Thận trọng trong quản lý chiếu xạ y tế

PGS.TS Vương Hữu Tấn - Nguyên Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

Nhiều người dân hàng năm đều kiểm tra sức khỏe hai lần và lần nào cũng được chụp X-quang, cộng hưởng từ MRI, chụp CT… Điều này tiềm ẩn rủi ro với sức khỏe, do đó cần hết sức thận trọng trong quản lý chiếu xạ y tế.

Tiềm ẩn rủi ro từ chiếu xạ

Trung bình mỗi năm, một người sẽ bị chiếu xạ tự nhiên (bức xạ vũ trụ, phóng xạ tự nhiên trong đất đá, phóng xạ trong chính cơ thể con người và chiếu xạ từ khí Radon) với liều 2,4mSv. Chiếu xạ tự nhiên này có một xác suất nhất định dẫn đến ung thư, không thể tránh được.

Chiếu xạ bổ sung ngoài chiếu xạ tự nhiên cũng có xác suất gây ra ung thư tùy thuộc vào liều chiếu xạ. Có giả thiết cho rằng, xác suất gây ung thư là tỷ lệ thuận với liều chiếu xạ với hệ số góc là 0,005%/mSv, tức là mỗi một mSv liều chiếu sẽ có xác suất gây ra ung thư là 0,005%. Như vậy, nếu liều chiếu xạ 100 mSv thì xác xuất bị ung thư sẽ là 0,5%, tức là nếu có 200 người bị chiếu xạ với liều 100 mSv thì sẽ có 1 người bị ung thư. Vì vậy, cần giảm tối đa các liều chiếu xạ không cần thiết khi làm việc với bức xạ.

Ảnh minh họa. Nguồn: ITN
Ảnh minh họa. Nguồn: ITN

Đối với người dân bình thường thì liều chiếu xạ bổ sung này chủ yếu là từ chiếu xạ y tế khi thăm khám chữa bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy quy luật tỷ lệ thuận không đúng với liều chiếu nhỏ, tức là xác suất ung thư do liều chiếu xạ nhỏ còn cao hơn theo quy luật tuyến tính nêu trên. Do đó, cần hết sức thận trọng trong quản lý chiếu xạ y tế. Người dân cần phải cân nhắc và tham vấn bác sĩ trước khi quyết định làm các chiếu chụp y tế.

Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN quy định về giới hạn liều chiếu xạ. Cụ thể, đối với giới hạn liều nghề nghiệp cho những người mà nghề nghiệp của họ gắn với việc sử dụng bức xạ và nguồn phóng xạ, liều hiệu dụng là 20 mSv trong một năm được lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau (100 mSv trong 5 năm) và 50 mSv trong một năm đơn lẻ bất kỳ, nhưng phải bảo đảm trung bình trong một năm cho cả giai đoạn 5 năm vẫn không vượt quá 20 mSv.

Đối với giới hạn liều công chúng, tức là cho người dân bình thường, liều hiệu dụng là 01 mSv trong một năm. Trong những trường hợp đặc biệt có thể áp dụng giá trị giới hạn liều hiệu dụng cao hơn 1 mSv, với điều kiện giá trị liều hiệu dụng lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau không vượt quá 1 mSv trong một năm.

Giá trị liều chiếu xạ khi chụp chiếu y tế có số liệu trung bình đối với chụp X-quang như sau: đầu 0,07 mSv; răng <0,1 mSv; phổi 0,1 mSv; ổ bụng 0,5 mSv; xương chậu 0,8 mSv; cột sống 2 mSv; ruột 6 mSv; chân tay 0,06 mSv. Còn đối với chụp CT đầu là 2 mSv; phổi 10 mSv; ổ bụng 10 mSv; xương chậu 10 mSv; cột sống 5 mSv.

Như vậy, nếu năm nào cũng chụp CT toàn thân hai lần thì liều chiếu xạ đã là 20 mSv. Điều này vi phạm quy định về giới hạn liều chiếu xạ dân chúng chỉ là 01 mSv/năm và có thể có một năm riêng lẻ chịu 5 mSv, nhưng phải bảo đảm trong 5 năm giá trị trung bình cho một năm cũng không được vượt quá 01 mSv. Trong trường hợp buộc phải khám chữa bệnh thì liều chiếu xạ phải theo chỉ định của bác sĩ trên cơ sở cân đối giữa lợi ích và tác hại của bức xạ; phải được trao đổi cụ thể để bệnh nhân hiểu rõ và đồng ý. Nếu thăm khám định kỳ hàng năm thì phải cân nhắc có nên năm nào cũng chụp CT hai lần không vì liều chiếu xạ là khá cao.

Giá trị liều chiếu chụp nêu trên là trong điều kiện chuẩn (thiết bị chuẩn, nhân viên chụp chiếu được đào tạo bài bản). Nếu thiết bị không chuẩn hoặc nhân viên chụp chiếu được đào tạo không bài bản thì liều chiếu xạ có thể còn cao hơn.

Bổ sung quy định quản lý an toàn trong sử dụng bức xạ không ion hóa

Ngoài bức xạ ion hóa như X-quang, bức xạ gamma, các hạt tích điện, notron, trong thực tế còn có các loại bức xạ không ion hóa cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe con người như từ trường, điện trường, tia laze, sóng cao tần, sóng siêu âm… Các thăm khám chữa bệnh cũng sử dụng các thiết bị bức xạ không ion hóa như thiết bị cộng hưởng tử (MRI), thiết bị laze, thiết bị siêu âm, thiết bị từ trường…

Hiện nay, Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 chỉ quản lý về bảo đảm an toàn bức xạ ion hóa, còn các loại bức không ion hóa nêu trên thì không rõ có luật nào quản lý về bảo đảm an toàn không? Nếu chưa có thì Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) sắp tới cần bổ sung thêm quy định về quản lý an toàn trong sử dụng bức xạ không ion hóa để bảo vệ người dân khỏi các tác hại không mong muốn.

Khoa học - Công nghệ

Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển
Công nghệ

Việt Nam tăng hai bậc về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Đây là thông tin do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố tại buổi lễ báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu Global Innovation Index - GII năm 2024 được tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 26.9. Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023, đặc biệt, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là chỉ số nhập khẩu công nghệ cao; xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo - thành viên đồng sáng lập C4IR phát biểu
Công nghệ

Những bước chân tiên phong thu hút “đại bàng” về hợp lực

Ngay khi Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) được xúc tiến thành lập, một số doanh nghiệp lớn trong nước đã có những dự án điển hình, thu hút “đại bàng” về hợp lực. Đặc biệt, ngày khánh thành vinh dự được đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và gửi gắm niềm tin và kỳ vọng C4IR khai mở động lực mới cho TP. Hồ Chí Minh và cả nước.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan triển lãm Công nghệ chip bán dẫn tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Công nghệ

Tháo “nút thắt” về thể chế, chính sách

Những ngày cuối cùng của tháng 9 đã đón nhận tin vui cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nước nhà. Trước hết, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024; sự kiện Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR). Tuy nhiên, để Việt Nam nâng cao vị thế và vai trò của mình trong bản đồ đổi mới sáng tạo khu vực và trên thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, nút thắt về thể chế, chính sách là rào cản lớn nhất cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Blockchain trong giám sát chuỗi cung ứng đang được sử dụng rộng rãi
Công nghệ

Tạo "sân chơi lớn" cho ngành Blockchain phát triển

Mặc dù được đánh giá có nhiều tiềm năng để Blockchain phát triển, song hiện nay nhiều Startup và công ty Blockchain của người Việt phải đặt trụ sở tại nước ngoài để dễ dàng hoạt động và gọi vốn. Đây cũng là một dạng “chảy máu chất xám và nguồn lực", nguyên nhân chính do pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có những quy định và khung pháp lý rõ ràng về lĩnh vực này. Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần sớm xây dựng, hoàn chỉnh về chính sách và khung pháp lý để tạo "sân chơi lớn" cho ngành Blockchain phát triển.

Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền trao giải thưởng Nhà sáng tạo nội dung số xuất sắc
Khoa học - Công nghệ

Lễ trao Giải thưởng nội dung số Việt Nam năm 2024 vinh danh 12 tổ chức, cá nhân

Chiều 27.9, Lễ trao Giải thưởng nội dung số Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại Hà Nội, vinh danh 12 tổ chức, cá nhân có những sản phẩm nội dung số đóng góp tích cực cho cộng đồng. Đây là giải thưởng sáng tạo thường niên do Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA) và Liên minh sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA) tổ chức.

Tập đoàn IPPG tổ chức thành công cuộc thi ROBOG toàn quốc
Khoa học - Công nghệ

Tập đoàn IPPG tổ chức thành công cuộc thi ROBOG toàn quốc

Cuộc thi ROBOG toàn quốc do IPPTech (thuộc Tập đoàn IPPG) phối hợp với Hãng UBTech, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Lạc Hồng tổ chức dưới sự chỉ đạo chuyên môn của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Công nghệ Thông tin - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Toàn cảnh buổi làm việc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga
Khoa học - Công nghệ

Việt Nam - Liên bang Nga tăng cường hợp tác chiến lược giáo dục, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga, từ ngày 23 – 28.9, Đoàn công tác Bộ Khoa học và Công nghệ do Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Liên bang Nga nhằm tăng cường và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Toàn cảnh buổi tiếp
Khoa học - Công nghệ

Việt Nam và Vương quốc Anh mở rộng hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao

Đây là nội dung được Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy đề nghị tại buổi tiếp Thị trưởng London Michael Mainelli, Vương quốc Anh nhân đoàn công tác đang có chuyến thăm Việt Nam. Cuộc gặp gỡ đã mở ra nhiều triển vọng mới cho sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và London trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, tài chính, giáo dục và đổi mới sáng tạo.

Phó Vụ trưởng Lưu Quang Minh phát biểu tại Hội thảo
Khoa học - Công nghệ

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học

Ngày 20.9, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Ban Chủ nhiệm các Chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30 tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học”.

8 yêu cầu đối với hạ tầng số Việt Nam
Công nghệ

8 yêu cầu đối với hạ tầng số Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có quyết định ban hành khung phát triển hạ tầng số Việt Nam. Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ rõ các thành phần, yêu cầu phát triển hạ tầng số Việt Nam. Khung phát triển hạ tầng số cũng phản ánh sự tiến hoá, mở rộng từ hạ tầng viễn thông truyền thống đến các hạ tầng mới theo cách tiếp cận riêng của Việt Nam.