Khâm phục ý chí học tập của nữ sinh người dân tộc Lô Lô

Sùng Thị Vân người dân tộc Lô Lô, ở Lũng Cú, Hà Giang là sinh viên ngành Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia. Vân được vinh danh là sinh viên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc tiêu biểu toàn quốc năm 2023.

Trang phục truyền thống và câu chuyện lan toả văn hoá dân tộc Lô Lô

Trong Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc tiêu biểu toàn quốc năm 2023, Sùng Thị Vân là một trong những gương mặt tiêu biểu thuộc nhóm dân tộc rất ít người được vinh danh.

Tại buổi lễ, cô gái người dân tộc Lô Lô ở Lũng Cú, Hà Giang nổi bật trong bộ trang phục truyền thống bằng thổ cẩm, được dệt hoàn toàn thủ công bước lên nhận Bằng tuyên dương.

"Bộ quần áo này được dì của em may, thêu trong 1 năm. Từng đường kim, mũi chỉ đều được làm hoàn toàn bằng tay. Bộ trang phục không những thể hiện những nét văn hoá của người dân tộc Lô Lô qua mỗi hoạ tiết, kiểu dáng mà còn thể hiện sự khéo léo, chăm chỉ, cần cù của người con gái Lô Lô. Khoác trên người bộ đồ này, em cảm nhận được tình yêu thương của gia đình và lòng tự hào của một người con dân tộc Lô Lô." Sùng Thị Vân chia sẻ về trang phục truyền thống. 

Trang phục này Vân thường mặc ở những sự kiện lớn của khoa, của trường. Em mong muốn văn hoá dân tộc mình sẽ được lan tỏa và biết tới nhiều hơn. 

Người phụ nữ Lô Lô cứ khi nào rảnh tay lại đem chỉ, vải ra thêu. Điều khác biệt trong nghề thêu của người Lô Lô là không dùng khung dệt mà chỉ cầm miếng vải để thêu, các đường kim mũi chỉ được xử lý rất khéo léo và tinh tế. Các họa tiết hoa văn trên sản phẩm thêu không những sắc nét mà còn rực rỡ, mềm mại.

Sùng Thị Vân phân biệt, phụ nữ Lô Lô Đen mặc áo cổ vuông chui đầu có mảng hoa văn hình chim vòng quanh thân áo. Tay áo rộng được ghép bằng nhiều vòng vải màu khác nhau, áo kết hợp với váy và mảnh vải hình chữ nhật dài chùm phía sau hông, xà cạp quấn chân... Phụ nữ Lô Lô Hoa lại mặc áo cánh cổ tròn, xẻ ngực. Tay áo được ghép bằng các vòng vải màu khác nhau. Khác với nhóm Lô Lô Đen, phụ nữ Lô Lô Hoa lại mặc quần ống trang trí hoa văn.

Cả hai nhóm Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen đều sử dụng phối hợp kỹ thuật chắp vải màu có thêu khá tinh tế, vẻ rực rỡ sáng tươi của các màu nguyên sắc được bố trí bên nhau làm tăng độ tương phản vốn có. Tuy nhiên, người Lô Lô hoa sử dụng kỹ thuật trang trí chắp hình vải màu nhiều hơn, còn người Lô Lô đen sử dụng kỹ thuật thêu nhiều hơn, dùng xen kẽ với chắp hình vải màu, bố cục trang trí trang phục thoáng, nhẹ hơn.

Ngay từ bé Vân đã được học cách để làm ra một chiếc áo truyền thống. Bà và mẹ chính là người đã nhen nhóm tình yêu của Vân đối với trang phục của dân tộc Lô Lô. Để rồi từ tình yêu giản dị đó, cô gái nhỏ quyết tâm học tập, trước để thoát khỏi cái khổ, cái nghèo sau để tiếp cận kiến thức, từ đó bảo tồn, lan tỏa, phát triển văn hoá dân tộc. 

"Đi học ở Hà Nội, đã có rất nhiều bạn thích thú hỏi em về bộ trang phục truyền thống này. Cũng từ đó em có cơ hội giới thiệu cho các bạn về dân tộc Lô Lô, về bản Lô Lô Chải của em và về mảnh đất địa đầu tổ quốc Lũng Cú, Hà Giang." 

Ý chí học tập đáng khâm phục của nữ siinh dân tộc Lô Lô

Sùng Thị Vân sinh ra và lớn lên ở bản Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Đồng văn, tỉnh Hà Giang. Nơi đây, cuộc sống của bà con quê em còn rất khó khăn, vất vả. Nhưng không vì thế mà em chùn bước, chấp nhận cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Càng khó, càng khổ, Vân càng nhắc mình phải cố gắng nỗ lực để học thật giỏi để qua về giúp đỡ quê hương. 

"Em tự hào khi được là cô gái dân tộc Lô Lô, thuộc thành phần dân tộc thiểu số rất ít người và em muốn khẳng định với bạn bè, gia đình, xã hội thấy rằng dù là dân tộc gì, chỉ cần cố gắng, nỗ lực học tập sẽ chạm được tới ước mơ mình mong muốn." Sùng Thị Vân bộc bạch. 

Bằng sự kiên trì và nỗ lực không ngừng, thành tích học tập của Vân rất tốt. Nhờ thành tích học tập nổi bật và thuộc dân tộc ít người, Vân được theo học tại Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc. Không còn phải băng rừng, băng núi để tới trường như trước, giờ đây nữ sinh người Lô Lô đã an tâm học tập. 

"Em rất may mắn khi được nhận vào học tại Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc. Đặc biệt hơn khi biết nơi đây là "Địa chỉ đỏ" đào tạo con em các dân tộc thiểu số.  Được sống trong môi trường nội trú, giao lưu với các bạn bè, dân tộc, văn hoá khác nhau giúp em trưởng thành và tự lập hơn khi phải xa gia đình." Nữ sinh chia sẻ. 

12 năm đèn sách, Sùng Thị Vân luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Năm lớp 11 Vân thi học sinh giỏi cấp trường được giải khuyến khích môn giáo dục công dân.

Cô nữ sinh dân tộc ít người chia sẻ, về việc lựa chọn học những môn xã hội, khi bắt đầu lên cấp 3 Vân nhận thấy bản thân mình thích những môn về xã hội, đặc biệt là đối với môn giáo dục công dân.

Với Vân đây là môn học gần gũi, giáo dục cho con em đồng bào về phẩm chất đạo đức, pháp luật cơ bản và những kiến thức của môn học đều có thể áp dụng được vào thực tiễn.

Theo Vân, những môn xã hội không phải là cứ học thuộc học thuộc, mà còn phải thật sự hiểu về nó, nếu chỉ học thuộc thì rất nhàm chán và khó học nên em luôn đem những kiến thức học được đến gần với cuộc sống nhất, môn GDCD đã giúp em làm được điều đó bởi kiến thức luôn xoay quanh những vấn đề về con người, xã hội.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Sùng Thị Vân đã trúng tuyển vào Học viện Hành chính Quốc gia với 27 điểm khối C. 

Học viện Hành chính Quốc gia là nguyện vọng thứ 2 của em, nguyện vọng 1 em đặt Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Trở thành sinh viên ngành Quản lý nhà nước, Sùng Thị Vân dần tìm thấy sự đồng điệu của mình với chuyên ngành này. 

"Học về quản lý nhà nước, em sẽ có cơ hội trau dồi cho mình nhiều kiến thức gắn sát với bối cảnh của quê hương. Cũng vì vậy càng học em càng trân trọng và hiểu được giá trị của từng môn học. Ngành học này càng củng cố ước mơ được trở về, cống hiến, dùng công sức nhỏ bé của mình để có thể quê hương phát triển hơn." Sùng Thị Vân hào hứng chia sẻ. 

Giáo dục

Hà Nội: Tăng cường rà soát dạy thêm, học thêm
Giáo dục

Hà Nội: Tăng cường rà soát dạy thêm, học thêm

Ngày 29.4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố về việc xử lý thông tin báo chí liên quan tới việc dạy thêm, học thêm tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2, phường Láng Thượng. 

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam: Vẻ đẹp của tự do, hòa bình và thống nhất dưới góc nhìn GenZ
Giáo dục

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam: Vẻ đẹp của tự do, hòa bình và thống nhất dưới góc nhìn GenZ

Chiến thắng 30.4.1975 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã đi vào trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất. 50 năm sau ngày non sông nối liền một dải, kế thừa kỷ nguyên độc lập, những công dân trẻ sống trong hoà bình trở thành nòng cốt của Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại
Giáo dục

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại

Ông Nguyễn Nhật Quang, Hội đồng Sáng lập VINASA - Hiệp hội phần mềm và Công nghệ thông tin Việt Nam nhìn nhận, “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại. Do đó về phía doanh nghiệp, muốn phục vụ cho toàn dân thì chắc chắn phải tạo ra các hệ thống, công cụ thuận tiện, dễ sử dụng và mang lại lợi ích cho người dân.

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1.5.2025), các trường học tại TP. Hà Nội đã trang hoàng cờ hoa rực rỡ, tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi ý nghĩa, cho học sinh giao lưu và tìm hiểu về lịch sử dân tộc.

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông
Giáo dục

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru cùng Phu nhân tới Việt Nam, hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã ký kết Bản Thoả thuận khung về việc dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông Việt Nam và trao Bản Ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

 Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải
Giáo dục

Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải

50 non sông nối liền một dải – một dấu son thiêng liêng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Những ngày này tại Hà Nội, cờ Tổ quốc, cờ Đảng bay phấp phới trên sân trường, trong từng lớp học. Mỗi lá cờ là lời nhắc nhở về giá trị của độc lập, tự do và hòa bình. 

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"
Giáo dục

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"

Những năm chống Mỹ cứu nước, chỉ riêng từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 1.333 cán bộ và sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Họ đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc và nhiều người đã ngã xuống bên chiến hào như những người Anh hùng.

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?
Giáo dục

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?

Đề xuất bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí; 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng châu Á; 6/6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Vàng tại Olympic Toán học... là các tin tức giáo dục nổi bật trong tuần qua.