Hội nghị toàn quốc lần thứ Hai triển khai luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV:

Khẩn trương rà soát, đề xuất danh mục các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Các tổ chức tín dụng

Để bảo đảm tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, tại Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai các luật, nghị quyết của Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiến nghị xem xét ban hành một số văn bản theo thủ tục rút gọn. 

Tích cực triển khai Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024

Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ Hai triển khai luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV diễn ra sáng nay, 7.3, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đoàn Thái Sơn đã báo cáo về công tác triển khai Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.

Khẩn trương rà soát, đề xuất danh mục các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Các tổ chức tín dụng -0
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đoàn Thái Sơn phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Về phổ biến, tuyên truyền Luật, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam cho biết, tại văn bản Kế hoạch triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 (ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ), NHNN đã dự kiến triển khai nội dung tuyên truyền, phổ biến Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 gồm các nội dung: NHNN chủ trì tổ chức quán triệt, phổ biến các quy định của Luật theo các hình thức phù hợp với điều kiện thực tiễn.

NHNN Việt Nam, cơ quan hữu quan và các cơ quan truyền thông, báo chí thực hiện đăng tải toàn văn nội dung Luật và các văn bản quy định chi tiết trên Cổng/Trang Thông tin điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật; biên soạn tài liệu phổ biến Luật và phối hợp với Bộ Tư pháp để cập nhật trên Cổng Thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật quốc gia http://pbgdpl.gov.vn; tổ chức tuyên truyền Luật và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức phổ biến, tuyên truyền phù hợp khác.

Về xây dựng danh mục văn bản quy định chi tiết Luật và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, sau khi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 được thông qua, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc đề xuất, xây dựng danh mục văn bản quy định chi tiết.

Hiện nay, NHNN đang đề xuất ban hành 6 văn bản quy định chi tiết bao gồm: 2 Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng và chế độ tài chính của tổ chức tín dụng; 4 Thông tư quy định về quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác xã, cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của tổ chức tài chính vi mô; cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

NHNN cũng đang tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp để hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục quy định chi tiết luật, nghị quyết và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ lý ban hành Quyết định.

Về công tác rà soát, lập danh mục văn bản hướng dẫn thi hành Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, NHNN đã chủ động rà soát các nội dung tại Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền, đề xuất phân công cơ quan chủ trì thực hiện rà soát để xem xét trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật theo thẩm quyền.

Khẩn trương rà soát, đề xuất danh mục các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Các tổ chức tín dụng -0
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đoàn Thái Sơn phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Cụ thể, NHNN đã rà soát Nghị định của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội; Nghị định của Chính phủ quy định về điều kiện cấp phép của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Nghị định của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt; Nghị định của Chính phủ quy định về chương trình tài chính vi mô của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Bộ Tài chính; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tư pháp rà soát, đề xuất các Nghị định của Chính phủ thuộc phạm vi quản lý của các bộ.

Về các thông tư hướng dẫn thi hành Luật thuộc chức năng, nhiệm vụ, NHNN đã khẩn trương rà soát, đề xuất danh mục các thông tư cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để hướng dẫn thi hành Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 và thời hạn thực hiện cụ thể. Theo đó, NHNN dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các Thông tư để hướng dẫn một số nội dung của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024. Hiện nay, các đơn vị thuộc NHNN đang khẩn trương tiến hành việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 theo quy định để đảm bảo kịp tiến độ đề ra.

Về việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và quá trình triển khai thực hiện Luật không gặp khó khăn, vướng mắc, bất cập do các quy định liên quan chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời, bảo đảm phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, tại dự thảo Kế hoạch triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 dự kiến giao: các bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công và gửi kết quả về NHNN Việt Nam trong tháng 4 năm 2024; thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm phù hợp với quy định của Luật và các văn bản quy định chi tiết dưới Luật.

Khẩn trương rà soát, đề xuất danh mục các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Các tổ chức tín dụng -0
Quang cảnh Hội nghị

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý nhà nước được phân công và gửi kết quả về NHNN Việt Nam trong tháng 4 năm 2024; thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với quy định của Luật và các văn bản quy định chi tiết dưới Luật.

Xem xét ban hành một số văn bản theo thủ tục rút gọn

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới như: hoàn thiện và sửa đổi, bổ sung một số khái niệm như: quy định về Bao thanh toán, Thư tín dụng (L/C); can thiệp sớm tổ chức tín dụng; bổ sung một số khái niệm nhằm bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch trong quá trình áp dụng các quy định của Luật như: vốn điều lệ, vốn được cấp, vốn pháp định, rút tiền hàng loạt…

Đặc biệt Luật đã quy định chỉnh sửa khái niệm người có liên quan; sở hữu gián tiếp…; Luật cũng điều chỉnh một số quy định về trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc tổ chức tín dụng phải niêm yết, thông tin về ngừng giao dịch trong trường hợp ngừng giao dịch tại một hoặc một số địa điểm thực hiện giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức hoặc ngừng giao dịch bằng phương tiện điện tử.

Bên cạnh đó, Luật bổ sung quy định khi thực hiện giao dịch với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, khách hàng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời và phải chịu trách nhiệm về việc cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu đó.

Đồng thời, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 cũng sửa đổi, bổ sung các quy định về quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng, quy định về hoạt động của các tổ chức tín dụng về các quy định xử lý tổ chức tín dụng có vấn đề, về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước…

“Như vậy, thời hạn để ban hành các văn bản quy định chi tiết và văn bản hướng dẫn thi hành rất gấp cùng với số lượng văn bản cần ban hành mới, sửa đổi, bổ sung nhiều, khối lượng công việc lớn nên rất cần có sự phối hợp tham gia tích cực của các bộ, ngành liên quan”. Nhấn mạnh như vậy, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam cũng đề nghị xem xét áp dụng thủ tục rút gọn trong ban hành một số văn bản để bảo đảm tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật. 

Bên cạnh đó, quá trình xây dựng các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đề xuất, cần có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa đơn vị chủ trì soạn thảo và các bộ, ngành và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai thi hành Luật.

Quốc hội và Cử tri

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.