IPPG, UBTECH và Trường Đại học Văn Lang tổ chức Cuộc thi Robo G 2024

Tập đoàn IPPG, UBTECH và Trường Đại học Văn Lang vừa phối hợp công bố thông tin Cuộc thi Robo G 2024 thuộc hệ thống thi đấu quốc tế thường niên về AI Robotics của UBTECH, lần đầu tiên được tổ chức trên quy mô toàn quốc với chủ đề “Khám phá AI”.

Cuộc thi nhằm bắt kịp xu thế phát triển nhanh chóng và có tiềm năng tác động đáng kể của công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) đến nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội. Đây cũng là đấu trường AI đầu tiên tại Việt Nam sử dụng Robot hình người.

IPPG, UBTECH và Trường Đại học Văn Lang tổ chức Cuộc thi Robo G 2024 -0
Toàn cảnh buổi lễ phát động cuộc thi Robo G 2024. Ảnh: ITN

Phát biểu tại buổi lễ, PGS. TS Trần Thị Mỹ Diệu, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang và Phó Tổng giám đốc William Hiếu Nguyễn phụ trách chiến lược phát triển Tập đoàn IPPG cho rằng cần lan tỏa tinh thần yêu khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đến nhiều người, đặc biệt là sinh viên. Robo G 2024 là sân chơi giao lưu thi đấu hiện đại, nơi học sinh, sinh viên có thể đưa kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn, có cơ hội tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua các bộ giáo cụ AI Robotics. Cuộc thi cũng nhằm phát hiện, bồi dưỡng các tài năng và tuyển chọn các đội đại diện Việt Nam tham gia vòng chung kết Robo G 2024 thế giới.

Giải pháp giáo dục AI Robotics của UBTECH Education do Tập đoàn IPPG là đơn vị phân phối độc quyền tại Việt Nam từ năm 2019 cung cấp cho mọi học sinh/sinh viên cơ hội học tập để khám phá sâu về Trí tuệ nhân tạo và Công nghệ Robot.

IPPG, UBTECH và Trường Đại học Văn Lang tổ chức Cuộc thi Robo G 2024 -0IPPG, UBTECH và Trường Đại học Văn Lang tổ chức Cuộc thi Robo G 2024 -1
Đại diện các đơn vị chụp ảnh lưu niệm tại sự kiện. Ảnh: ITN

Với việc cung cấp đa dạng các loại Robot AI từ mô hình thiết kế sáng tạo (các bộ uKit) đến mô hình lắp ráp module (các bộ UGOT) và đặc biệt là các Robot AI hình người hoàn chỉnh (AlphaMini, Yanshee, Cruzr), hỗ trợ nhiều phương pháp lập trình điều khiển từ ngôn ngữ trực quan “kéo và thả” đến các ngôn ngữ lập trình chuyên nghiệp Python, C++, Arduino, Java trên đa dạng thiết bị (máy tính, máy tính bảng/điện thoại) và nền tảng hệ điều hành (Windows, MacOS, iOS, Android, trình duyệt web) cung cấp giải pháp tổng thể về giáo dục AI và Robotics tiên tiến cho học sinh K12 và sinh viên đại học.

Đi kèm với các bộ giáo cụ AI Robotics của UBTECH là giáo trình song ngữ Anh-Việt bao gồm nhiều chủ đề học tập AI Robotics được thiết kế theo các khung tiêu chuẩn quốc tế như NGSS, CSTA, AI4K12, chú trọng sự phát triển bền vững với các phương pháp sư phạm kiến tạo nhằm khơi gợi niềm đam mê khám phá khoa học kỹ thuật công nghệ và phát triển năng lực toàn diện của học sinh.

Ở vòng sơ loại thiết kế sáng tạo (hình thức trực tuyến), các đội dự thi ở mỗi bảng sẽ gửi tài liệu (video trình bày, báo cáo mô tả, chương trình thực hiện) giới thiệu sản phẩm mô hình thiết kế AI Robotics để Ban Giám khảo đánh giá chuyên môn.

Ở vòng chung kết lập trình nhiệm vụ (tổ chức trực tiếp tại TP HCM), các đội dự thi ở mỗi bảng sẽ thi đấu thực hiện các nhiệm vụ trực tiếp trên sa bàn theo cấp độ tăng dần, ứng với mỗi chủ đề để trao giải quốc gia; đồng thời tuyển chọn danh sách các đội đại diện Việt Nam tham gia vòng chung kết thế giới.

Đối tượng tham gia là thí sinh đang học tập tại Việt Nam trong độ tuổi quy định. Cụ thể, Bảng A dành cho thí sinh nhóm tuổi 7 - 14, mỗi đội gồm 2 thí sinh và 1 giáo viên hướng dẫn. Bảng B dành cho thí sinh nhóm tuổi 13 - 18, mỗi đội gồm 2 thí sinh và 1 giáo viên hướng dẫn. Bảng C dành cho thí sinh nhóm tuổi 15 - 23, mỗi đội gồm 2 - 6 thí sinh và 1 giáo viên hướng dẫn.

Bảng C++ đặc biệt (đấu trường AI đầu tiên tại Việt Nam, sử dụng robot hình người) sẽ dành cho thí sinh trong nhóm tuổi 15 - 23, mỗi đội gồm 2 - 6 thí sinh và 1 giáo viên hướng dẫn.

Dự kiến, hơn 150 đội sẽ tham dự Robo G 2024, bao gồm các trường học công lập, trường học tư thục, thí sinh tự do được giáo viên đăng ký thi đấu. Theo công bố của Ban Tổ chức, cuộc thi toàn quốc ROBO G 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 14.6.2024 đến ngày 25.8.2024. Thời gian đăng ký (trực tuyến) từ ngày 14.6.2024 đến ngày 30.6.2024 trên trang thông tin chính thức (landing page) của Cuộc thi :RoboG.edu.vn.

Thời gian gửi tài liệu dự thi và bình chọn Vòng sơ loại (trực tuyến) từ ngày 1.7.2024 đến ngày 27.7.2024. Thời gian công bố kết quả Vòng sơ loại vào ngày 1.8.2024. Thời gian thi Vòng chung kết và trao giải (tại TP. Hồ Chí Minh) vào ngày 25.8.2024.

Bên cạnh các giải thưởng của Vòng sơ loại và Vòng chung kết với tổng giá trị hơn 500 triệu đồng, các đội đạt giải cao ở mỗi bảng của Vòng chung kết sẽ được tập huấn nội dung thi quốc tế để đáp ứng yêu cầu của Cuộc thi ROBO G 2024 thế giới. Đặc biệt, mỗi đội đạt kết quả cao nhất của từng bảng (A, B, C/C++) sau bài kiểm tra tập huấn thi quốc tế sẽ được tài trợ toàn bộ chi phí (di chuyển và ăn ở) cho chuyến thi quốc tế.

Khoa học - Công nghệ

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất
Công nghệ

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất

Việc chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và năng suất lâu dài của đất đai góp phần bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam. Do đó, cần thực hiện nhiều giải pháp như, thúc đẩy thu hút nguồn lực, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về đất, tăng cường truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng. Đặc biệt cần lắng nghe “tiếng nói”, bắt bệnh cho đất một cách chính xác…

Diễn đàn đa phương MSF 2024: Hướng tới một Việt Nam bao trùm số
Kinh tế

Diễn đàn đa phương MSF 2024: Hướng tới một Việt Nam bao trùm số

“Việt Nam, với một tầm nhìn năng động và sáng tạo, đang nhanh chóng nắm bắt cơ hội để vươn mình trở thành một quốc gia số hàng đầu", ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam, nói trong Diễn đàn đa phương (MSF) 2024 với chủ đề “Phát triển con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số” diễn ra tại Hà Nội, chiều 18.10.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm ứng dụng khoa học và công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng khoa học và công nghệ khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng; ứng dụng giải pháp cảnh báo kết hợp nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu; cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương... Đó là những giải pháp được đặt ra tại Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội Vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức mới đây.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bế Đăng Khoa kiểm tra đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen gà xương đen, thịt đen bản địa (gà Mông)
Khoa học - Công nghệ

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ có sự chuyển biến tích cực với nhiều thành tựu trong nghiên cứu, điều tra, góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Khoa học và công nghệ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng thu nhập người dân.

Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Khoa học - Công nghệ

Tháo gỡ triệt để các rào cản, vướng mắc

Đây là ý kiến của hầu hết đại biểu tại hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XIX nhằm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong 5 năm qua và định hướng nhiệm vụ trọng tâm những năm tiếp cho sự phát triển Vùng.

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel
Công nghệ

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel

“Để vào được cuộc sống, đầu tiên là phải để khách hàng chấp nhận được sản phẩm của mình. Cụ thể là sản phẩm phải tốt, có giá cả phù hợp, có thể duy trì được trong thời gian lâu dài. Tôi nghĩ đó là những yếu tố cần thiết”, Thiếu tướng Tống Viết Trung, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, chia sẻ.

Mô hình cây lan thạch hộc đem lại giá trị kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Khoa học và công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Khoa học và công nghệ (KH-CN) là một trong các yếu tố quan trọng, có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Thời gian qua, hoạt động KH-CN tỉnh Cao Bằng không ngừng đổi mới, phát huy hiệu quả, đặc biệt là việc ứng dụng KH-CN vào các lĩnh vực, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm
Khoa học - Công nghệ

Khai mạc Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024

Sáng 10.10, tại Hà Nội, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức khai mạc “Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024”. Tham dự sự kiện có hơn 150 đại biểu đại diện các bộ, ngành, nhà xuất bản, các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel
Công nghệ

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel

Đầu tháng 9.2024, Viettel còn khoảng gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G, giảm rất nhiều so với con số 8 triệu từ đầu năm. Nỗ lực ở giai đoạn nước rút để 100% khách hàng không bị gián đoạn liên lạc khi cả nước chính thức dừng cung cấp dịch vụ 2G phản ánh toàn diện nhất tinh thần phụng sự của Viettel. Điều này càng ý nghĩa hơn khi được đặt trong bối cảnh nhà mạng đang hướng tới kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động (15.10.2004 - 15.10.2024).

Toàn cảnh buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tự động hóa Việt Nam
Khoa học

Hội Tự động hoá Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Chiều ngày 8.10 tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam đã tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập. Tham dự lễ kỷ niệm có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng; Chủ tịch danh dự Vusta Đặng Vũ Minh.

Giá trị xuất khẩu nông sản năm 2023 đạt 53 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Bài 3: Đóng góp hiệu quả của khoa học, công nghệ cho nông nghiệp

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình được triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng giá trị xuất khẩu nông sản đạt 53 tỷ USD trong năm 2023.