"TỰ HÀO HÀNG VIỆT" "TINH HOA HÀNG VIỆT"

Khai trương, giới thiệu, kết nối cung - cầu các sản phẩm nông sản Thanh Hóa năm 2024

Sáng 24.10, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức khai trương “Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024”. Hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm sẽ được diễn ra từ ngày 24 đến 28.10.

Đây là hoạt động nhằm giúp các hợp tác xã (HTX) doanh nghiệp, các địa phương trên cả nước có cơ hội giao lưu, quảng bá thương hiệu, sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm an toàn của mình, góp phần đưa những sản phẩm Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng trong nước, hướng đến mục tiêu hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam.

Thông qua hoạt động, các doanh nghiệp có cơ hội nắm bắt, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng để có chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để tỉnh Thanh Hóa đón tiếp, giới thiệu, quảng bá với đại biểu, khách quý từ mọi miền của Tổ quốc về mảnh đất, con người xứ Thanh, tiềm năng, cơ hội đầu tư.

thoa-257-4919.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang biểu dương các doanh nghiệp, HTX, địa phương, tổ chức, hiệp hội ngành hàng trong tỉnh, đặc biệt là sự hiện diện của 62 doanh nghiệp/29 tỉnh, thành trên cả nước đã quan tâm, tham gia tại buổi lễ khai trương trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố cần thực hiện tốt các nội dung theo kế hoạch. Trong thời gian diễn ra các hoạt động, chuỗi sự kiện của hội nghị phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, tiết kiệm, thiết thực và đạt hiệu quả cao.

Ngay sau lễ khai trương, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức "Hội nghị kết nối cung - cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024".

Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Thanh Hóa Cao Văn Cường cho biết công tác kết nối cung - cầu các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn đã góp phần thúc đẩy kết nối các cơ sở sản xuất với các cơ sở tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

Các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của Thanh Hóa đã được khách hàng nhiều nơi biết đến như: nem chua, măng khô Mường Ca Da, gạo nếp Cay Nọi, gạo nếp hạt cau, bánh gai Tứ Trụ, nước mắm Ba Làng, nước mắm Lê Gia...

Các mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được hình thành, nhân rộng, tăng cả 3 tiêu chí về số chuỗi, số sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi và số cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn.

Giám đốc Sở NN và PTNN tỉnh Thanh Hóa thông tin, Thanh Hóa hiện có khoảng 600 doanh nghiệp tham gia quảng bá bán hàng trên các sàn thương mại điện tử với trên 1.000 sản phẩm OCOP các loại.

Thị trường tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn của tỉnh đã được phát triển sâu rộng, đến nay sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn của Thanh Hóa đã có mặt ở gần 50 tỉnh, thành và đã xuất khẩu sang thị trường 20 nước, khu vực trên thế giới...

Đời sống

Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm 1%
Đời sống

Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm 1%

Thông tin từ Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 của Chính phủ cho biết, thời gian qua, các giải pháp, chính sách giảm nghèo bền vững được triển khai hiệu quả theo tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau". Đến hết tháng 9 năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1%, còn 1,93%.

Đại biểu tham quan triển lãm ảnh “Nữ quân nhân Việt Nam trong hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc”
Đời sống

Triển lãm hình ảnh nữ quân nhân Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Sáng 25.10, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã khai mạc triển lãm ảnh “Nữ quân nhân Việt Nam trong hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc”. Đây là triển lãm đầu tiên giới thiệu những hình ảnh sống động về các nữ quân nhân mũ nồi xanh của Việt Nam, mang đến câu chuyện đầy cảm xúc về sự hy sinh, lòng dũng cảm và tinh thần quốc tế cao cả của phụ nữ Việt Nam.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề cho người lao động, học sinh trên địa bàn tỉnh.
Đời sống

Tuyên Quang huy động toàn lực cho công tác giảm nghèo

Tại Tuyên Quang, những chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bền vững được triển khai hiệu quả, đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo. Công tác đào tạo nghề, tuyên truyền về giảm nghèo đã từng bước làm thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí nỗ lực vươn lên của mỗi hộ nghèo.

Năm 2023, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tỉnh Đồng Nai đạt gần 49.000 tỷ đồng.
Đời sống

Chung sức, đồng lòng cụ thể hóa Nghị quyết 19 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16.6.2022 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh Đồng Nai đã chủ động mọi nguồn lực, tập trung nâng cao kết cấu hạ tầng, thu nhập người dân nông thôn cũng như tạo độ bao phủ cao về dịch vụ, nâng cao đời sống văn hóa - tinh thần cho người dân.

Công tác dân vận và phong trào thi đua dân vận khéo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được đông đảo người dân hưởng ứng.
Đời sống

Dân vận khéo góp phần phát triển “tam nông”

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các mô hình “Dân vận khéo” đã góp phần tạo sự đồng thuận trong nhân dân, chung tay thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Qua đó không ngừng nâng cao đời sống của người dân và tạo diện mạo phát triển mới cho địa phương.

BHXH tỉnh Phú Yên: Nỗ lực khắc phục khó khăn để sớm “cán đích” năm 2024
Xã hội

BHXH tỉnh Phú Yên: Nỗ lực khắc phục khó khăn để sớm “cán đích” năm 2024

Để hoàn thành mục tiêu năm 2024, bảo đảm quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), thời gian qua, BHXH tỉnh Phú Yên đã nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, phát huy các bài học kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình hay; linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng ứng phó kịp thời trước các khó khăn, thách thức mới.

Đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ (Ảnh: Thế Hùng)
Đời sống

Phú Thọ: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo động lực giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn được xem là yếu tố quan trọng, giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Những năm gần đây, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã được các cấp, ngành, các địa phương trong tỉnh Phú Thọ chú trọng, bám sát đến nguyện vọng của người lao động, nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024
Đời sống

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Ngày 23.10, Triển lãm Khai mạc Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt và may - thiết bị và nguyên phụ liệu (HanoiTex & HanoiFabric 2024) đã chính thức khai mạc, tại Hà Nội. Triển lãm lần này thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, cung cấp công nghệ trong lĩnh vực dệt may.

Trẻ nam và nữ đều cần trang bị các kỹ năng tự bảo vệ mình, kiến thức nhận biết hành vi xâm hại. Ảnh: Vân Anh
Xã hội

Hậu quả nặng nề của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em

Trên thực tế, những vụ xâm phạm tình dục trẻ em đều để lại hậu quả rất nặng nề, không chỉ gây tổn thương về thể chất mà còn cả về mặt tâm lý, khiến các em luôn sống trong sự sợ hãi và ám ảnh, rất khó hòa nhập lại với cộng đồng. Là địa bàn tỉnh miền núi Tây Bắc, tình hình tội phạm xâm hại tình dục ở trẻ em ở Sơn La thời gian qua diễn biến phức tạp với tính chất ngày càng nghiêm trọng.

Chùa Ba Vàng trao tặng nhà tình nghĩa cho thương binh - nạn nhân chất độc da cam/dioxin
Xã hội

Chùa Ba Vàng trao tặng nhà tình nghĩa cho thương binh - nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Buổi lễ trao tặng nhà tình nghĩa trị giá 150 triệu đồng từ Chùa Ba Vàng vừa được Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thị xã Đông Triều tổ chức tại nhà ông Nguyễn Viết Thướng - Thương binh hạng 4, nạn nhân chất độc da cam/dioxin (thôn An Biên, xã Thủy An, thị xã Đông Triều).