Khi ước mơ được nâng bước bởi những mối nhân duyên

Giữa lúc tưởng chừng phải dừng lại vì hoàn cảnh, Quỹ học bổngThắp Sáng Niềm Tin đã xuất hiện như một mối nhân duyên, trở thành ngọn đuốc soi sáng giúp Giàng A Ký - chàng trai người Mông vượt qua mọi rào cản để chinh phục ước mơ học tập. Câu chuyện của Ký là minh chứng cho sự kiên trì và giá trị của lòng nhân ái, khi mỗi sự giúp đỡ đúng lúc đều có thể tạo ra những điều kỳ diệu.

Giàng A Ký sinh ra và lớn lên tại xã Nậm Có (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái). Ngôi nhà nhỏ được dựng đơn sơ trên đồi với mái lợp amiăng và nền đất là nơi sinh sống của 8 người trong gia đình em. Thu nhập của cả nhà trông chờ vào các vụ mùa trong năm nên chỉ đủ ăn.

Ngay từ tiểu học, Ký đã phải tự nấu ăn ở trường, có bữa chỉ có cơm, nước lã và ít muối. Lên cấp 2, con đường đến trường dài hơn 50 km mà em phải đi về mỗi tuần trở nên đầy thử thách, đặc biệt vào những ngày mưa, đường trơn trượt và lầy lội. Dù vậy, suốt 12 năm học, em đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng: Giải Nhất kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học từ năm 2019 - 2022; Giải Khuyến khích và Ba kỳ thi chọn Học sinh giỏi cấp quốc gia môn Sinh học trong lần lượt các năm học 2020 - 2021 và năm 2021 - 2022.

Năm học 2020 - 2021, Ký vinh dự nhận được Học bổng Odon Vallet, một phần thưởng dành cho những học sinh xuất sắc nhất do tổ chức khoa học và giáo dục có tên “Gặp gỡ Việt Nam" trao tặng. Em còn được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tuyên dương là Học sinh 3 Tốt cấp Trung ương năm 2022…

1.png
Với nỗ lực, Ký đã đỗ vào ngành Y khoa, Đại học Y Hà Nội

Thế nhưng, khó khăn về vật chất vẫn luôn hiển hiện trước mắt, khiến cậu học trò hiếu học tự nhủ rằng: Cố gắng học hết lớp 12, có bằng tốt nghiệp THPT sẽ đi làm kiếm tiền phụ gia đình. Giảng đường đại học vẫn là một ước mơ quá xa xôi với hoàn cảnh của Ký, cho đến khi có những cuộc gặp gỡ tình cờ như một mối nhân duyên.

Đó là lần Ký gặp lại một người anh ở xa về thăm quê, được nghe kể về ca phẫu thuật đã cứu sống anh như thế nào. Bởi vốn dĩ, ở nơi Ký sinh ra, bà con cứ có bệnh là hái lá thuốc trên rừng về tự chữa. Hơn nữa, trạm y tế xã cách xa bản làng em, mà nơi đây, cũng chỉ cấp phát những loại thuốc trị các bệnh đơn giản, thông thường. Cho nên, khi tận mắt chứng kiến vết sẹo trên cơ thể người anh nọ, Ký phần nào hình dung về y học và sự kì diệu từ các phương pháp chữa bệnh hiện đại. Từ đó, cậu học sinh nghèo nuôi dưỡng ước mơ về cái nghề mà lúc đó thậm chí em chưa hiểu hết được - nghề bác sĩ.

2.jpg
A Ký tham gia lớp học lâm sàng Tim mạch tại Bệnh viện Bạch Mai

Bằng tất cả sự nỗ lực, quyết tâm, Giàng A Ký đã xuất sắc đậu vào ngành Y khoa tại Đại học Y Hà Nội. Vui mừng bao nhiêu, Ký lo lắng bấy nhiêu về vấn đề học phí. Nhiều lần em nghĩ phải từ bỏ ước mơ ấy khi nghĩ đến hoàn cảnh gia đình. May mắn thay, Quỹ Học bổng Thắp Sáng Niềm Tin xuất hiện như một ngọn đuốc sáng, dẫn đường cho Ký vượt qua khó khăn và tiếp tục chinh phục tương lai.

Chị Lan Anh, cán bộ Quỹ Thắp Sáng Niềm Tin, nhớ lại chuyến đi gian nan để gặp Ký. Chị nhớ mãi nỗi sợ của mình với con đường đất đỏ dẫn vào nhà Ký - cũng chính là lối đi em vẫn ngày ngày vượt qua để đến trường. Con đường vòng quanh những thửa ruộng bậc thang, cheo leo với những con dốc liên tiếp nhau. Hôm ấy trời vừa mưa xong nên càng đi vào sâu, đường càng nhỏ hẹp, trơn trượt và nguy hiểm hơn. Thế nhưng, hình ảnh cậu bé dân tộc có vóc dáng nhỏ nhắn, đôi mắt luôn tràn đầy nghị lực khiến chị cảm phục: "Có lẽ đây là một trong những chuyến đi xác minh khó khăn nhất mà Quỹ từng trải qua. Ngồi sau xe em chở, tôi vừa run vừa tự hỏi: Làm sao một cậu bé nhỏ nhắn như thế lại có thể vượt qua con đường hiểm trở này suốt bao năm trời để đến lớp?”.

Nhận được thông báo từ Quỹ Thắp Sáng Niềm Tin, Ký vui lắm. Không chỉ hỗ trợ về mặt tài chính, Quỹ mà còn mang lại cho em những giá trị tinh thần vô cùng quý báu.

Ký chia sẻ: “Khi mới đến Hà Nội, em cảm thấy rất lạ lẫm, nhưng nhờ có sự giúp đỡ của mọi người trong Quỹ, em dần quen hơn. Vào các dịp lễ, Tết, Quỹ còn hỗ trợ chi phí để tụi em có thể về thăm gia đình. Ngoài sự hỗ trợ vật chất, những lời hỏi thăm và động viên đầy ấm áp của các anh chị công tác ở Quỹ đã trở thành nguồn an ủi lớn cho em trong những ngày tháng học xa nhà”.

Giờ đây, Giàng A Ký đã là sinh viên năm thứ 3. Vẫn nụ cười hiền lành, dáng người nhỏ nhắn và ánh mắt kiên định, em tràn đầy niềm hy vọng, quyết tâm khi nhắc đến tương lai: "Em biết con đường phía trước còn nhiều thử thách, vì em còn 3 năm đại học và 3 năm làm bác sĩ nội trú nữa. Nhưng nhờ sự tiếp sức từ Quỹ Thắp Sáng Niềm Tin và rất nhiều sự hỗ trợ, động viên khác, em tự tin rằng mình sẽ trở thành một bác sĩ giỏi, có thể quay về giúp đỡ quê hương. Điều em mong muốn nhất là được đóng góp chút sức lực để mang đến sự thay đổi, giúp bà con có điều kiện y tế tốt hơn, để không ai phải chịu khổ vì bệnh tật nữa".

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.