Kho bạc Nhà nước tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm soát chi năm 2024

Kho bạc Nhà nước (KBNN) vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm soát chi năm 2024 theo hình thức trực tuyến nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này.

Phát biểu khai mạc hội nghị vào sáng 10.10, Phó Tổng giám đốc KBNN Nguyễn Quang Vinh nhấn mạnh, lĩnh vực kiểm soát chi qua KBNN thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Nghị định số 11/2020/NĐ-CP về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN, Nghị định số 99/2021/NĐ-CP về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Cùng với đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 17/2024/TT-BTC hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên qua KBNN có hiệu lực từ ngày 1.5.2024.

229835-9497-8614-6407-4224.jpg
Phó Tổng giám đốc KBNN Nguyễn Quang Vinh phát biểu khai mạc hội nghị

Để thực hiện các quyết định liên quan đến công tác kiểm soát chi, KBNN đã ban hành quy trình kiểm soát thanh toán qua KBNN. Các quy định, quy trình kiểm soát thanh toán qua KBNN được xây dựng theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ và nội dung kiểm soát. Đồng thời, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, đơn vị.

Để công tác kiểm soát chi trong hệ thống KBNN ngày càng hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, KBNN tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến cho lãnh đạo và công chức trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kiểm soát chi trên toàn hệ thống.

Tại Hội nghị, các báo cáo viên của Vụ Kiểm soát chi KBNN, Vụ Đầu tư Bộ Tài chính trình bày và phổ biến về: nghiệp vụ kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên qua KBNN; kiểm soát chi vốn nước ngoài; quy trình kiểm soát, thanh toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sử dụng nguồn vốn đầu tư công qua hệ thống KBNN; một số vướng mắc trong kiểm soát chi vốn đầu tư công.

Sau phần trình bày của các báo cáo viên, lãnh đạo Vụ Kiểm soát chi và Cục Kế toán Nhà nước đã tiếp nhân các câu hỏi và giải đáp các vướng mắc của KBNN các tỉnh, thành phố trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi và ghi nhận những tồn tại, vướng mắc để có giải pháp xử lý và đề xuất với cấp có thẩm quyền.

229835-01-1706-6407-6678-2721.jpg
Các cán bộ kiểm soát chi tham gia tập huấn

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi Trần Mạnh Hà nhấn mạnh, để công tác kiểm soát chi đi vào nền nếp, thực hiện hiệu quả, đúng các quy định của pháp luật, lãnh đạo, công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi trong toàn hệ thống cần tiếp tục không ngừng trau dồi, cập nhật nâng cao trình độ nghiệp vụ về công tác kiểm soát chi, đặc biệt là các văn bản mới.

Trong quá trình kiểm soát, thanh toán cần nghiên cứu kỹ các quy định, thực thi công vụ một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, đúng quy trình và đúng các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính và KBNN.

Sau buổi tập huấn, nếu còn những điểm gì chưa rõ, hoặc phần hướng dẫn, trả lời chưa thoả đáng, các đại biểu tiếp tục liên hệ với Vụ Kiểm soát chi để được hướng dẫn, giải đáp. Vụ Kiểm soát chi làm đầu mối tập hợp những khó khăn, vướng mắc, phối hợp với các đơn vị chuyên môn để hướng dẫn, giải đáp đầy đủ, kịp thời.

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm soát chi là một trong những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về công tác kiểm soát chi, hướng dẫn thống nhất, khắc phục các sai sót khi triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn trong toàn hệ thống, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị, chuyên môn trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Kinh tế

Grab với dấu ấn 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam
Kinh tế

Grab với dấu ấn 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam

Ông Alejandro Osorio, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam cho biết, đánh dấu kỷ niệm 10 năm hoạt động, Grab xác định tầm nhìn cho tương lai tại Việt Nam. Grab sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính với mục tiêu tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam theo chiến lược dài hạn.

Sắp có quy định về tài khoản của Kho bạc mở tại ngân hàng
Kinh tế

Sắp có quy định về tài khoản của Kho bạc mở tại ngân hàng

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định về quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại. Dự thảo quy định rõ các điều kiện cho các ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước lựa chọn để mở tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu.

Bảo đảm tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất cũng đang trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp.
Kinh tế

Cần chuẩn hóa, minh bạch và tự chủ nguyên liệu sản xuất đầu vào

Ngành dệt may, giày da đang có những tín hiệu tăng trưởng tích cực nhưng việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn cung nhập khẩu khiến ngành sản xuất trong nước đối mặt với nhiều rủi ro và khó khăn trong cạnh tranh. Chính vì thế, việc tự chủ nguyên phụ liệu là một trong những yếu tố sống còn để doanh nghiệp thăng hạng trong quá trình tham gia chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Xanh hóa công nghiệp gặp khó vì thiếu quy định
Kinh tế

Xanh hóa công nghiệp gặp khó vì thiếu quy định

Xanh hóa công nghiệp đang trở thành xu hướng phát triển đem lại hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đây là khái niệm mới, hiện chưa có quy định cụ thể nên gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp.

Bình Dương: 9 tháng đầu năm 2024, triển khai hỗ trợ 33 tỷ đồng cho doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ
Kinh tế

Bình Dương: 9 tháng đầu năm 2024, triển khai hỗ trợ 33 tỷ đồng cho doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ

Tại họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024 của UBND tỉnh Bình Dương vừa qua, Sở Công Thương tỉnh cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp trên địa bàn với số tiền gần 33 tỷ đồng.

Cẩn trọng lừa đảo mời gọi dịch vụ hoàn thuế cá nhân
Kinh tế

Cẩn trọng lừa đảo mời gọi dịch vụ hoàn thuế cá nhân

Theo Tổng cục Thuế, bên cạnh các tiện ích của dịch vụ thuế điện tử đang được ngành thuế triển khai, vẫn có một số trường hợp cá nhân sử dụng “dịch vụ hoàn thuế thu nhập cá nhân từ các trang mạng xã hội” thiếu kiểm chứng, thậm chí có hiện tượng “môi giới” lôi kéo cá nhân người nộp thuế làm dịch vụ quyết toán thuế.

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới
Kinh tế

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết về xu hướng tích cực từ 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Thúc đẩy việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam và Nhật Bản
Kinh tế

Thúc đẩy việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam và Nhật Bản

Tham dự M-Tech Osaka năm 2024 - triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản, đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều hoạt động bên lề sự kiện nhằm xúc tiến, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng cường hợp tác quốc tế.

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển
Kinh tế

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển

Với ưu thế là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở ra nhiều tiềm năng phát triển. 

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày
Kinh tế

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may, da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của nước ta. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.

Hàn Quốc, Nhật Bản đã lấn biển thành công ra sao?
Bất động sản

Hàn Quốc, Nhật Bản đã lấn biển thành công ra sao?

Khu vực quanh vịnh Tokyo tăng diện tích lên 15%, sân bay quốc tế Kansai được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo tại vịnh Osaka (Nhật Bản), hay Songdo IBD – đô thị thông minh của Hàn Quốc… là kết quả có được nhờ quá trình lấn biển mở rộng đất đai, phát triển kinh tế của các cường quốc Đông Bắc Á.

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội

Theo UBND TP. Hà Nội, giai đoạn 2021-2025, Thành phố hà Nội xác định thúc đẩy giải ngân đầu tư công là một trong các giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thành phố cân đối nguồn lực, quan tâm chỉ đạo, điều hành, ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.