Khẩn trương hỗ trợ người dân có nhà bị lún, nứt do thi công Âu thuyền chống ngập tại TP. Cần Thơ

Trong quá trình thi công Âu thuyền Cái Khế (phường Tân An, quận Ninh Kiều) đã làm nhiều nhà dân bị lún, nghiêng và nứt vách... Hiện chủ đầu tư công trình và đơn vị thi công đang khẩn trương chi trả bồi thường, hỗ trợ người dân có nhà bị ảnh hưởng.

8.JPG
Bà Đinh Thị Hồng Nhỏ và bà Nguyễn Thị Thanh Thúy xem lại những lá đơn gửi ngành chức năng, yêu cầu đơn vị thi công Âu thuyền Cái Khế đền bù nhà cửa bị hư hỏng

Nhiều người dân có nhà gần công trình Âu Thuyền Cái Khế phản ánh nhà bị lún, nứt, hiện nay còn bị nước ngập. Trước phản ánh của người dân, ngày 23.9, phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân có mặt tại nhà ông Trần Tấn Thiện, bà Ngô Kim Hoa, bà Đinh Thị Hồng Nhỏ, bà Nguyễn Thị Đang Hiếu… ghi nhận thực tế. Các hộ dân này đều sống tại khu vực 10, phường Tân An.

Hầu hết các hộ dân có nhà bị ảnh hưởng bởi công trình đều có chung hiện tượng vách tường nhà bị nứt, nền nhà bị sụt lún; nhiều căn nhà bị nghiêng đến 20cm. Riêng căn nhà bà Sơn Thị Hồng Trang bị lún gần 1m, hiện gia đình chị gặp nhiều khó khăn vì nước tràn vào nhà mỗi khi triều cường đến.

3.JPG
Căn nhà bà Sơn Thị Hồng Trang bị lún gần 1m so với mặt đường

Bà Trang cho biết, trước khi công trình Âu thuyền Cái Khế thi công, mọi sinh hoạt gia đình diễn ra bình thường. Khi công trình xây dựng, mỗi lần đóng cừ, căn nhà rung lắc và nền nhà lún dần. Đến thời điểm hiện tại, so với mặt lộ, nền nhà thấp hơn gần 1m. Đã vậy, mỗi tháng, nước tràn vào nhà 2 lần, đảo lộn mọi sinh hoạt gia đình.

Theo Bà Trang, sau khi gia đình gửi đơn, đơn vị thi công, chủ đầu tư đến khảo sát và hỗ trợ gia đình chị hơn 24 triệu đồng để sửa chữa. Bà Trang cho rằng, số tiền này không đủ cho gia đình sửa chữa, nâng nền nhà cao lên như trước đây. Bà Trang đề nghị đơn vị thi công tăng thêm tiền hỗ trợ cho gia đình và sửa lại hệ thống cống để gia đình chị cùng nhiều hộ dân trong khu vực không tiếp tục bị ngập.

13.jpg
Những ngày triều cường dâng cao, căn nhà bà Trang bị ngập nặng

Nhìn căn nhà lệch nghiêng hơn 20cm, gia đình bà Nguyễn Thị Đang Hiếu không khỏi lo lắng. Theo bà Hiếu, khi công trình thi công, căn nhà của bà nghiêng dần và đến thời điểm hiện tại khoảng cách giữa vách tường nhà bà Hiếu và nhà bên cạnh cách xa hơn 20cm. Đêm ngủ, bà và chồng con không thể yên giấc.

Bà Hiếu cho biết, đơn vị thi công đã đến khảo sát, đồng ý hỗ trợ cho bà hơn 10 triệu đồng, trong khi gia đình yêu cầu 400 triệu đồng. Hoặc đơn vị thi công đến sửa lại căn nhà như tình trạng ban đầu cho bà. Nhưng đến nay, yêu cầu bà Hiếu chưa được chấp nhận.

5.JPG
Do căn nhà bị nghiêng nên hiện tại vách nhà bà Nguyễn Thị Đang Hiếu có khoảng cách với vách nhà bên cạnh hơn 20cm

Hộ bà Đinh Thị Hồng Nhỏ, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy cũng chung tình cảnh vách tường nhà bị nứt toác nhiều chỗ, nhà bị nghiêng. Riêng căn nhà của bà Nhỏ còn bị tình trạng nước tràn vào nhà, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt gia đình.

Nhiều hộ dân có nhà bị ảnh hưởng bởi công trình Âu thuyền Cái Khế chia sẻ, ban đầu khi nghe chính quyền địa phương thông báo công trình quan trọng, giúp thành phố không bị ngập, bà con ai phấn khởi đồng tình. Tuy nhiên, khi công trình hoàn thành, nhà dân bị hư hỏng, bà con bì bõm lội nước thì ý nghĩa công trình chống ngập chưa trọn vẹn như ý dân và lãnh đạo thành phố.

chung.jpg
Trước những thiệt hại của người dân trong quá trình thi công Âu thuyền Cái Khế, Ban Quản lý dự án ODA TP. Cần Thơ cùng đơn vị thi công khẩn trương chi bồi thường cho người dân

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án ODA TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Tho cho biết, qua thống kê có 141 hộ dân bị ảnh hưởng khi thi công công trình Âu thuyền Cái Khế. Đến nay, đơn vị phối hợp với đơn vị thi công, chính quyền địa phương đã bồi thường khoảng 60 hộ dân. Hiện còn 81 hộ dân chưa thống nhất giá trị bồi thường nên đơn vị đang tiếp tục trao đổi, thỏa thuận.

Đối với những hộ dân chưa đồng thuận, Ban Quản lý dự án ODA TP. Cần Thơ sẽ cùng đơn vị thi công thuê một đơn vị độc lập, thẩm định lại thiệt hại của người dân so với kết quả thẩm định của công ty bảo hiểm. Khi đó, người dân chọn kết quả thẩm định nào, đơn vị sẽ chi trả hoặc thuê đơn vị khác đến sửa chữa nhà lại cho người dân; đến 31.10.2024 sẽ chi trả tiền đền bù xong cho các hộ dân.

Ông Tho cho biết thêm, riêng tình trạng nhà dân bị ngập sâu mấy ngày qua, hiện đơn vị đang khảo sát lại các đường cống thoát nước cũ, có bị tắt nghẽn hay không. Vì khi thi công Âu thuyền Cái Khế, đơn vị thi công đã đấu nối hệ thống thoát nước mới và hệ thống thoát nước cũ. Do vậy, khi Âu thuyền vận hành đóng, về nguyên tắc khu vực người dân đang sinh sống không thể ngập nước.

Công trình Âu thuyền Cái Khế có giá trị khoảng 437 tỷ đồng, là gói thầu thuộc Dự án phát triển TP. Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị, do Ban Quản lý Dự án ODA TP. Cần Thơ làm chủ đầu tư, được khởi công tháng 9.2022.

Âu thuyền Cái Khế gồm 3 van chính (mỗi van nặng 35 tấn, chiều ngang 20m, cao 6m) và một van 5m (nặng 5 tấn), công trình vừa hoàn thành sau hai năm xây dựng. Âu thuyền Cái Khế được thiết kế như hệ thống khóa và xả điều tiết lượng nước vào mùa mưa. Khi cần chống ngập cho trung tâm thành phố, 3 khoang cống sẽ đóng lại, ngăn nước từ sông Cần Thơ tràn vào.

Xã hội

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.