Khánh Hòa: Ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế

Là địa phương có vị trí chiến lược, tỉnh Khánh Hoà nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ vào thực tiễn cuộc sống, để bảo vệ Tổ quốc và nổi bật với những sản phẩm kinh tế mang màu sắc riêng.

Nhiều kết quả ứng dụng lan tỏa

Trong giai đoạn 2022 - 2024, bám sát các chủ trương, chính sách về khoa học và công nghệ (KH-CN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST), hoạt động KH-CN tỉnh Khánh Hoà đã có những đóng góp cho sự phát triển của địa phương. Trong đó, hiệu quả quản lý nhà nước từng bước được nâng lên, đóng góp tích cực vào nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá; khuyến khích sự sáng tạo.

Một số kết quả ứng dụng có tính lan toả rộng, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, nâng cao thu nhập, giảm giá thành sản xuất; cũng như có ý nghĩa đối với hoạt động an ninh - quốc phòng.

hinh-2.jpg
Xây dựng phần mềm hỗ trợ huấn luyện kỹ thuật về động cơ tuabin khí phục vụ đào tạo nhân viên kỹ thuật trên tàu bảo vệ quần đảo Trường Sa

Trong đó, phải kể đến đề tài “Xây dựng phần mềm hỗ trợ huấn luyện kỹ thuật về động cơ tuabin khí phục vụ đào tạo nhân viên kỹ thuật trên tàu bảo vệ quần đảo Trường Sa”, đã ứng dụng vào hoạt động giáo dục, đào tạo tại Trung tâm huấn luyện thuộc Lữ đoàn 162. Giúp cho các đối tượng được huấn luyện thao tác vận hành tự tin khi được sử dụng trên các chương trình mô phỏng trước khi làm việc dưới tàu.

Cùng với đó, đề tài “Xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ tinh chất yến sào thiên nhiên Khánh Hòa” đã được nghiệm thu xếp loại “Xuất sắc”; Đơn vị chủ trì Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa đã ứng dụng kết quả và đưa các sản phẩm vào sản xuất tại doanh nghiệp, đưa sản phẩm tiêu thụ cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây cũng là sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia trong nhiều năm liên tiếp.

Trên lĩnh vực nông nghiệp, Dự án sản xuất thử nghiệm “Chọn tạo đàn lợn giống hạt nhân Yorkshire, Landrace và Duroc bằng công nghệ đánh giá di truyền và phân tích gen tại Khánh Hòa”, đã hỗ trợ 3 hộ dân trên địa bàn tỉnh ứng dụng kết quả nghiên cứu. Sau quá trình chuyển giao, con giống được đưa ra thị trường không chỉ trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa mà còn các tỉnh khác ở Việt Nam, tác động tích cực đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương.

hinh-1a.jpg
“Hệ thống quản lý và điều khiển nhà yến thông minh” của Công ty Yến sào Khánh Hòa

Đề tài “Xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá bè đưng (Gnathanodon speciosus Forsskal, 1775) trong lồng bằng thức ăn công nghiệp tại Khánh Hòa”: Hỗ trợ chuyển giao kết quả của đề tài nuôi cá bè đưng cho 10 người nuôi thủy sản tại các khu vực như Vịnh Vân Phong, Đầm Nha Phu, Đầm Thủy Triều, tổng số lồng nuôi ước tính khoảng 50; Giải quyết việc làm cho 40 người; Thúc đẩy 5-7 doanh nghiệp cung cấp thức ăn và các loại nguyên vật liệu, năng lượng khác phục vụ nuôi cá.

Kết quả một số đề tài trên lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội - nhân văn đã cung cấp luận cứ, cơ sở khoa học phục vụ xây dựng lập dự án đầu tư, thẩm định công nghệ, thẩm định góp ý cho Chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển KT-XH của tỉnh, cung cấp luận cứ để Doanh nghiệp tham khảo xây dựng dự án đầu tư… trong đó góp phần cảnh báo và đánh giá các vấn đề biến đổi khí hậu, thiên tai,... tác động trực tiếp đến người dân.

Hiện Sở Khoa học và Công nghệ đang theo dõi triển khai 21 nhiệm vụ KH-CN cấp tỉnh chuyển tiếp, triển khai 4 nhiệm vụ KH-CN cấp tỉnh mới năm 2024; từ năm 2022 - 2024, đã thành lập và tổ chức họp các Hội đồng KH-CN đánh giá, nghiệm thu kết quả của hơn 30 nhiệm vụ.

Hoàn thiện quy định để tạo sức bật

Bên cạnh những kết quả đạt được từ thực hiện các chủ trương, nghị quyết, kế hoạch, các địa phương nói chung và tỉnh Khánh Hoà nói riêng cũng nhận thấy những bất cập hạn chế phát triển. Cụ thể, tại Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ năm 2024, đại diện Sở KH-CN Khánh Hoà đã kiến nghị về quy định ghi nhãn hàng hoá.

Theo Sở KH-CN Khánh Hoà, hiện nay, có rất nhiều tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài áp dụng cho hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ nhưng chưa có văn bản hướng dẫn hệ thống tiêu chuẩn áp dụng, chưa có công cụ tra cứu và tải nội dung của các tiêu chuẩn này; gây khó khăn cho công tác quản lý về hàng hóa theo tiêu chuẩn công bố áp dụng. Việc lưu giữ hồ sơ chất lượng cho các đơn vị nhỏ lẻ còn nhiều khó khăn.

fid00531.jpg
Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hoà trao đổi tại Hội nghị

Bên cạnh đó, về phân công trách nhiệm quản lý trách nhiệm cơ quan thực hiện công tác quản lý mặt hàng thép thuộc còn thiếu quy định cụ thể về trách nhiệm cơ quan thực hiện công tác quản lý đối với hàng hóa thép trong lưu thông.

Cùng với đó, công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường cũng còn nhiều khó khăn, bất cập.

Để tháo gỡ để tạo sức bật cho KH-CN tại địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ xác định nhiệm vụ và giải pháp ưu tiên là xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật về KH-CH, trong đó, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển KH-CN. Tập trung chính sách Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh; triển khai các hoạt động xúc tiến công nghệ cho các doanh nghiệp.

Tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thành lập Trung tâm nghiên cứu quốc gia về công nghệ đại dương với mô hình tổ chức linh hoạt, hiện đại thí điểm thực hiện một số cơ chế đặc thù, nguồn nhân lực phù hợp, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao các nghiên cứu khoa học, thương mại hoá sản phẩm nhằm phát triển các lĩnh vực công nghệ đại dương, kinh tế đại dương bền vững và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Hoàn thành và đưa vào sử dụng dự án Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Khánh Hòa và dự án Trạm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Khánh Hòa…; Bồi dưỡng nguồn nhân lực có khả năng sáng tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ trong tầng lớp nhân dân, người lao động và các tri thức trẻ khởi nghiệp. Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ nguồn nhân lực để thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến kỹ thuật gắn liền với thực tiễn lao động sản xuất.

Sở Khoa học và Công nghệ đề nghị Chính phủ điều chỉnh, sửa đổi Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15.5.2018 quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước, trong đó bổ sung, hoàn thiện quy định về việc giao quyền sử dụng kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để hoàn thiện, thương mại hóa; cũng như một số nội dung chính sách, quy định để thực sự khơi thông đà phát triển cho KH-CN, tạo sức bật cho địa phương nói riêng và vùng Nam Trung Bộ - duyên hải Trung Bộ nói chung.

Khoa học - Công nghệ

Các đại biểu trao đổi tại Phiên thảo luận
Khoa học

Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo từ địa phương ra quốc tế

Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế” là hoạt động điểm nhấn nằm trong chuỗi sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024. Nhiều đại biểu cho rằng, từ thực tiễn phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Việt Nam thời gian tới cần tập trung xây dựng chính sách pháp luật, hành lang pháp lý thúc đẩy hệ sinh thái KNST phát triển tương xứng với mô hình, tiềm lực trong giai đoạn mới là điều cần thiết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thực hiện nhấn nút Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Techfest Việt Nam năm 2024
Khoa học

Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Techfest Việt Nam 2024 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thường niên là cột mốc quan trọng đánh dấu hành trình 10 năm phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST) tại Việt Nam. Nhìn lại một thập kỷ vừa qua, hệ sinh thái KNST đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự xuất hiện của các doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, sẵn sàng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Ảnh minh họa
Xã hội

Bài 2: “Chúng tôi không muốn nghiên cứu nằm mãi trong phòng thí nghiệm”

Những năm qua, nhiều viện khoa học cùng các doanh nghiệp trong nước đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gene để tạo ra tình trạng mong muốn cho cây trồng. Tuy vậy, đường đi của cây trồng chỉnh sửa gene từ phòng thí nghiệm đến ruộng đồng vẫn rất gập ghềnh vì hiện chưa có hướng dẫn pháp lý cụ thể. “Chúng tôi không muốn nghiên cứu nằm mãi trong phòng thí nghiệm”, TS. Đỗ Tiến Phát, Viện Công nghệ sinh học, bày tỏ.

Ảnh minh họa
Xã hội

Bài 1: Xu hướng phát triển của nông nghiệp toàn cầu

Cây trồng chỉnh sửa gen là ứng dụng nổi bật của công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp bền vững. Bằng việc sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gene, Việt Nam có thể tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến trong nông nghiệp, có thêm giải pháp giúp nông dân tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, cải thiện sản lượng, chất lượng nông sản và thu nhập nông hộ; đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, dinh dưỡng cho người tiêu dùng.

Đảng ủy PVFCCo: Định hướng tư tưởng, quyết liệt chuyển đổi số
Khoa học - Công nghệ

Đảng ủy PVFCCo: Định hướng tư tưởng, quyết liệt chuyển đổi số

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và Việt Nam không nằm ngoài guồng quay đó. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp trong nước phải chuyển đổi số để thích ứng và phát triển. Tại Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng này, Đảng ủy PVFCCo đã nhận thức rõ ràng, thể hiện vai trò lãnh đạo tiên phong, dẫn dắt toàn thể cán bộ, công nhân viên Tổng công ty vững bước trên con đường chuyển đổi số toàn diện, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cần chuẩn bị bài bản cho tái khởi động dự án điện hạt nhân

PGS. TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Để có thể tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, công tác chuẩn bị phải được làm một cách bài bản và tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Chỉ có như vậy mới tạo được lòng tin của người dân cũng như cộng đồng quốc tế.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Khoa học - Công nghệ

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên đang đe dọa sự phát triển bền vững của nhân loại. Do vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng vật liệu bền vững trở thành một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Với chủ đề “Vật liệu cho Tương lai Bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture sẽ quy tụ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, nhằm mang tới những góc nhìn sâu sắc và trao đổi khoa học chất lượng cao về tương lai của vật liệu bền vững.

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội
Công nghệ

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội

Việc tích hợp VNeID lên ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) là một trong những bước đột phá trong phát triển các ứng dụng nền tảng thuộc Đề án 06 Chính phủ của TP. Hà Nội. Ứng dụng iHanoi hiện cung cấp tiện ích trong 3 lĩnh vực: Lĩnh vực giao thông, giáo dục và truyền thông, tin tức.