Quốc hội giám sát tối cao về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội:

Khẩn trương hoàn thiện văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản

Tiếp tục phiên họp sáng nay, 28.10, các đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, bảo đảm khắc phục các hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội. Đây là vấn đề mà các cấp, các ngành ở địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan đang rất mong mỏi, chờ đợi.

Một số văn bản quy định chi tiết thi hành luật chất lượng chưa cao

Theo ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang), việc ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội còn nhiều tồn tại, hạn chế.

avatar
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Theo đó, một số văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, chưa thống nhất, chưa đồng bộ. Đặc biệt văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật chậm được ban hành, chất lượng chưa cao; một số quy định chưa phù hợp với thực tế, chậm được rà soát, sửa đổi, bổ sung, chưa rõ ràng, dẫn đến không thống nhất trong cách hiểu và lúng túng trong quá trình tổ chức thực hiện.

Đáng chú ý là, những hạn chế, bất cập trên không chỉ trong giai đoạn 2015 - 2023, mà còn là vấn đề tồn tại, bộc lộ ngay cả trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số luật mới ban hành.

Đại biểu Trần Văn Tuấn nêu rõ, Quốc hội đã ban hành Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai năm 2024, với nhiều chính sách mới được kỳ vọng sẽ tháo gỡ vướng mắc, tạo thuận lợi đẩy mạnh phát triển thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội cũng đã ban hành Luật điều chỉnh, bổ sung một số điều của 4 luật, trong đó có 3 luật trên, để cả 3 luật này có hiệu lực thi hành sớm hơn, từ ngày 1.8.2024.

Đại biểu cũng cho biết, trước Kỳ họp này, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với UBND tỉnh và các cơ quan, sở, ngành tỉnh tổng hợp những vướng mắc, bất cập tồn tại trong thực hiện các chính sách, pháp luật trên địa bàn tỉnh. Qua đó cho thấy còn tới 19 vấn đề liên quan tới Luật Đất đai, 15 vấn đề liên quan tới Luật Nhà ở và 4 vấn đề liên quan tới Luật Kinh doanh bất động sản chưa được quy định chi tiết, hướng dẫn rõ ràng trong các nghị định của Chính phủ và các thông tư của các bộ, ngành liên quan.

Tuy nhiên, qua báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời gian qua, dù Chính phủ và các bộ, ngành đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng, ban hành các quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, nhưng đến nay chưa có địa phương nào ban hành đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền.

Đại biểu Trần Văn Tuấn cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng các địa phương đến nay vẫn chưa ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm theo thẩm quyền nhằm quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, kể cả Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, hoặc còn lúng túng trong tổ chức thực hiện, trong đó có nguyên nhân do một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan ban hành chậm, hoặc có nhiều nội dung chưa được quy định chi tiết, hướng dẫn rõ ràng.

Đơn cử: Các nghị định của Chính phủ và các thông tư của các bộ, ngành liên quan đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về thực hiện quy định chuyển tiếp (tại điểm c, khoản 5, Điều 198, Luật Nhà ở) đối với các trường hợp: Xử lý đối với các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị chưa có quỹ đất đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trong dự án; Trường hợp chuyển tiếp đối với các dự án có quy mô trên 5 ha mà trong đồ án chưa bố trí quỹ đất nhà ở xã hội cho phép đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội; Việc chuyển tiếp đối với các dự án phát triển nhà ở theo hình thức đầu tư xây dựng hạ tầng tạo Quỹ đất đấu giá cho người dân tự xây dựng nhà ở bằng nguồn vốn đầu tư công ngân sách nhà nước.

dbqh-nguyen-van-huy-thai-binh-1-8300-5378.jpg
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Huy (Thái Bình) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

ĐBQH Nguyễn Văn Huy (Thái Bình) chỉ rõ, một số văn bản quy định chi tiết thi hành luật chất lượng chưa cao, chưa dự báo hết các vấn đề phát sinh trong thực tế, dẫn đến khó khăn trong tổ chức thực hiện, nhất là các quy định chuyển tiếp giữa các giai đoạn khác nhau.

ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) thẳng thắn, vẫn còn những bất cập như: văn bản quy định chi tiết hướng dẫn chậm được ban hành, sửa đổi bổ sung nhiều lần nên khâu thực hiện còn lúng túng, còn có sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất, còn tuỳ tiện trong điều chỉnh quy hoạch.

dbqh-pham-van-hoa-dong-thap-1-6909-9708.jpg
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Việc thực hiện đầu tư xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030 chưa đạt yêu cầu, có địa phương mới bước đầu triển khai do nguồn vốn ngân sách còn khó khăn, phần lớn là từ nguồn xã hội hoá, xây dựng nhà trọ cho người dân thuê do hộ gia đình cá nhân thực hiện.

Các nhà đầu tư tiếp cận đất đai còn khó khăn, nhận chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất còn vướng mắc do thay đổi quy định của pháp luật, chậm định giá đất của địa phương cũng là nguyên nhân các dự án bất động sản và nhà ở xã hội bị đình trệ.

Quản lý chặt chẽ chất lượng nhà ở xã hội

Trước thực tế nêu trên, đại biểu Trần Văn Tuấn đồng tình với đề nghị của Đoàn giám sát đưa vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội” nội dung: Giao Chính phủ thực hiện ngay một số nhiệm vụ và giải pháp, trong đó có nhiệm vụ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, bảo đảm khắc phục các hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị thị trường bất động sản và nhà ở xã hội giai đoạn 2015-2023, bao gồm cả các văn bản mới được ban hành được Chính phủ nhận định là đã điều chỉnh các hạn chế, vướng mắc, bảo đảm đầy đủ, khả thi, rõ ràng, hiệu quả.

"Đây là vấn đề mà các cấp, các ngành ở địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan đang rất mong mỏi, chờ đợi. Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần khẩn trương và thường xuyên quan tâm", đại biểu nhấn mạnh.

dbqh-duong-khac-mai-dak-nong-8193-6133.jpg
Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai (Đắk Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) đề nghị, Chính phủ quan tâm chỉ đạo Bộ Xây dựng theo chức năng, thẩm quyền tham mưu ban hành cơ chế, chính sách để quản lý chặt chẽ đối với các chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội để tránh phát sinh những vấn đề như chất lượng nhà ở không bảo đảm theo thiết kế, tự ý tăng giá bán nhà ở xã hội so với giá được phê duyệt, chính sách vay vốn....

Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành rà soát khó khăn, vướng mắc, nhất là trong các nội dung liên quan đến chính sách ưu đãi tín dụng trong quá trình thực hiện Nghị quyết 338 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập, công nhân, khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030.

Đại biểu Dương Khắc Mai cũng nhấn mạnh, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1.8.2024, có nhiều điểm mới tạo không gian phát triển bất động sản, giải quyết những vấn đề khó khăn cho thị trường bất động sản, được kỳ vọng là bước tiến lớn cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững… Do đó, Chính phủ cần tiếp tục rà soát để hoàn thiện các văn bản quy phạm quy định chi tiết các luật này.

Thời sự Quốc hội

Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ kỷ niệm 50 năm giải phóng
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ Thượng cờ kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Khánh Hòa

Sáng 2.4, tại Quảng trường 2 Tháng 4 (TP. Nha Trang), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2.4.1975 - 2.4.2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Armenia

21h tối 1.4, theo giờ địa phương (rạng sáng ngày 2.4 theo giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã tới sân bay quốc tế Zvartnots, Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tri ân người có công tại Phú Yên
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tri ân người có công tại Phú Yên

Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh Phú Yên (1.4.1975 - 1.4.2025), ngày 1.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên đã đến thăm, tặng quà Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tá Hồ Đắc Thạnh. Ông từng là thuyền trưởng Tàu 41, chỉ huy con tàu thực hiện 12 chuyến vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Bỉ trên tất cả các lĩnh vực

Nhấn mạnh chuyến thăm của Nhà vua Bỉ là dấu mốc quan trọng, mở ra chương mới trong quan hệ song phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vui mừng trước những bước phát triển tích cực của quan hệ hai nước và cơ quan lập pháp hai nước, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, củng cố tin cậy chính trị và thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường tham dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Chiều nay, 1.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 đến ngày 8.4 theo lời mời của Chủ tịch IPU Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Kiến nghị xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trẻ chất lượng cao
Chính trị

Kiến nghị xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trẻ chất lượng cao

Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh dự báo trong giai đoạn tới, nguồn nhân lực sẽ tiếp tục có sự thay đổi về cơ cấu, chất lượng và xu hướng phát triển, đòi hỏi lực lượng lao động trẻ phải liên tục cập nhật kỹ năng và thích ứng với yêu cầu mới. Chính phủ cần chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trẻ chất lượng cao giai đoạn 2025 - 2045 với các mục tiêu cụ thể...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì cuộc họp - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Tập trung tham mưu, phục vụ Kỳ họp thứ Chín và các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Kết luận cuộc họp giao ban giữa Lãnh đạo Quốc hội với Thường trực các cơ quan của Quốc hội về triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 4 và Quý II năm 2025, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tập trung chuẩn bị các nội dung phục vụ Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV; các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thực hiện các nhiệm vụ về lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 11.2024.
Chính trị

Khai thông hợp tác, mở ra cơ hội phát triển mới cho quan hệ song phương

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, chiều 1.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng IPU - 150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 đến ngày 8.4. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên ở cấp cao nhất của Chủ tịch Quốc hội nước ta đến Uzbekistan và Armenia kể từ khi Việt Nam và hai nước Uzbekistan, Armenia thiết lập quan hệ ngoại giao.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác cán bộ

Sáng 1.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác cán bộ đối với Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự và phát biểu.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên

Chiều 31.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan sang thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11.2024.
Chính trị

Chuyến công tác có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương

Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương. Khẳng định điều này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao LÊ THỊ THU HẰNG kỳ vọng và tin tưởng, chuyến công tác sẽ thành công tốt đẹp, để lại những dấu ấn đáng nhớ trong lòng bạn bè hai nước Uzbekistan, Armenia và cộng đồng quốc tế, tiếp tục lan tỏa và nâng cao hình ảnh về một Việt Nam thủy chung, nghĩa tình đối với các nước bạn bè truyền thống, đầy trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; tạo thêm những trợ lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hiện thực hóa những mục tiêu phát triển đề ra.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu - ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Nỗ lực, quyết tâm cao nhất hoàn thiện hồ sơ, tài liệu các nội dung Kỳ họp

Cho ý kiến về chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, Kỳ họp khai mạc sớm hơn thường lệ, do đó, Chính phủ và các cơ quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nỗ lực, quyết tâm cao nhất để hoàn thiện hồ sơ, tài liệu các nội dung Kỳ họp, nhất là các nội dung trình Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình một kỳ họp.