Khẩn trương khắc phục hậu quả rừng trồng bị thiệt hại do bão số 3

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương khẩn trương rà soát, thống kê, tiến hành các thủ tục xử lý, khắc phục hậu quả đối với rừng trồng bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Ngày 30.10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra công văn số 8153/BNN-LN đề nghị đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện Nghị định số 140/2024/NĐ-CP đảm bảo đúng nguyên tắc thanh lý rừng trồng.

Công văn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu rõ Chính phủ ban hành Nghị định số 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng có hiệu lực thi hành kể từ 25.10. Để triển khai thực hiện đúng các quy định của Nghị định số 140/2024/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện Nghị định số 140/2024/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng nguyên tắc thanh lý rừng trồng quy định tại Điều 5 của Nghị định và trách nhiệm thực hiện của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại Điều 13 của Nghị định.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý một số nội dung triển thực hiện để đảm bảo quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương gồm: Thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng; các trường hợp được thanh lý; lựa chọn hình thức thanh lý; thực hiện các trường hợp thanh lý rừng trồng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 và khoản 5 Điều 10 của Nghị định.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chuyên môn có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh cấp huyện tuyên truyền, phổ biến nội dung của Nghị định số 140/2024/NĐ-CP đến các tổ chức, chủ rừng trên địa bàn.

Các địa phương tổ chức rà soát, thực hiện xử lý các trường hợp thiệt hại rừng trồng theo đúng quy định của Nghị định số 140/2024/NĐ-CP và pháp luật khác có liên quan, trong đó, khẩn trương rà soát, thống kê, tiến hành các thủ tục xử lý, khắc phục hậu quả đối với rừng trồng bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra.

Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 140/2024/NĐ-CP nếu có vướng mắc, các tỉnh, thành phố kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn, xử lý.

Trước đó, nhằm khắc phục và giảm thiểu những thiệt hại đối với diện tích rừng do thiên tai gây ra, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có văn bản số 1339/LN-PTR ngày 10.9 hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; Vùng Đồng bằng Sông thực hiện thống kê tình hình rừng bị thiệt hại; xử lý, khai thác rừng bị thiệt hại và phục hồi, trồng lại rừng sau thiên tai.

Theo thống kê của Cục Lâm nghiệp, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tính đến ngày 23.9, tổng số có 13 tỉnh thiệt hại về rừng do cơn bão số 3 là 169.588 ha (diện tích này chưa bao gồm diện tích rừng tự nhiên bị sạt, trượt); trong đó 4 tỉnh, thành phố bị thiệt hại nặng nhất là Hải Phòng 10.045 ha; Lạng Sơn 19.729 ha; Bắc Giang 26.415 ha và Quảng Ninh 110.713 ha.

Môi trường

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu
Môi trường

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu

Trước diễn biến ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu, nghiêm trọng nhất là tình trạng sạt lở bờ biển, ven sông làm mất rừng, mất đất sản xuất của người dân, việc đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn tại các địa phương ven biển sẽ góp phần giảm thiểu xói mòn, sạt lở, biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững cho người dân dưới tán rừng.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người
Môi trường

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người

Ngày 24.12, Báo Nông thôn ngày nay phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam tổ chức Tọa đàm thứ 2 nằm trong chuỗi Tọa đàm: “Hiểu đúng về thuốc bảo vệ thực vật” với chủ đề: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật “4 đúng” vì sức khỏe cây trồng và con người.

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn

Nhằm trao đổi, thảo luận về vai trò, hiệu quả thực tiễn cũng như các giải pháp triển khai Luật Bảo vệ môi trường trong thực tiễn, hiệu lực, hiệu quả và hiệu năng, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn".

Trưởng ban Khoa học Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. GS.TS Hoàng Xuân Cơ. Ảnh: Duy Thông
Xã hội

Nói ít làm nhiều, triển khai thực chất và hiệu quả

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng, Luật Bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Đường làng ngõ xóm trang trang sạch đẹp tại xã Yên Lợi, huyện Ý Yên. Ảnh: PV
Xã hội

Nâng cao công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường, nâng cao các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Nam Định không chỉ mang lại điều kiện sống tốt hơn cho người dân mà còn khai thác được các giá trị kinh tế từ cảnh quan nông nghiệp - nông thôn, từng bước phát triển thành ngành kinh tế du lịch sinh thái, đem lại thu nhập cho người dân.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu
Xã hội

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế chung của thế giới, hiện nay đa số các nước cũng theo đuổi các chính sách liên quan đến hướng phát triển kinh tế tuần hoàn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có Việt Nam. Muốn bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, không còn cách nào khác là chúng ta phải thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng
Xã hội

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng

Mới đây, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, cùng nhiều lãnh đạo, đại biểu đến từ nhiều cơ quan tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức tổng kết dự án “Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, Giai đoạn 1”.

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững
Môi trường

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững

Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, các chuyên gia cho rằng, việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.