Khi bộ trưởng “may mắn” được trả lời chất vấn!

“Chúng tôi rất may mắn được Quốc hội chọn để chất vấn nhưng thực ra cũng là một cơ hội lớn để ngành giao thông vận tải giải trình những vấn đề lớn mà xã hội quan tâm đến ngành giao thông vận tải”. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã chia sẻ cảm xúc của mình trước khi ông ngồi vào ghế “nóng” trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ Ba vừa diễn ra.

Chia sẻ của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã nhận được sự đồng tình của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - người điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn khi cho rằng Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể “rất may mắn”. Bởi theo Chủ tịch Quốc hội, nhiều bộ trưởng, trưởng ngành đều nói là "được" chất vấn chứ không phải là "bị" chất vấn. “Chúng tôi cũng đã trải nghiệm qua những cảm giác như thế, cảm thấy là được chất vấn” - Chủ tịch Quốc hội nói.

Tâm thế cảm thấy “được” chất vấn không còn là chia sẻ của riêng Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể. Từ nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đã “xung phong” để được trả lời chất vấn trước Quốc hội. Và khi được đăng đàn trả lời chất vấn, khi ấy Bộ trưởng Nguyễn Quân đã “bày tỏ sự biết ơn đối với Quốc hội vì đã cho phép được trả lời chất vấn”. Bởi theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, việc được trả lời chất vấn trực tiếp là sự kiện rất đặc biệt; là một cơ hội rất lớn đối với cộng đồng khoa học Việt Nam. Thông qua hoạt động này, Bộ Khoa học và Công nghệ được báo cáo với Quốc hội, cử tri cả nước những công việc mà ngành đang làm, những khó khăn thách thức phải vượt qua. “Đặc biệt qua ý kiến chất vấn của các đại biểu Quốc hội, chúng tôi sẽ thấy rõ những mặt yếu kém. Qua đó, chúng tôi sẽ phải có những giải pháp để khắc phục, sửa chữa làm cho khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, có đóng góp xứng đáng vào quá trình phát triển của đất nước” - Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh.

Chất vấn là hình thức giám sát mang lại hiệu quả cao. Bởi chất vấn thường được gắn với trách nhiệm của mỗi cá nhân bộ trưởng, trưởng ngành khi chất vấn. Để tạo cơ hội cho cử tri, nhân dân theo dõi hoạt động của Quốc hội, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong nhiều nhiệm kỳ gần đây được phát thanh và truyền hình trực tiếp. Điều này đôi khi cũng tạo nên áp lực tâm lý khi trả lời chất vấn đối với một số bộ trưởng, trưởng ngành nếu như chưa thực sự nắm vững lĩnh vực mà mình phụ trách hoặc chưa thực sự có kinh nghiệm, kỹ năng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Từ những kiến nghị của cử tri, những điều qua “mắt thấy, tai nghe” từ thực tiễn cuộc sống, đại biểu chắt lọc mang đến nghị trường thông qua mỗi chất vấn đối với bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan. Ngồi "ghế nóng” trên nghị trường Quốc hội là cơ hội để "tư lệnh ngành" được lắng nghe, được đánh giá một cách khách quan nhất từ các đại biểu, cử tri về hoạt động của ngành mình. Đồng thời, đây cũng là dịp để bộ trưởng, trưởng ngành được nói lên tiếng nói, được chia sẻ những thuận lợi và cả những khó khăn của ngành mình trong công tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ được giao. Qua đó, nhận được chia sẻ từ cử tri, nhân dân, đặc biệt là từ chính người chất vấn.

Tuy vậy, giải trình những vấn đề chưa làm được, chia sẻ những điều đã làm được trước cử tri, trước Quốc hội của bộ trưởng, trưởng ngành không phải lúc nào cũng dễ dàng. Là đại diện cho tiếng nói của cử tri, đại biểu có thể “truy” đến cùng trách nhiệm của bộ trưởng, trưởng ngành. Do đó, nếu vai trò quản lý, trách nhiệm của "tư lệnh ngành" chưa được thể hiện “tròn vai" thì bộ trưởng, trưởng ngành có thể bị lúng túng, thậm chí bị “mất điểm” khi trả lời chất vấn.

Thực tế cho thấy, không ít các bộ trưởng, trưởng ngành thực sự xây dựng được hình ảnh đẹp thông qua phiên chất vấn và trả lời chất vấn, bởi đã thể hiện được bản lĩnh, năng lực quản lý của mình trước cử tri, trước Quốc hội. Việc “ghi điểm” ấy xuất phát từ sự tự tin khi nắm chắc lĩnh vực mình quản lý, chia sẻ cởi mở, thẳng thắn về những điều làm được, cũng như sự cầu thị, chân thành với những vấn đề tồn tại, vướng mắc, chưa đạt được như kỳ vọng của nhân dân; xuất phát từ những chuyển biến tích cực sau chất vấn, những tồn tại, điểm nghẽn được tháo gỡ, những rào cản được cởi bỏ, những lời hứa được hiện thực hóa trọn vẹn...

"Tư lệnh ngành" sẽ để lại ấn tượng đẹp trong lòng cử tri, Nhân dân, và thực sự “ghi điểm” nếu như luôn trong tâm thế cảm thấy may mắn “được” chất vấn, chứ không phải “bị” chất vấn.

Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.

Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh
Chính sách và cuộc sống

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III.2024 ước tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng qua, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% và lạm phát ở mức 4 - 4,5% vẫn còn rất nhiều thách thức bởi thời gian còn lại của năm chỉ vỏn vẹn 2 tháng.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chuẩn bị thật kỹ cho đường sắt tốc độ cao

Có một điểm chung trong phiên thảo luận tổ của các Đoàn ĐBQH về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào giữa tuần này. Đó là hầu hết ý kiến đều ủng hộ triển khai dự án, cho đây là thời điểm chín muồi; đồng thời lưu ý Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Trong đó, cần đánh giá toàn diện những rủi ro có thể xảy ra, lên phương án xử lý, để dự án bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Hội nghị lần thứ Mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII diễn ra từ ngày 18-20.9.2024
Chính sách và cuộc sống

Đột phá từ Trung ương

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu “cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” thì đó không chỉ là vấn đề về tổ chức bộ máy mà hơn thế, chính là tương lai phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Ảnh: minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tinh thần “5 rõ” và quyết tâm của Chính phủ

Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm”, phấn đấu năm 2024 giải ngân trên 95% kế hoạch. Tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công với tinh thần "5 rõ" (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả)... Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Kỳ họp thứ Tám, chiều 12.11 vừa qua.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu

Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước không bao giờ chủ quan với lạm phát và luôn kiên định với mục tiêu ổn định vĩ mô - đây là thông điệp Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhiều lần nhắc đến trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày hôm qua. Quả thực, những bài học kinh nghiệm trong quá khứ và cả những rủi ro khó đoán định trong tương lai đòi hỏi Việt Nam luôn phải đặt ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động báo chí
Chính sách và cuộc sống

Lắng nghe, thấu hiểu và quyết liệt tháo gỡ

Báo cáo gửi đến Quốc hội trước thềm phiên chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho thấy một kế hoạch khá chi tiết những công việc đã và đang được Bộ tập trung thực hiện với sự thấu hiểu sâu sắc những khó khăn, thách thức của báo chí trong giai đoạn hiện nay.

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!
Chính sách và cuộc sống

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng sẽ là một trong 3 bộ trưởng, trưởng ngành đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Phải rất nỗ lực
Chính sách và cuộc sống

Phải rất nỗ lực

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 10.2024, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước ước đạt trên 355.616 tỷ đồng, bằng 47,43% tổng kế hoạch và bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

“Xắn tay” cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tục hành chính còn phức tạp, có khoảng cách lớn giữa quy định và thực tế về thời hạn giải quyết thủ tục; không ít điều kiện kinh doanh, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp, khó thực thi… hạn chế cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Đây là những “điểm nghẽn thể chế” được các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách đầu tuần này.

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy
Chính sách và cuộc sống

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy

Nếu cấp ủy nào, tổ chức đảng nào, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nào còn chưa nhận thức đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm còn chưa cao, hành động còn chưa quyết liệt trong cuộc cách mạng này thì phải xem đó là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

|Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền - “chọn mặt gửi vàng”

Trong tuần này, theo chương trình nghị sự, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Được đánh giá là phân cấp, phân quyền rất mạnh, dự thảo Luật được kỳ vọng tạo cơ sở pháp lý quan trọng để “chọn mặt gửi vàng”, khắc phục được tình trạng vốn chờ dự án, dự án chờ vốn trong thực hiện một số dự án đầu tư công thời gian qua.

Phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước sáng 4.11.2024
Chính sách và cuộc sống

Chọn nhầm người là lãng phí lớn nhất

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Quốc hội hôm qua, 4.11, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ hoàn toàn nhất trí với quan điểm và thông điệp đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm về công cuộc chống lãng phí bởi thực tế cho thấy, lãng phí đang thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Cần một tư duy mới về đầu tư PPP
Chính sách và cuộc sống

Cần tư duy mới về đầu tư PPP

Cần khẩn trương tổng kết, nghiên cứu, sửa đổi căn cơ, toàn diện Luật PPP. Nhiệm vụ này phải làm càng sớm càng tốt với một tư duy mới để thực sự tạo đột phá trong thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình.