Tạo đột phá trong hoạch định chính sách khoa học, công nghệ

Năm 2023, lĩnh vực khoa học, công nghệ nước ta ghi dấu ấn ở nhiều lĩnh vực: khoa học xã hội nhân văn, tự nhiên, công nghệ sinh học, nông nghiệp, an ninh quốc phòng, khoa học y dược, công nghệ cao... Để khoa học và công nghệ thực sự trở thành đột phá chiến lược và động lực chính cho phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2024 và các năm tiếp đến, cần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đột phá trong tư duy hoạch định chính sách.

Nhiều điểm sáng

Xây dựng định hướng phát triển chung khu công nghệ cao trên địa bàn Thủ đô nên giao cho thành phố quyết định, thành lập và ban hành quy chế hoạt động các khu công nghệ cao. Bên cạnh đó, cần có các mô hình thực nghiệm có kiểm soát để tạo đột phá để có thể thực nghiệm các sản phẩm, dịch vụ mô hình kinh doanh mới nhiều tiềm năng về khoa học và công nghệ; có quỹ đầu tư mạo hiểm để huy động các nguồn vốn hợp pháp thúc đẩy, ươm tạo doanh nghiệp cho một số lĩnh vực trọng điểm về khoa học công nghệ của Thủ đô…

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Năm qua, bên cạnh hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều hoạt động khoa học công nghệ đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đóng góp vào các mục tiêu tăng trưởng. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết: trong nông nghiệp, khoa học công nghệ đã góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nông sản đạt trên 53 tỷ USD/năm, thặng dư thương mại ngành đạt hơn 11 tỷ USD, mức cao nhất trong những năm gần đây và chiếm trên 42,5% xuất siêu cả nước.

Lĩnh vực công nghiệp, giao thông, xây dựng, đã nghiên cứu, chế tạo thành công nhiều sản phẩm công nghiệp với tỉ lệ nội địa hóa cao, giá trị kinh tế lớn, từng bước tiếp thu, làm chủ các công nghệ cao của Cách mạng Công nghiệp 4.0. Các kỹ sư Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ các khâu từ thiết kế đến thi công các công trình phức tạp như cầu Mỹ Thuận 2 và nhiều công trình hạ tầng quy mô lớn khác.

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác khoa học và công nghệ năm 2023 - Ảnh: K. Duy
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác khoa học và công nghệ năm 2023. Ảnh: K. Duy

Lĩnh vực khoa học y - dược, đã thực hiện thành công ca ghép đa tạng gồm tim và thận từ người hiến đa tạng... Trong lĩnh vực công nghệ cao, nhờ ngành khoa học và công nghệ giải quyết các vấn đề quan trọng cho việc tiếp cận công nghệ sản xuất chip bán dẫn nên tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao đạt gần 50% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu.

Tại các địa phương, thúc đẩy ứng dụng chuyển giao công nghệ, phát triển các sản phẩm chủ lực làm gia tăng giá trị sản phẩm cũng đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế. Đơn cử như tỉnh Thái Nguyên, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến cho hơn 20 nghìn hecta giống chè mới chất lượng cao, góp phần đạt doanh thu 7.800 tỷ đồng/năm. Các tỉnh Sơn La, Nghệ An ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa quá trình sản xuất nông nghiệp, xây dựng thương hiệu, bảo hộ tài sản trí tuệ cũng góp phần nâng giá trị sản xuất bình quân tăng 2 - 3 lần so với sản xuất nông nghiệp truyền thống…

Cần giải pháp đi tắt, đón đầu

Dù đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, song báo cáo tổng kết công tác khoa học và công nghệ năm 2023 cũng chỉ rõ, hoạt động khoa học, công nghệ còn những vướng mắc, bất cập.

Cụ thể, cơ chế, chính sách, nhiều quy định ràng buộc đối với người làm khoa học nhưng vẫn chưa được tháo gỡ, đơn cử như vấn đề tài chính đối với các đề tài khoa học. Nếu không sớm có giải pháp tháo gỡ vấn đề này sẽ là rào cản lớn, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của ngành khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo. Do đó, "việc sửa đổi các văn bản, quy phạm pháp luật chưa phù hợp để tháo gỡ khó khăn khi triển khai các đề tài về khoa học - công nghệ là cần thiết"- Thứ trưởng Bộ NN - PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Mặt khác, để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành đột phá chiến lược và động lực chính cho phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước ta nhanh chóng trở thành một nước có nền công nghiệp hiện đại vào năm 2030, nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn hiến kế: Cần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đột phá trong tư duy hoạch định chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, cũng như cần phải sửa đổi, bổ sung kịp thời những luật có liên quan, nhất là Luật Khoa học và Công nghệ 2013. Trong đó, tập trung xây dựng một số chính sách như: Xây dựng cơ chế tài chính đặc thù cho hoạt động khoa học công nghệ; gắn kết giữa giáo dục đào tạo đại học với các hoạt động khoa học công nghệ; nâng cao hiệu quả hoạt động, đơn giản hóa tối đa thủ tục thanh, quyết toán, bảo đảm hiệu quả, tránh lãng phí, tiêu cực; thúc đẩy triển khai cơ chế thí điểm, thử nghiệm và đặc thù đối với các loại hình, mô hình kinh tế mới dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo…

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành khoa học và công nghệ mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho rằng, mục tiêu giai đoạn 2030 - 2045 đặt ra cho cả hệ thống chính trị rất cao, cho nên khoa học và công nghệ là giải pháp thực hiện các mục tiêu này, với tinh thần “đi tắt, đón đầu”. 

Phó Thủ tướng cũng lưu ý: "Thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý trên nền tảng thúc đẩy khuyến khích cho mọi người cùng làm. Cần coi nhà khoa học vẫn là đối tượng chính, quan tâm nhiều hơn tới nhà khoa học "chân đất", tạo cảm hứng cho các nhà khoa học có chính sách đủ chi phí nghiên cứu. Phối hợp tốt với nhau trong hệ thống, phối hợp các bộ ngành, và phối hợp với các nhà khoa học. Đặc biệt, cần chủ động kết nối với thế giới “ngồi trên vai người khổng lồ”.

Khoa học - Công nghệ

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cần chuẩn bị bài bản cho tái khởi động dự án điện hạt nhân

PGS. TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Để có thể tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, công tác chuẩn bị phải được làm một cách bài bản và tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Chỉ có như vậy mới tạo được lòng tin của người dân cũng như cộng đồng quốc tế.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Khoa học - Công nghệ

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên đang đe dọa sự phát triển bền vững của nhân loại. Do vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng vật liệu bền vững trở thành một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Với chủ đề “Vật liệu cho Tương lai Bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture sẽ quy tụ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, nhằm mang tới những góc nhìn sâu sắc và trao đổi khoa học chất lượng cao về tương lai của vật liệu bền vững.

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội
Công nghệ

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội

Việc tích hợp VNeID lên ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) là một trong những bước đột phá trong phát triển các ứng dụng nền tảng thuộc Đề án 06 Chính phủ của TP. Hà Nội. Ứng dụng iHanoi hiện cung cấp tiện ích trong 3 lĩnh vực: Lĩnh vực giao thông, giáo dục và truyền thông, tin tức.

Làm chủ công nghệ để gia tăng năng suất
Khoa học - Công nghệ

Làm chủ công nghệ để gia tăng năng suất

Theo ông  Nguyễn Tùng Lâm, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, ứng dụng công nghệ hiện đại là giải pháp tối ưu nhằm nâng cao năng suất. Tuy nhiên, tại nhiều doanh nghiệp, năng lực quản trị của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp vẫn chưa theo kịp tốc độ đổi mới về công nghệ, điều đó cho thấy, “công nghệ vào rất nhanh nhưng năng lực để làm chủ công nghệ của chúng ta còn thấp”.

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024: 10 sản phẩm công nghệ lọt vào Chung kết
Công nghệ

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024: 10 sản phẩm công nghệ lọt vào Chung kết

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024 (Data for life 2024) do Bộ Công an phát động nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng các tài năng trẻ trong việc phát huy sáng tạo, đưa ra những ý tưởng và sản phẩm công nghệ thông tin thiết thực phục vụ xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số.

Đại diện Quỹ GE Vernova Foundation và ASSIST Asia trao chứng nhận tượng trưng
Khoa học - Công nghệ

Dự án RENEW Skills: Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng tái tạo

Xây dựng một lực lượng lao động có tay nghề cao cho ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam; củng cố năng lực cho các cơ sở giáo dục và thúc đẩy cơ hội việc làm hấp dẫn... là mục tiêu được đưa ra tại Lễ khởi động Dự án đào tạo về điện gió - RENEW Skills được tổ chức tại Trường Đại học Điện lực sáng 14.11.

Thúc đẩy nội địa hóa các thiết bị công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí
Khoa học - Công nghệ

Thúc đẩy nội địa hóa các thiết bị công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí

Nghị quyết số 115/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ đã nêu rõ, cần tập trung nâng cao năng lực khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển nhằm tạo sự bứt phá về hạ tầng công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ....

10 tháng năm 2024, số vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%
Công nghệ

10 tháng năm 2024, số vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%

Hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ghi nhận số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong tháng 10.2024 là 204, giảm 18,4% so với tháng trước và 79,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế từ đầu năm 2024 đến hết tháng 10, Việt Nam đã gặp 4.483 sự cố tấn công mạng, giảm hơn 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Hai đơn vị trao kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo.
Khoa học - Công nghệ

Phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo

Sáng ngày 11.11, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận phối hợp giữa Cục Phát triển công nghệ đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an, về kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo.

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
Khoa học - Công nghệ

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Khoa học công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là “động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả”, là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương. Đây là đánh giá của các đại biểu tại Hội nghị giao ban Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy và Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Triết trao Giải thưởng KHCN Quả Cầu Vàng cho 10 tài năng trẻ xuất sắc trong lĩnh vực KHCN
Khoa học - Công nghệ

Trao giải thưởng Quả cầu vàng 2024

Tối 8.11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024. Tham dự buổi lễ có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy; Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết.