Kho bạc Nhà nước tiến rất gần mục tiêu “không tiền mặt”

Năm 2024, tỷ lệ thu ngân sách bằng tiền mặt so với tổng thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước chỉ còn 0,057% (giảm 0,012% so với năm 2023); tỷ lệ chi ngân sách bằng tiền mặt so với tổng chi ngân sách qua kho bạc còn 0,06% (giảm 0,037% so với năm 2023). Với kết quả này, Kho bạc Nhà nước đang tiến rất gần mục tiêu “không tiền mặt”.

Nỗ lực hình thành kho bạc số

Thời gian qua, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã nỗ lực cải cách và triển khai nhiều giải pháp nhằm sớm hình thành kho bạc số, hay còn gọi là kho bạc “ba không” - không chứng từ, không khách hàng, không tiền mặt. Trong đó, KBNN tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đã đề ra tại Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn hệ thống đến năm 2025.

Cán bộ KBNN Cà Mau tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hình thành kho bạc số. Ảnh: H.Nhung
Cán bộ KBNN Cà Mau tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hình thành kho bạc số. Ảnh: H.Nhung

Cụ thể, để thực hiện thành công phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, trong năm 2024, KBNN đã mở rộng mạng lưới tài khoản phục vụ thu ngân sách nhà nước (tài khoản chuyên thu, tài khoản thanh toán) của KBNN tại các ngân hàng tham gia thanh toán song phương điện tử hoặc thu qua thanh toán liên ngân hàng; đẩy mạnh phối hợp thu và ủy nhiệm thu ngân sách nhà nước cho các ngân hàng với nhiều hình thức đa dạng, đặc biệt là ủy nhiệm thu bằng tiền mặt. Đến cuối năm 2024, KBNN đã thực hiện phối hợp thu ngân sách nhà nước và thanh toán song phương điện tử với 21 ngân hàng với 3.475 tài khoản mở tại các ngân hàng.

Bên cạnh đó, KBNN triển khai lắp đặt và sử dụng thiết bị chấp nhận thẻ (POS) tại các đơn vị kho bạc để phục vụ thu ngân sách nhà nước. Đến hết năm 2024, hệ thống kho bạc có 111 máy POS được lắp đặt tại 23 đơn vị KBNN cấp tỉnh và 87 đơn vị KBNN cấp huyện, góp phần đa dạng hóa phương thức thu nộp ngân sách, hỗ trợ và tạo thuận lợi cho người nộp ngân sách có sử dụng thẻ ngân hàng, góp phần giảm số thu bằng tiền mặt tại KBNN.

Về lĩnh vực chi ngân sách, KBNN đã kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát chi và kiểm soát chi bằng tiền mặt; từng bước chuyển hoạt động chi bằng tiền mặt sang các ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản thanh toán. Đồng thời, KBNN đã nghiên cứu các tiêu chí đánh giá địa bàn có thể mở rộng phạm vi bắt buộc chi thanh toán cá nhân qua tài khoản để tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại khảo sát tình hình cung ứng dịch vụ của các hệ thống ngân hàng thương mại tại từng địa bàn, báo cáo Bộ Tài chính về việc mở rộng địa bàn bắt buộc chi thanh toán cá nhân qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách cho phù hợp với tình hình thực tế.

Theo thống kê từ KBNN, đến nay, số địa bàn bắt buộc chi thanh toán cá nhân qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách là 1.940/10.641 địa bàn cấp xã, đạt tỷ lệ 18,2%. Tổng số đơn vị sử dụng ngân sách đã thực hiện chi thanh toán cá nhân qua tài khoản là 80.961 đơn vị, đạt 96,76%. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ hợp đồng và cán bộ khác hưởng lương từ ngân sách (không bao gồm quân số của các đơn vị an ninh - quốc phòng) đã thực hiện chi thanh toán cá nhân qua tài khoản là hơn 2,6 triệu người, đạt 96,85%. Tại các địa bàn bắt buộc chi thanh toán cá nhân qua tài khoản, số đơn vị sử dụng ngân sách đã thực hiện là 35.417 đơn vị, đạt 99%.

Vẫn còn khó khăn

Việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần làm giảm số tiền và tỷ trọng thu, chi ngân sách bằng tiền mặt so với tổng thu, chi ngân sách qua KBNN. Cụ thể, tỷ lệ thu ngân sách bằng tiền mặt so với tổng thu ngân sách qua KBNN năm 2024 còn 0,057% (giảm 0,012% so với năm 2023). Tỷ lệ chi ngân sách bằng tiền mặt so với tổng chi ngân sách qua KBNN năm 2024 còn 0,06% (giảm 0,037% so với năm 2023). Như vậy, KBNN đã tiến rất gần tới mục tiêu không tiền mặt.

Chia sẻ về khó khăn trong việc đạt được mục tiêu “không tiền mặt", ông Nguyễn Văn Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Pháp chế (KBNN), cho biết, Luật Quản lý thuế quy định người nộp ngân sách có thể lựa chọn nộp bằng tiền mặt tại trụ sở các đơn vị KBNN. Bên cạnh đó, hiện chưa có căn cứ pháp lý cho phép KBNN thu phí đối với các khoản nộp ngân sách bằng tiền mặt, trong khi các ngân hàng thương mại đều đang thu phí dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt, dẫn tới việc người nộp ngân sách thường lựa chọn kho bạc để nộp tiền mặt thay vì đến ngân hàng. Mặt khác, tại các hệ thống ngân hàng thương mại, phí nộp tiền mặt chuyển đi thường cao hơn phí rút tiền mặt, vì thế người nộp ngân sách thường rút tiền mặt từ ngân hàng và nộp tiền mặt tại kho bạc để không phải trả phí… Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc thanh toán không dùng tiền mặt (máy ATM; điểm bán hàng hóa, dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ) chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa.

Để khắc phục tình trạng này, trong năm 2025, KBNN sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách về thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn hệ thống. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thu, chi qua KBNN bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; tiếp tục mở rộng mạng lưới tài khoản phục vụ thu ngân quỹ nhà nước của KBNN tại các hệ thống ngân hàng thương mại; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tiếp tục rà soát mở rộng địa bàn bắt buộc chi thanh toán cá nhân qua tài khoản...

Kinh tế

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp và người lao động vào việc ngay sau Tết

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết doanh nghiệp tại các tỉnh trọng điểm công nghiệp đã tái khởi động sản xuất, kinh doanh sau kỳ nghỉ Tết. Đa số công nhân cũng quay trở lại làm việc, không gây tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết.

VietinBank sẵn sàng bứt phá cùng kỷ nguyên mới
Doanh nghiệp

VietinBank sẵn sàng bứt phá cùng kỷ nguyên mới

Quy mô tổng tài sản cuối năm 2024 là 2,4 triệu tỷ đồng, tăng 17,4% so với đầu năm; cho vay khách hàng đạt 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 16,9% so với đầu năm… Những con số tăng trưởng ấn tượng của VietinBank đã chứng minh hoạt động Ngân hàng đi đôi với an toàn - hiệu quả - bền vững, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

54.272 bao lì xì sẽ được trao tặng khách hàng đầu tiên với tổng giá trị lên đến gần 6 tỷ đồng
Kinh tế

Xuân đến nhà, Lộc đến tay – Giao dịch ngay cùng DongA Bank

Chào đón một mùa Xuân mới, Xuân Ất Tỵ 2025, DongA Bank mang đến chương trình khuyến mãi đặc biệt với thông điệp đầy sức sống: “XUÂN ẤT TỴ – MỞ TÀI LỘC, ĐÓN MAY MẮN.” Đây là món quà tri ân chân thành dành cho những khách hàng đã luôn đồng hành cùng DongA Bank, đồng thời là lời chúc năm mới đầy ý nghĩa, gửi gắm hy vọng về một năm tràn ngập phúc lộc, thành công.

Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt kết quả 48,9 điểm trong tháng 1.2025
Kinh tế

Các công ty vẫn lạc quan về sản lượng dù Chỉ số PMI giảm

Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 1.2025 được S&P Global công bố ngày 3.2 cho thấy, sản lượng và số lượng đơn hàng mới giảm trở lại. Tuy vậy, các công ty vẫn duy trì triển vọng lạc quan về sản lượng trong thời gian tới. Hơn 36% số người trả lời khảo sát dự đoán sản lượng sẽ tăng trong 11 tháng tới, với hy vọng nhu cầu thị trường sẽ phục hồi.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Hướng tới tương lai bền vững qua xuất khẩu xanh

TS. Lê Huy Khôi - Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương

Tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là điều kiện tiên quyết để duy trì năng lực cạnh tranh và bảo đảm sự phát triển lâu dài của các nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, xuất khẩu xanh là yêu cầu bắt buộc, chìa khóa quan trọng để phù hợp với xu thế phát triển, góp phần nâng cao vị thế quốc gia, hiện thực hóa cam kết đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.

PVFCCo: Phấn đấu bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ đề ra
Kinh tế

PVFCCo: Phấn đấu bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ đề ra

Năm 2025 sẽ là một năm quan trọng đối với Nhà máy với trọng trách thực hiện tốt cả kế hoạch sản xuất và bảo dưỡng tổng thể Nhà máy. Do đó, Ban lãnh đạo Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) kêu gọi sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể Ban lãnh đạo và người lao động, cũng như sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thành viên của Tổng công ty để bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ đề ra. 

PVCFC xuất khẩu 100.000 tấn urê
Kinh tế

PVCFC xuất khẩu 100.000 tấn urê

Đây là “phát súng” ấn tượng đầu tiên mở màn năm mới 2025, thể hiện nỗ lực, quyết tâm vươn mình ra thế giới của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM). Đặc biệt, tại thời điểm thấp vụ trong nước như hiện nay, việc xuất khẩu 100.000 tấn urê không chỉ đem lại nhiều giá trị và hiệu quả kinh doanh mà còn thể hiện chất lượng sản phẩm, vị thế của PVCFC, trên đường chinh phục thị trường thế giới.

Nâng vị thế thị trường chứng khoán Việt Nam
Kinh tế

Nâng vị thế thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một quá trình “chuyển mình” mạnh với sự gia tăng về số lượng công ty, niêm yết, vốn hóa và giá trị giao dịch trên thị trường. Để phát triển tương xứng với quy mô thị trường, chất lượng đầu tư, hàng hóa cần được cải thiện, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe.