Khám phá thế giới: Nghệ thuật tượng sáp
Tượng sáp là loại tượng làm bằng sáp ong hoặc loại chất dẻo giống như sáp, là cách tạo ra các nhân vật nổi tiếng trên thế giới với kích thước thật và các chi tiết giống người được làm tượng đến gần như hoàn hảo.

Những bức tượng sáp đầu tiên được làm ra thuộc lĩnh vực ngành y từ hàng trăm năm trước đây. Chúng là giáo cụ trực quan vô cùng quan trọng bởi thời đó, để có được và duy trì tử thi ở nguyên trạng cho các sinh viên ngành y và các nhân viên trong lĩnh vực giải phẫu học thực hành là việc rất khó. Vì vậy, người ta đã nghĩ ra cách tái tạo lại những thân hình con người dưới dạng hoàn chỉnh và càng thật càng tốt. Kỹ thuật làm tượng sáp lên đỉnh cao vào những cuối những năm 1700, tại Bologna và Florence gắn liền với tên tuổi của hai nhà giải phẫu học là và . Dần dần, những hình mẫu tượng sáp không còn được sử dụng nhiều cho mục đích giáo dục nêu trên mà chuyển dần sang nhiều mục đích khác như cho các nhà sưu tầm cá nhân và các bảo tàng. Kế thừa và phát triển kỹ thuật làm tượng sáp này là nhà vật lý học Phillippe Curtius (1737-1794), người Thụy Sỹ. Ông đã nâng kỹ thuật làm tượng sáp lên thành môn nghệ thuật tạo hình. Ông sáng tác bức tượng sáp , người tình của Luis XV, đây là bức tượng sáp cổ nhất hiện còn được trưng bày. Các tác phẩm trưng bày của ông đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Phillippe Curtius đã truyền nghề cho một học trò đầy tài năng có tên là Marie Tussaud, người Pháp. Chính bà là người sáng lập ra bảo tàng sáp Madame Tussauds nổi tiếng trên toàn thế giới.

Bảo tàng sáp mang tên Madame Tussauds đầu tiên được thành lập năm 1835 ở London. Ngày nay, bảo tàng này đã mở ra nhiều chi nhánh tại nhiều thành phố nổi tiếng bao gồm Amsterdam, Berlin, , , , Thượng Hải, .. Tượng sáp chủ yếu trong bảo tàng là các nhân vật lịch sử, hoàng tộc, những người nổi tiếng, ngôi sao điện ảnh, âm nhạc, thể thao cổ đại và đương đại... từ Albert Einstein, Pablo Picasso, Charlie Chaplin, tới Michael Jackson, Angelina Jolie... và cả những nhân vật hư cấu như Lucky Luke, Shrek... Ngoài hệ thống bảo tàng Madame Tussauds, không thể không kể đến bảo tàng Grévin nổi tiếng tại Pháp. Thành lập từ năm 1882, Grévin trưng 450 bức tượng sáp, tái hiện một số cảnh lịch sử nước pháp như vua Louis XVI bị giam cầm trong Tour du Temple, hay Jeanne d’Arc trên dàn thiêu. Bên cạnh đó, bảo tàng còn mô phỏng những sự kiện quan trọng của thế kỷ XX như bước chân đầu tiên của con người trên Mặt Trăng,...và hình tượng các nhân vật nổi tiếng khác.
Để có được “nhân bản” bằng sáp của các nhân vật nổi tiếng hoặc các ngôi sao trong các lĩnh vực khác nhau, công ty thực hiện phải có được sự cho phép và bản quyền với các đại diện của những người nổi tiếng đó. Quy trình sản xuất diễn ra hàng tháng và tốn kém hàng nghìn đô la. Trước tiên, người làm tượng sáp phải có được những thông số về chủ nhân của tượng như chiều cao, kích thước các vòng, phong cách riêng biệt… và lẽ dĩ nhiên là đặc điểm chi tiết trên khuôn mặt. Sau khi có đầy đủ thông tin này, người ta tiến hành lên các khuôn thạch cao cho từng bộ phận của phiên bản bằng sáp. Tiếp đến, sáp được nung chảy và đổ vào các khuôn này. Các kết cấu như màng mỏng sẽ được vẽ hoặc được mô phỏng bằng dạng sợi. Ngoài ra, còn có nhiều chất phụ gia được sử dụng với sáp để đạt được hiệu ứng nhất định như làm cho màu sắc trung thực, tươi sáng hơn, ổ định hương thơm tự nhiên, nâng cao “tuổi thọ” và chất lượng. Chẳng hạn nếu bổ sung axit stearic vào sáp sẽ làm sáp sáng hơn và cũng có thể làm nó bớt trong suốt, giảm hiện tượng co ngót. Hình mẫu hoàn chỉnh thường được người làm khuôn và nhà giải phẫu học thực hiện cùng nhau. Họ lắp ráp tô vẽ và đánh véc ni cho tượng sáp nhằm bảo vệ chúng khỏi bụi bám, đồng thời tạo cho người xem cảm giác khó có thể phân biệt thật giả.

Tượng sáp được làm ra và được dùng trong nhiều lĩnh vực như giải phẫu y học, giải phẫu mỹ thuật, điện ảnh... và đặc biệt trong ngành du lịch. Các bảo tàng tượng sáp là điểm đến không thể thiếu đối với du khách. Họ không gần ngại bỏ ra khoảng 20 euro tương đương khoảng 500.000 đồng mua vé vào cửa để chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật bằng sáp. Thậm chí, nhiều người còn sẵn sàng bỏ thêm 8 euro để được chụp ảnh với tượng sáp của một số nhân vật nổi tiếng như Barack Obama.