Bảo đảm an toàn thông tin trách nhiệm không của riêng ai

Nhằm nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ, hạn chế rủi ro cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức đưa nền tảng quản lý và phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro an toàn thông tin vào vận hành.

Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ của Hội thảo và Triển lãm an toàn không gian mạng Việt Nam - Vietnam Security Summit 2024 chủ đề “An toàn trong thời kỳ bùng nổ của trí tuệ nhân tạo” diễn ra ngày 30.5, tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc Vietnam Security Summit 2024, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết, an toàn trong thời kỳ bùng nổ của trí tuệ nhân tạo là một đề tài rất mới, rất nóng và được các quốc gia, các tâp đoàn công nghệ quan tâm, dành rất nhiều nguồn lực nghiên cứu và phát triển công nghệ AI. Trí tuệ nhân tạo đang bùng nổ và có tác động rất lớn đến sự phát triển toàn xã hội ở mọi lĩnh vực từ kinh tế, y tế, công nghệ cho đến nông nghiệp.

Bảo đảm an toàn thông tin trách nhiệm không của riêng ai -0
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long phát biểu tại hội thảo

Thứ trưởng Phạm Đức Long cũng chỉ ra, bên cạnh lợi ích mang lại, công nghệ AI đang được tội phạm mạng sử dụng để dễ dàng chế tạo ra các phần mềm độc hại mới, tạo ra các cuộc tấn công lừa đảo mới, tinh vi, với nhiều kịch bản tấn công đa dạng, hay sử dụng công nghệ Deepfake để thực hiện các chiến dịch tấn công lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng… Đã có nhiều cam kết từ các tổ chức, tập đoàn công nghệ là tăng cường việc ứng dụng AI vào việc bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Nền tảng quản lý và phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro an toàn thông tin là nền tảng số thứ tư được Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) thiết lập để hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong quản lý và triển khai bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Để bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần chú trọng thường xuyên sử dụng, cập nhật các công nghệ bảo mật mới, sử dụng các nền tảng hỗ trợ bảo đảm an toàn thông tin, tuân thủ các hướng dẫn, cảnh báo do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp.

Bảo đảm an toàn thông tin trách nhiệm không của riêng ai -0
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cùng các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút khai trương Nền tảng quản lý và phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro an toàn thông tin

Nền tảng quản lý và phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro an toàn thông tin là nền tảng số thứ tư được Cục An toàn thông tin thiết lập để hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong quản lý và triển khai bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Ba nền tảng số đã được đưa vào vận hành từ giai đoạn trước gồm có nền tảng hỗ trợ quản lý bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; Nền tảng hỗ trợ điều phối, ứng cứu sự cố; Nền tảng hỗ trợ điều tra số.

Theo thông tin từ Hội thảo, năm 2023, thế giới ước tính thiệt hại tới 8.000 tỷ USD bởi các cuộc tấn công mạng, tương đương gần 21 tỷ USD mỗi ngày, con số đó dự kiến ​​sẽ tăng lên 9.500 nghìn tỷ USD vào năm 2024. Cứ sau 11 giây lại có một tổ chức trên toàn cầu bị tấn công ransomware.

Nền tảng quản lý và phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro an toàn thông tin được đưa vào sử dụng sẽ đóng góp lớn cho công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tham gia sử dụng ngay, miễn phí phục vụ cho công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Bảo đảm an toàn thông tin trách nhiệm không của riêng ai -0
Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin Phạm Thái Sơn cho biết, theo thống kê từ Staticta, số lỗ hổng an toàn thông tin được phát hiện và công bố có xu hướng tăng liên tục qua mỗi năm. Trong năm 2023, có tới 29.000 lỗ hổng an toàn thông tin, tức là trung bình mỗi ngày có khoảng 60 - 70 lỗ hổng mới được phát hiện.

Phó Giám đốc NCSC Phạm Thái Sơn cho rằng, khi số lượng tài sản số của các tổ chức ngày càng tăng lên, những phương hướng tấn công mới cũng liên tục tăng thêm theo thời gian, bề mặt tấn công được mở rộng hơn. Rủi ro an toàn thông tin có thể xuất hiện ở trên bất kỳ tài sản số nào, và chủ quản hay đơn vị vận hành hệ thống thông tin khó có thể kiểm soát hết được các rủi ro. Vì thế, Cục An toàn thông tin đã xây dựng nền tảng quản lý và phát hiện cảnh báo sớm rủi ro an toàn thông tin để hỗ trợ các tổ chức có thể kiểm soát rủi ro an toàn thông tin một cách toàn diện…

Bảo đảm an toàn thông tin trách nhiệm không của riêng ai -0
Quang cảnh hội thảo

Trước thực trạng đó, Thứ trưởng Phạm Đức Long nhấn mạnh, để tạo ra một không gian mạng an toàn, bảo vệ người dân trước các nguy cơ tấn công từ không gian mạng. Bên cạnh trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách hay các doanh nghiệp an toàn thông tin mạng, việc bảo đảm an toàn thông tin cần có sự chung tay của toàn xã hội. Quá trình này đòi hỏi tính liên tục và thường xuyên, cùng nhau hợp lực để đối phó với những mối đe dọa an toàn thông tin ngày càng tinh vi, phức tạp.

Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các cơ quan, tổ chức chú trọng là thường xuyên, liên tục sử dụng các nền tảng hỗ trợ đảm bảo an toàn thông tin đã và sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông phát triển, cung cấp miễn phí cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Khoa học - Công nghệ

Toàn cảnh các thiết bị máy bay không người lái được trưng bày tại triển lãm ngoài trời
Khoa học - Công nghệ

Dàn UAV hiện đại của Việt Nam góp mặt tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, các dòng máy bay không người lái (UAV) đã khẳng định tiềm lực công nghệ quốc phòng và năng lực tự chủ của nước ta; các sản phẩm này phục vụ nhiệm vụ trinh sát, chỉ thị mục tiêu và tấn công chính xác, phù hợp với nhiều môi trường tác chiến.

Máy bay TP-150: Dấu ấn công nghệ hàng không quân sự
Công nghệ

Máy bay TP-150: Dấu ấn công nghệ hàng không quân sự

Ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã đạt được một bước tiến lớn với sự ra đời của máy bay TP-150, mẫu máy bay huấn luyện và tuần tra đầu tiên được chế tạo trong nước. TP-150 được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, thu hút sự quan tâm của nhiều khách tham quan.

Xe chiến đấu bộ binh XCB-01 - minh chứng cho khả năng tự chủ quốc phòng
Khoa học - Công nghệ

Xe chiến đấu bộ binh XCB-01 - minh chứng cho khả năng tự chủ quốc phòng

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, xe chiến đấu bộ binh mang tên XCB-01 thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, bởi đây là phương tiện bọc thép bánh xích đầu tiên được Việt Nam nghiên cứu và chế tạo trong nước. Đây không chỉ là minh chứng cho sự phát triển công nghệ mà còn thể hiện khả năng tự chủ quốc phòng của Việt Nam. 

Viettel hoàn thành tổ hợp nghiên cứu, chế thử, sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao tại Hòa Lạc
Khoa học

Viettel hoàn thành tổ hợp nghiên cứu, chế thử, sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao tại Hòa Lạc

Tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa công bố hoàn thành xây dựng tổ hợp nghiên cứu, chế thử, sản xuất sản phẩm quốc phòng công nghệ cao trên diện tích 9,1ha. Công trình hoàn thành sớm hơn 5 tháng so với kế hoạch.

Ra-da (X-Band) VR5-V5IX của Viettel.
Khoa học - Công nghệ

Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt với Viettel

Sáng nay, 19.12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 chính thức khai mạc. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) là đơn vị có diện tích trưng bày lớn nhất tại triển lãm với 2.600m2. Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel khẳng định, đây sự kiện có ý nghĩa đặc biệt với Viettel.

Số hóa dữ liệu là ưu tiên chuyển đổi số của VUSTA
Khoa học - Công nghệ

Số hóa dữ liệu là ưu tiên chuyển đổi số của VUSTA

Với 156 hội thành viên, 3 đơn vị sự nghiệp, 575 tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc cùng khoảng 2,2 triệu hội viên, dữ liệu là tài sản lớn nhất của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Tuy nhiên, dữ liệu này hiện phân tán. Vì vậy, việc số hóa và quản lý hiệu quả dữ liệu này là một trong những ưu tiên chuyển đổi số của VUSTA giai đoạn đến 2030.

VinFuture tiếp thêm động lực theo đuổi khoa học cho nhà nghiên cứu trẻ
Công nghệ

VinFuture tiếp thêm động lực theo đuổi khoa học cho nhà nghiên cứu trẻ

Thẳng thắn nhìn nhận những điều còn thiếu, những thách thức phải đối diện, các nhà khoa học trẻ Việt Nam cho rằng chính VinFuture đã trao cho họ cơ hội tiếp cận với những tri thức và công nghệ mới nhất thông qua việc giao lưu, chia sẻ cùng những trí tuệ lỗi lạc hội tụ tại Việt Nam. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thêm động lực và niềm tin với con đường mình đã chọn.

Kết quả chuyển đổi số báo chí năm 2024 sẽ được công bố ngày 16.12
Xã hội

Kết quả chuyển đổi số báo chí năm 2024 sẽ được công bố ngày 16.12

Thông tin từ Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, ngày 16.12 sẽ công bố kết quả đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí năm 2024 dựa trên 5 trụ cột Chiến lược; Hạ tầng số, nền tảng số và an toàn thông tin; Sự đồng nhất về tổ chức và chuyên môn; Độc giả, khán giả, thính giả và Mức độ ứng dụng công nghệ số.

Giới trẻ đam mê khởi nghiệp sáng tạo công nghệ
Công nghệ

Giới trẻ đam mê khởi nghiệp sáng tạo công nghệ

Cuộc thi Khởi nghiệp Sáng tạo Công nghệ (R&D to Start-up) 2024 thu hút sự quan tâm của giới trẻ, các giảng viên, doanh nghiệp… đối với các hoạt động khởi nghiệp, đồng thời tìm kiếm các dự án khởi nghiệp tiềm năng, có thể phát triển thành những mô hình, startup sáng tạo trong tương lai.