Tạo thuận lợi khi thành lập khu công nghệ thông tin tập trung

Góp ý dự thảo Nghị định về khu công nghệ thông tin tập trung, VCCI cho rằng, một số quy định về thành lập, mở rộng khu công nghệ thông tin tập trung còn thiếu phù hợp, có tính chất trùng lặp - giống với thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư...

Tích hợp các tiêu chí, điều kiện theo pháp luật đầu tư

Trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông góp ý dự thảo Nghị định về khu Công nghệ thông tin (CNTT) tập trung.

Cụ thể, Khoản 1, Điều 15 dự  thảo quy định: Quyết định của Thủ tướng thành lập, mở rộng khu CNTT tập trung đồng thời là Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Theo VCCI, quy định này chưa phù hợp, bởi thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là thủ tục riêng rẽ, bắt buộc phải thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư. Bên cạnh đó, thủ tục thành lập, mở rộng khu CNTT tập trung là không cần thiết, bị trùng lặp, giống với các bước khác, đó là thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư vì đều là hoạt động chấp thuận về chủ trương thực hiện dự án. Hơn nữa, việc xác định sự cần thiết của khu CNTT tập trung đã được thực hiện khi xây dựng quy hoạch ngành, quy hoạch tỉnh (và nếu chưa có thì sẽ có thủ tục điều chỉnh quy hoạch).

Ảnh minh hoạ. Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Ngoài ra, theo VCCI, Nghị định 35/2022/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu kinh tế chỉ quy định hai bước thành lập là có trong quy hoạch và thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Nghị định 35 chỉ bổ sung các tiêu chí, điều kiện cần xem xét khi thực hiện chủ trương đầu tư, tương tự như các điều kiện trong thủ tục thành lập, mở rộng khu CNTT tập trung tại dự thảo Nghị định. Do vậy, để bảo đảm cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định về thủ tục thành lập, mở rộng khu CNTT tập trung, và tích hợp các tiêu chí, điều kiện vào thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật đầu tư.

Về công nhận khu CNTT tập trung tại Điều 21, dự thảo quy định các tiêu chí gồm: các hoạt động trong khu, lao động chuyên môn, diện tích tối thiểu và phân khu chức năng. Tuy nhiên, Điều 23 dự thảo lại quy định hồ sơ phải có các nội dung như báo cáo đánh giá hiệu quả đầu tư, báo cáo tài chính, báo cáo đánh giá tác động kinh tế - xã hội và môi trường, bản mô tả phương hướng phát triển. Các yêu cầu về hồ sơ như vậy là không phù hợp với Điều 21 và có nhiều tiêu chí khó định lượng, xác định cụ thể, không rõ như thế nào là đạt và không đạt. Cơ quan soạn thảo cần làm rõ các nội dung này, nếu không làm rõ, đề nghị bỏ các thành phần hồ sơ nêu trên, VCCI đề xuất.

Việc áp dụng quy định về đấu thầu sẽ gặp khó

Bên cạnh các vấn đề trên, khoản 4, Điều 15 dự thảo quy định UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không qua đấu giá, đấu thầu với dự án đầu tư hạ tầng thứ cấp bằng nguồn vốn tư nhân. VCCI cho rằng, quy định này chưa phù hợp, bởi trong trường hợp có nhiều nhà đầu tư cùng muốn tham gia đầu tư sẽ không áp dụng được. 

Theo VCCI, tại mục b, Khoản 1, Điều 29 Luật Đầu tư cho phép áp dụng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Trong khi đó tại khoản 3, Điều 2 Luật Đấu thầu lại chia ra hai trường hợp áp dụng theo pháp luật đất đai, theo pháp luật chuyên ngành. Luật Đất đai quy định áp dụng trong hai trường hợp là khu đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung và theo pháp luật chuyên ngành. Như vậy, quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong Luật Đấu thầu và Luật Đất đai lại đang giao cho pháp luật chuyên ngành quy định trường hợp áp dụng. Khi đó, để có thể áp dụng các quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, Dự thảo cần bổ sung quy định cụ thể cho phép đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu CNTT tập trung. Việc bổ sung quy định này bảo đảm nhiều phương thức lựa chọn nhà đầu tư cho dự án, phù hợp với các trường hợp khác nhau.

Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định cụ thể theo hướng dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu CNTT bằng nguồn vốn tư nhân được áp dụng quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Khoa học - Công nghệ

Chìa khóa mở ra tương lai bền vững cho doanh nghiệp
Khoa học

Chìa khóa mở ra tương lai bền vững cho doanh nghiệp

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO14064-1:2018 về Hệ thống quản lý xác minh và tính toán khí nhà kính là yêu cầu tất yếu từ thực tiễn. Đây cũng là một trong những chứng nhận mà doanh nghiệp sản xuất cần đạt được khi xuất khẩu ra thị trường thế giới, nhất là khu vực EU.

Tổng Bí thư Tô Lâm tham dự triển lãm
Khoa học - Công nghệ

Triển lãm đổi mới sáng tạo về khoa học, công nghệ phục vụ chuyển đổi số quốc gia

Ngày 13.1 tại Văn phòng Quốc hội, trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức đã diễn ra hoạt động tham quan trải nghiệm triển lãm ứng dụng chuyển đổi số. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung

Phát biểu quán triệt nội dung, tinh thần Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, bám sát nội dung của Nghị quyết, nhất là 5 quan điểm chỉ đạo, các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra 41 nhóm chỉ tiêu (gồm 35 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 và 6 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2045) và 7 nhóm nhiệm vụ với 140 nhiệm vụ cụ thể.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu ra tại Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay, 13.1, khi trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” theo sự phân công của Bộ Chính trị.

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Thái Thanh Quý trình bày báo cáo tại Hội nghị. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Điều kiện tiên quyết để đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới

Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong thời gian qua tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương Thái Thanh Quý nêu rõ, chủ đề của Hội nghị chính là con đường để thực hiện các bước nhảy vọt, rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước. Đây là điều kiện tiên quyết, thời cơ hiếm có để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Sự kiện nổi bật

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

*Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, chủ trì
Sáng nay, 13.1, tại Phòng Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Ảnh minh họa
Khoa học - Công nghệ

Nhận diện thách thức, hợp sức hóa giải

PGS. TS Ngô Trí LongChuyên gia kinh tế

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) không chỉ là lộ trình mà còn là cam kết của Việt Nam trong hành trình hướng tới vị thế quốc gia vượt trội trên bản đồ công nghệ và đổi mới sáng tạo thế giới. Trong hành trình hiện thực hóa các nội dung của Nghị quyết 57, không thể tránh khỏi những thách thức lớn. Nhận rõ các thách thức này sẽ giúp chúng ta định hướng các giải pháp cụ thể, hiệu quả.

Net Zero - nền tảng quan trọng thúc đẩy các giải pháp đột phá
Môi trường

Net Zero - nền tảng quan trọng thúc đẩy các giải pháp đột phá

Tại Hội thảo khoa học “Triển khai chương trình khoa học và công nghệ (KH - CN) phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại học Cần Thơ và UBND thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh: Net Zero là nền tảng quan trọng thúc đẩy các giải pháp đột phá như công nghệ thu giữ và lưu trữ các bon, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn.

Năm 2025, ưu tiên trình Quốc hội các dự án luật quan trọng của ngành khoa học và công nghệ
Khoa học - Công nghệ

Năm 2025, ưu tiên trình Quốc hội các dự án luật quan trọng của ngành khoa học và công nghệ

Ngày 9.1, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp báo thường kỳ quý IV. 2024 và gặp mặt báo chí đầu năm 2025. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh chủ trì cuộc họp. Dự họp báo có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc bộ cùng đại diện gần 40 cơ quan thông tấn, báo chí.

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.

Cảnh báo lừa đảo qua các ứng dụng công nghệ
Công nghệ

Cảnh báo lừa đảo qua các ứng dụng công nghệ

Trong bối cảnh lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân và doanh nghiệp cần nâng cao cảnh giác, xác minh thông tin qua các kênh chính thống, hạn chế chia sẻ thông tin nhạy cảm và áp dụng các biện pháp bảo mật nhiều lớp, kịp thời thông báo với cơ quan chức năng khi phát hiện dấu hiệu đáng ngờ.

Ảnh
Khoa học - Công nghệ

Doanh nghiệp sẽ tự tin ứng dụng công nghệ, mô hình mới

“Với những chính sách mới, đột phá, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị là một cuộc cách mạng cho sự phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Các doanh nghiệp cũng sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong ứng dụng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới. Do vậy, chúng tôi đang rất trông đợi nghị quyết sẽ sớm đi vào cuộc sống”, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn và hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam HUỲNH THANH VẠN chia sẻ.

TS. Nguyễn Quân
Khoa học - Công nghệ

Nhà khoa học cần được quyền tự chủ

“Muốn phát huy vai trò then chốt của nhà khoa học trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW, cùng với chế độ đãi ngộ về tiền lương, thu nhập, cần phải trao cơ chế tự chủ cao nhất cho các nhà khoa học, cả về tài chính, tổ chức, nhân sự”, TS. NGUYỄN QUÂN, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, đề xuất.