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Ngày càng nhiều lĩnh vực kinh tế được hưởng lợi từ AI. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của AI cũng đặt ra nhiều thách thức.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa tương xứng với lợi thế
Công nghệ

Phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa tương xứng với lợi thế

Nhận định về công nghiệp hỗ trợ, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, ở vị trí trung tâm châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có nhiều lợi thế trong quá trình tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu. Mặc dù vậy, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa tương xứng với lợi thế. 

Gia tăng lỗ hổng bảo mật và tấn công mã hóa dữ liệu
Khoa học - Công nghệ

Gia tăng lỗ hổng bảo mật và tấn công mã hóa dữ liệu

Ngày 26.8, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố báo cáo tình hình an ninh mạng nửa đầu năm 2024. Báo cáo cung cấp thông tin về tình trạng lọt lộ dữ liệu, các lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt, tấn công mã hoá dữ liệu tống tiền (ransomware), tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).