Khánh hòa tiếp tục “khơi thông” dòng vốn đầu tư nước ngoài

Từ tầm quan trọng, tính đột phá của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh Khánh Hòa sẽ đẩy mạnh các giải pháp để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là các quy hoạch của tỉnh; tăng cường xúc tiến đầu tư nước ngoài nhằm tìm kiếm những nhà đầu tư có tiềm lực từ các nền kinh tế lớn… Qua đó, tiếp tục khơi thông dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Thu hút 4.3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài

Qua hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20.8.2019 của Bộ Chính trị về Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Khánh Hòa đã xác định vai trò quan trọng của việc thu hút đầu tư nước ngoài. Tỉnh đã tổ chức nhiều đoàn công tác xúc tiến, quảng bá, mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư, nhất là ở các thị trường trọng điểm, truyền thống như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU…

cong-vien-ben-du-thuyen.jpg
Khánh Hòa thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh: Trung Nhân

Lãnh đạo tỉnh cũng tiếp đón nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Khánh Hòa tìm hiểu môi trường đầu tư. Với tiềm năng, lợi thế từ những vùng kinh tế trọng điểm, quan điểm của tỉnh Khánh Hòa là ưu tiên thu hút các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, tác động lan tỏa, kết nối chuỗi giá trị, tạo động lực thúc đẩy các ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh cao… Năm 2023, tỉnh đã cho ra mắt Cổng thông tin xúc tiến đầu tư tỉnh và Bộ cẩm nang xúc tiến đầu tư có nhiều ngôn ngữ nước ngoài để công khai kịp thời các chính sách ưu đãi đầu tư, các quy hoạch được duyệt, danh mục dự án kêu gọi đầu tư đến các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhờ sự công khai, minh bạch trong mời gọi đầu tư, 5 năm qua, tỉnh Khánh Hòa đã cấp giấy phép cho 16 dự án mới có vốn đầu tư nước ngoài, điều chỉnh vốn 15 dự án. Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đưa tổng vốn đăng ký mới trong 5 năm đạt 484,66 triệu USD; góp phần giải quyết việc làm cho hơn 75.300 lao động với thu nhập bình quân từ 7.1 – 9.4 triệu đồng/người/tháng…

Cùng với đó, nhiều năm qua, tỉnh đã chú trọng hoàn thành công tác lập quy hoạch và được cấp thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch lớn, làm cơ sở để quản lý, thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài theo đúng định hướng, quy hoạch, yêu cầu phát triển. Tính đến nay, toàn tỉnh có 117 dự án vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 4,3 tỷ USD từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ đến đầu tư.

Tăng cường xúc tiến đầu tư nước ngoài

Để đẩy mạnh thu hút tốt vốn đầu tư nước ngoài, tại phiên đối thoại Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 - năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải tập trung 3 vấn đề chính gồm: thể chế thông thoáng, tháo gỡ các vướng mắc, cản trở về thủ tục đầu tư, phân cấp, phân quyền cho địa phương nhiều hơn; hạ tầng thuận tiện, thông suốt, kéo giảm chi phí logistics từ mức 17 đến 18% GDP xuống 11 - 12% GDP như các nước tiên tiến; đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành mới nổi như bán dẫn, hydrogen, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…

image-extractword-0-out-3630-1681121367.png
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Bộ, UBND tỉnh Khánh Hòa thực hiện nghi thức nhấn nút khai trương Cổng thông tin xúc tiến đầu tư tỉnh. Ảnh: FPT IS

Tại địa phương, với 3 vấn đề chính Thủ tướng đặt ra, Khánh Hòa cũng đang có nhiều lợi thế để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tỉnh có hệ thống giao thông liên hoàn, thông suốt, từ đường bộ, đường sắt, đường thủy đến đường hàng không. Đặc biệt, là đường biển rất gần với đường hàng hải quốc tế nên có nhiều lợi thế cạnh tranh về giá cước vận tải hàng hóa bằng tàu biển đến nhiều thị trường trên thế giới. Cùng với đó là nguồn lao động dồi dào, năng động, nắm bắt, tiếp cận nhanh với máy móc công nghệ tiên tiến, hiện đại. Những yếu tố thuận lợi này là cơ hội để nhà đầu tư nước ngoài có thể đến tìm hiểu đầu tư.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20.8.2019 của Bộ Chính trị và Quyết định số 667/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030, Khánh Hòa tiếp tục nghiên cứu để các nhà đầu tư nước ngoài nâng cao khả năng tiếp cận thông tin về tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là các quy hoạch của tỉnh.

Đồng thời, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài nhằm tìm kiếm những nhà đầu tư có tiềm lực từ các nền kinh tế lớn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, các nước châu Âu, Canada, Australia, Singapore, các nước đối tác là thành viên của Hiệp định CPTPP, EVFTA… Thu hút đầu tư ở các lĩnh vực như: công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến, chế tạo; dịch vụ logistics; công nghiệp năng lượng; điện tử, viễn thông, bán dẫn và công nghiệp phụ trợ… Qua đó, tiếp tục “khơi thông” dòng vốn đầu tư nước ngoài. Góp phần đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước, duy trì việc làm cho người lao động, tạo động lực thúc đẩy phát triển bứt phá cho kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo.

Địa phương

Hà Nội: Thúc đẩy, phát triển chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực
Địa phương

Hà Nội: Thúc đẩy, phát triển chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Hà Minh Hải, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID). Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết quy định Mức thu bằng "không" áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ thực hiện các dịch vụ công theo hình thức trực tuyến.

Phổ biến quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
Địa phương

Phổ biến quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Sáng 14.11, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị phổ biến Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22.10.2024 của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn chủ trì hội nghị.

Triển khai Luật Thủ đô là cú hích cho TP. Hà Nội
Trên đường phát triển

Triển khai Luật Thủ đô là cú hích cho TP. Hà Nội

Phát biểu kết luận Hội thảo khoa học "Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn của các chuyên gia, nhà khoa học, đóng góp cho TP. Hà Nội những giải pháp, cách thức triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực
Địa phương

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Thành ủy theo dõi, chỉ đạo. Trong đó, từ nay đến cuối năm 2024, giải quyết dứt điểm, kết thúc theo dõi, chỉ đạo 19 vụ án, vụ việc diện theo dõi, chỉ đạo (trong đó có 8 vụ giao cho Tòa án nhân dân thành phố, 11/15 vụ án, vụ việc Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo).

Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Địa phương

Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Chiều 14.11, Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã tổ chức sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tư vấn pháp lý, xây dựng pháp luật về quân sự, quốc phòng và công tác phối hợp tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội
Địa phương

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội

Phát biểu tham luận tại Hội thảo khoa học về Luật Thủ đô sửa đổi, TS. Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, Luật Thủ đô số 39/2024/QH15, ban hành ngày 28.6.2024 đã mở ra hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn của Thủ đô.

Huy động mọi nguồn lực để Thủ đô Hà Nội bứt phá đi lên
Trên đường phát triển

Huy động mọi nguồn lực để Thủ đô Hà Nội bứt phá đi lên

Phát biểu tham luận tại Hội thảo, GS.TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh đến việc xây dựng và hoàn thiện chính quyền Thủ đô theo định hướng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hiện Luật Thủ đô năm 2024.

Thanh Oai hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái
Địa phương

Thanh Oai hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái

Để từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái của Thủ đô, huyện Thanh Oai cần định hình rõ mục tiêu, hình thái xuyên suốt trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, không gian, vi mô hơn là “xanh” trong công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, dịch vụ - thương mại…; bảo đảm nguồn lực và cơ chế, chính sách; bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống làng xã; đặt lên hàng đầu các tiêu chí về chất lượng môi trường…

Bình Dương triển khai kế hoạch cao điểm 50 ngày đêm thi đua giải ngân vốn đầu tư công năm 2024
Địa phương

Bình Dương triển khai kế hoạch cao điểm 50 ngày đêm thi đua giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Bình Dương triển khai kế hoạch cao điểm 50 ngày đêm thi đua giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, nhằm tập trung cao độ và huy động tối đa các nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian còn lại của năm 2024.

Khánh Hòa: Tiếp tục vận động kinh phí xây dựng mới, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, cận nghèo
Địa phương

Khánh Hòa: Tiếp tục vận động kinh phí xây dựng mới, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, cận nghèo

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nghiêm Xuân Thành vừa làm việc với UBMTTQ Việt Nam tỉnh cùng các chi nhánh ngân hàng thương mại về công tác hưởng ứng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024, hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đến năm 2025”.

Tín dụng chính sách đã góp phần thay đổi Lục Yên
Địa phương

Lục Yên khôi phục sản xuất sau thiên tai

Lục Yên, Yên Bái đã bước qua những ngày kinh hoàng của bão số 3 (bão Yagi). Cuộc sống người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đã bắt nhịp lại với đời sống thường nhật. Với sự trợ giúp kịp thời của các cấp ủy, chính quyền và đồng bào cả nước, đặc biệt là dòng vốn tín dụng chính sách; bà con đang tích cực khôi phục sản xuất, xây dựng các vùng chuyên canh hàng hóa như lương thực, rau quả và mở mang nghề tiểu thủ công nghiệp, chế tác đá quý… quyết tâm không để cái nghèo quay trở lại.

Lãnh đạo Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM Hà Nội thăm quan các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của TP Hà Nội
Địa phương

Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững

Một trong những đặc thù của sản phẩm OCOP là phải mang nét đặc trưng của địa phương, gắn với tổ chức sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Thời gian qua, cùng với phát triển sản xuất, các chủ thể OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tập trung xây dựng vùng nguyên liệu, góp phần mở ra nhiều cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất. Thành phố cũng đang thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, phát triển bền vững.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong những tháng cuối năm 2024
Trên đường phát triển

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong những tháng cuối năm 2024

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ra công văn yêu cầu các ban ngành và địa phương tăng tốc tiến độ thực hiện các dự án, với trọng tâm là hoàn thành mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2024. Tỉnh dự kiến sẽ khởi công 10 dự án trong hai tháng cuối năm.