Khám phá trại rắn lớn nhất Việt Nam – Điểm đến độc đáo cho du khách và nhà khoa học

Trại rắn Đồng Tâm, thuộc Cục Hậu cần - Kỹ thuật Quân khu 9 là trung tâm hàng đầu về nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu từ rắn tại Việt Nam. Không chỉ bảo tồn nguồn gen phục vụ y học, nơi đây còn là điểm du lịch sinh thái độc đáo, thu hút du khách khám phá thế giới rắn, quy trình sản xuất huyết thanh kháng nọc và bảo tàng rắn hiếm có.

1.jpg
Toàn cảnh Trung tâm Nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu, Cục Hậu cần - Kỹ thuật Quân khu 9 (Trại rắn Đồng Tâm) tại tỉnh Tiền Giang

Trung tâm Nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu, Cục Hậu cần - Kỹ thuật Quân khu 9 (Trại rắn Đồng Tâm) được thành lập ngày 27.10.1977, gắn liền với công lao to lớn của cố Đại tá, bác sĩ Trần Văn Dược. Từ một khu vực nhỏ chỉ 500m² với vài cây thuốc quý và 3 con rắn hổ đất, nhờ kiến thức chuyên sâu, niềm đam mê với các loài rắn, ông đã phát triển nơi đây thành trung tâm nghiên cứu, điều chế huyết thanh kháng nọc rắn hàng đầu Việt Nam.

5.jpg
Du khách tận mắt chứng kiến quá trình lấy nọc rắn tại Trại rắn Đồng Tâm

Theo Thiếu tá Đàm Huy Hoàng - Giám đốc Trại rắn Đồng Tâm, trung tâm đã thực hiện nhiều đề tài, đề án, dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ. Trung tâm hiện tập trung vào các dự án về sinh thái rắn, khai thác nguồn gen rắn hổ mang đất, hổ mang chúa để sản xuất thuốc. Đặc biệt, hợp tác với Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế đã giúp sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn, cứu sống hàng nghìn bệnh nhân mỗi năm.

11.jpg
Cán bộ Trại rắn Đồng Tâm nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau của kem Cobratofor từ nọc rắn hổ mang

Những đề tài, dự án của Trung tâm không chỉ có giá trị khoa học mà còn mang tính thực tiễn cao. Một trong những sản phẩm nổi bật là kem bôi da Cobratoxan, được Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho phép lưu hành toàn quốc. Ngoài ra, Trung tâm còn sản xuất nhiều loại thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm từ nguồn nguyên liệu là cây, con thuốc, phục vụ chăm sóc sức khỏe cho bộ đội, nhân dân.

13.jpg
9.jpg
Trại rắn Đồng Tâm hiện nuôi hơn 1.000 con rắn, chủ yếu là rắn hổ mang

Để chăm sóc các loài rắn độc, nhân viên tại Trại rắn Đồng Tâm phải là người có nhiều kinh nghiệm, tính cách cẩn thận. Họ luôn phải nhẹ nhàng, tỉ mỉ trong cách chăm sóc để đảm bảo rắn phát triển tốt nhất. Mỗi ngày, một con rắn có thể ăn khoảng 1,5kg rắn nhỏ, trong khi các loài rắn hổ chủ yếu ăn cóc, nhái, chuột. Nhờ khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, các loài rắn ở đây đều phát triển khỏe mạnh.

12.jpg
Chăm sóc rắn độc tại Trại rắn Đồng Tâm đòi hỏi nhân viên giàu kinh nghiệm và cẩn trọng

Không chỉ là cơ sở nghiên cứu, Trại rắn Đồng Tâm còn là điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn. Du khách có cơ hội chiêm ngưỡng các loài rắn quý hiếm, xem quy trình lấy nọc rắn, tìm hiểu về các loại cây thuốc nam đang được bảo tồn, nhân giống. Đặc biệt, Trại rắn sở hữu bảo tàng rắn duy nhất tại Việt Nam, nơi lưu giữ tiêu bản của hầu hết các loài rắn hiện có trong nước. Đây cũng là nơi đã được xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam về số lượng tiêu bản rắn.

8.jpg
Khoa Điều trị rắn cắn, Trại rắn Đồng Tâm là đơn vị hàng đầu trong cấp cứu, điều trị nạn nhân bị rắn độc cắn, tiếp nhận hơn 1.000 ca mỗi năm, trong đó hơn 80% là rắn độc

Khoa Điều trị rắn cắn của Trại rắn Đồng Tâm là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc cấp cứu, điều trị nạn nhân bị rắn độc cắn. Mỗi năm, khoa tiếp nhận, điều trị hơn 1.000 ca rắn cắn, trong đó hơn 80% là rắn độc. Phần lớn các ca rắn cắn đến từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là rắn lục đuôi đỏ. Nhờ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và nguồn huyết thanh kháng nọc dồi dào, tất cả bệnh nhân đều được điều trị khỏi bệnh, không có trường hợp tử vong.

10.jpg
Các bạn trẻ háo hức khám phá thế giới bò sát tại Trại rắn Đồng Tâm

Với những đóng góp quan trọng trong khoa học, y tế, du lịch, Trại rắn Đồng Tâm không chỉ là điểm đến ý nghĩa mà còn là nơi kết hợp hài hòa giữa khoa học và thực tiễn, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội. Đây chắc chắn là một địa điểm không thể bỏ qua cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên và tìm hiểu về thế giới bò sát.

Địa phương

Khánh Hòa sẵn sàng đón dòng khách lớn dịp lễ 30.4 - 1.5
Trên đường phát triển

Khánh Hòa sẵn sàng đón dòng khách lớn dịp lễ 30.4 - 1.5

Dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 năm nay kéo dài 5 ngày, là thời điểm thuận lợi để người dân, du khách tổ chức các chuyến tham quan, nghỉ dưỡng, thưởng thức ẩm thực và tận hưởng không khí thư giãn sau thời gian làm việc. Đây cũng là cơ hội quan trọng để ngành du lịch Khánh Hòa đẩy mạnh kích cầu, thu hút du khách.

Bài 2: Vượt khó từ sự đồng thuận và quyết tâm cao
Hoạt động chính quyền

Bài 2: Vượt khó từ sự đồng thuận và quyết tâm cao

Sắp xếp tinh gọn bộ máy là việc khó. Quá trình triển khai thực hiện, những thách thức là điều không tránh khỏi, nhất là việc thay đổi các chủ trương, cách thức tiếp cận các vấn đề trong thời gian ngắn. Song, với tinh thần quyết liệt, khẩn trương, cùng với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân… thì mọi vấn đề dù khó đến mấy cũng đều vượt qua.

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang: Điểm kết nối thương mại của khu vực và thế giới
Địa phương

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang: Điểm kết nối thương mại của khu vực và thế giới

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang vừa ra mắt và đi vào hoạt động được đánh giá là có quy mô lớn nhất miền Bắc trên diện tích đất 67ha, vốn đầu tư xây dựng hơn 4.200 tỷ đồng, thiết kế với hệ sinh thái logistics toàn diện, xanh-thông minh; hứa hẹn đây sẽ là điểm đến về dịch vụ khép kín, hiện đại, tiện ích cho giao thương nội địa và quốc tế.

Đồng Nai dự kiến còn 55 xã phường sau sắp xếp
Địa phương

Đồng Nai dự kiến còn 55 xã phường sau sắp xếp

UBND tỉnh Đồng Nai đã họp Ban Chấp hành Đảng bộ để lấy ý kiến về việc sắp xếp các đơn vị hành chính và đề xuất giảm từ 159 đơn vị hành chính xuống còn 55 phường, xã. Trong đó có tên phường Biên Hoà, Trấn Biên, Long Khánh, Tân Triều…

Kon Tum siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản
Hoạt động chính quyền

Kon Tum siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản

UBND tỉnh Kon Tum vừa có quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh, nhằm quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và giao đất (thu hồi) cho địa phương quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

Bài 1: Gần dân, phục vụ dân tốt hơn!
Hoạt động chính quyền

Bài 1: Gần dân, phục vụ dân tốt hơn!

Cùng với cả nước, Nghệ An đang trong những ngày tích cực, khẩn trương, quyết liệt thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp theo chủ trương của Trung ương… Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Trung khẳng định: “Nghệ An là quê hương cách mạng, nên chắc chắn sẽ thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy một cách triệt để nhất!”

Lãnh đạo 2 địa phương ký kết Kế hoạch phối hợp trao đổi, thống nhất một số nội dung về triển khai thực hiện các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các văn bản của Trung ương về hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng; sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã của các địa phương. Ảnh: Đàm Thanh
Địa phương

Hải Phòng và Hải Dương thống nhất nhiều nội dung quan trọng trong xây dựng đề án hợp nhất

Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã thống nhất nhiều nội dung then chốt trong quá trình xây dựng Đề án hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng; công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng sau hợp nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030 tại Kết luận số 555-KL/TUHP-TUHD. Các nội dung tập trung vào việc kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ, sắp xếp hành chính và định hướng phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố mới.