Khập khiễng
Có một thực tế là cụm từ “nhà môi trường học” không còn được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây, không phải vì các đối tượng này không còn muốn bảo vệ môi trường mà trái lại, họ đang quan tâm tới vấn đề này nhiều hơn bao giờ hết. Vậy thì tại sao? Đó là do đã xuất hiện sự khập khiễng trong hành động bảo vệ môi trường và quá trình phát triển bền vững.
Nhà môi trường học thường được coi là người đấu tranh cho môi trường trong sạch, bảo vệ môi trường, nói tiếng nói của môi trường. Suy nghĩ này giờ đây không còn phổ biến trong dòng chảy của phong trào “Xanh” hiện nay. Sẽ chẳng còn ai nghe thấy nhà môi trường học ngày nay nói về phản ứng đầy nhân văn của họ đối với thế giới hoang dã. Thay vào đó sẽ là sự thúc giục cái mà chúng ta vẫn gọi là sự bền vững. Ở đâu người ta cũng nói vậy, nhưng bền vững nghĩa là sao? Rất tiếc, đó không phải là ý nghĩa lẽ ra nó phải như vậy: bảo vệ thế giới khỏi đế chế công nghiệp đang mở rộng hơn bao giờ hết. Đáng ngại, sự bền vững đang mang ý nghĩa duy trì nền văn minh nhân loại ở mức hợp lý nhất, tại đó người ta sẵn sàng tác động tới “nguồn vốn thiên nhiên” hay “cơ sở nguồn lực” để đạt được mục đích của mình.

Một sự nhầm lẫn tai hại đã xảy ra. Một phong trào bắt đầu lên kế hoạch cứu sống thiên nhiên một cách triệt để và chi tiết, nhưng chiến dịch đã kết thúc nhằm duy trì nền văn minh công nghiệp. Cụ thể, nếu sự bền vững hiện nay thể hiện ở điều gì đó thì đấy là về carbon và biến đổi khí hậu. Con người đang làm tất cả để giảm lượng khí thải carbon gây hiệu ứng nhà kính, nói cách khác là hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu. Nhưng dường như thực tế đang đi ngược lại điều đó.
Cách tiếp cận mới của con người hiện nay đối với thách thức về môi trường dẫn tới một kết luận rõ ràng: nếu carbon là vấn đề, không carbon sẽ là giải pháp. Xã hội cần bắt tay thực hiện mục tiêu phi carbon mà không được tạo ra những nút thắt. Xây dựng vừa đủ và chính xác loại công nghệ năng lượng, đủ nhanh và hiệu quả, nhằm phát điện mà không phát ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính, không cần thiết phải tắt đèn... Để làm được điều đó, con người sẽ cần sự hấp thu năng lượng quanh hành tinh trên diện rộng, đó là ánh sáng mặt trời, là gió, là năng lượng nước. Điều này có nghĩa là sự kết hợp mới trong công nghiệp của nhân loại sắp xuất hiện tại những nơi mà các loại năng lượng trên nhiều nhất. Thật không may, những nơi này trùng với một số vùng khó tới nhất, đẹp nhất và hoang dã nhất thế giới. Loại vị trí đó lại là điểm đến mà các nhà môi trường học cần bảo vệ.
Nhưng, viễn cảnh trước mắt là các sa mạc có nguy cơ bị xâm chiếm bởi các tia tử ngoại, kính, thép và nhôm. Núi non, các cánh đồng hoang, vùng cao sẽ bị khoanh vùng, trông như những con ma cà rồng dưới ánh nắng mặt trời, với bộ ngực chi chít những dãy 500 tua bin gió, rồi liên đới với những con đường, cột ăngten, cột điện cao thế và dây dợ. Bên kia, các đại dương mở (nơi đã sẵn sàng cho hoạt động kinh doanh, du lịch và không có bóng dáng của sinh vật biển) sẽ là nhà cho các loại tua bin ngoài khơi khổng lồ và hàng trăm máy đo sóng xung quanh đường bờ biển. Các dòng sông sẽ chứng kiến các cửa sông bị đứt gãy và tắc nghẽn bởi rác thải công nghiệp. Những vùng đất nông nghiệp và thậm chí là rừng mưa nhiệt đới, môi trường sống giàu có nhất trên trái đất này, đã sẵn sàng trở thành các địa điểm sinh lời cao cho các đồn điền nhiên liệu sinh học. Những đồn điền này được thiết kế để cung cấp nhiên liệu cho ô tô thân thiện với môi trường. Một vòng luẩn quẩn.
Thực tế, câu chuyện về quá trình tiến hóa của con người, thực dân hóa, sự bành trướng, lại liên quan tới vấn đề carbon. Đó là phương diện mới nhất của sự hủy hoại cẩu thả của chúng ta đối với thế giới hoang dã, thế giới lẽ ra không có con người và không bị ô nhiễm. Đó là sự hủy hoại khủng khiếp đối với những nơi hoang dã còn lại của thế giới chỉ vì mục đích kinh tế của con người. Liệu có mỉa mai không khi con người đang gọi đó là môi trường luận?
Chưa rõ. Nhưng điều rõ ràng là chúng ta không còn thấy bóng dáng của cây cối trong các khu rừng. Thay vì thay đổi cách sống, chúng ta đang nói về thay đổi công nghệ. Không quá khi nói rằng quá trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đang gây hại cho môi trường sống. Và chúng ta cần phải điều chỉnh.