Khai mạc trưng bày “Vẽ bản đồ Rồng: Việt Nam trong mắt các nhà làm bản đồ Hà Lan” tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn

Sáng 14.12, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã khai mạc khu trưng bày chuyên đề: “Vẽ bản đồ Rồng: Việt Nam trong mắt các nhà làm bản đồ Hà Lan”.

Trưng bày chuyên đề: “Vẽ bản đồ Rồng: Việt Nam trong mắt các nhà làm bản đồ Hà Lan” do  Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) hợp tác với Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam tổ chức.

Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN nhấn mạnh, đây là sự kiện nhằm kỷ niệm dấu mốc hơn 400 năm giao lưu nhân dân và 50 năm quan hệ ngoại giao song phương Việt Nam - Hà Lan.

Khai mạc trưng bày “Vẽ bản đồ Rồng: Việt Nam trong mắt các nhà làm bản đồ Hà Lan” tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn -0
GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội

GS.TS Hoàng Anh Tuấn cho biết, trong khoảng 500 năm trở lại đây, Hà Lan là cường quốc biển, là trung tâm hàng đầu thế giới về khoa học bản đồ. Di sản bản đồ của Hà Lan để lại cho thế giới rất lớn, trong đó có hàng trăm bản đồ về Việt Nam trong khoảng 400 năm về đây. Bản đồ của Hà Lan không chỉ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ phục vụ cho các vấn đề khoa học, lịch sử của Việt Nam, mà còn đóng góp rất lớn trong việc nghiên cứu và khẳng định chủ quyền đất nước, đặc biệt là các vùng lãnh hải, lãnh thổ.

Ngoài ra, Hà Lan còn có 30.000 trang tư liệu viết tay (từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX) chứa nhiều thông tin về văn hoá, kinh tế, xã hội phong thục, mô tả về lãnh thổ, lãnh hải.

GS.TS Hoàng Anh Tuấn cho biết, với vai trò là trường đại học hàng đầu tại Việt Nam về nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã phối hợp cùng Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề: “Vẽ bản đồ Rồng: Việt Nam trong mắt các nhà làm bản đồ Hà Lan”.

Đây là hoạt động trưng bày đầu tiên tại Việt Nam nhằm giới thiệu đến công chúng hệ sưu tập bản đồ rất hệ thống, cùng với việc khai thác và nghiên cứu sâu sẽ góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai quốc gia, đặc biệt sẽ phục vụ cho vấn đề quy hoạch, lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam trong thời gian tới.

Đánh giá cao hoạt động ý nghĩa của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN trong việc trưng bày bản đồ Việt Nam của các nhà làm bản đồ Hà Lan, Ngài Kees van Baar - Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam chia sẻ: “Bản đồ là câu chuyện kể về lịch sử, văn hoá, về quá trình hình thành và phát triển của một quốc gia. Bởi vậy, hoạt động trưng bày chuyên đề về vẽ bản đồ rồng ngày hôm nay nhắc nhớ về văn hoá, lịch sử của Việt Nam trong hàng trăm năm về trước”.

Đại sứ vui mừng khi thấy có rất nhiều nhà khoa học, nhà ngoại giao, đặc biệt là các em sinh viên của VNU-USSH đã tới tham quan gian trưng bày, thể hiện rõ niềm ham mê nghiên cứu lịch sử. Đây cũng là minh chứng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia Việt Nam và Hà Lan.

Khai mạc Trưng bày “Vẽ bản đồ Rồng: Việt Nam trong mắt các nhà làm bản đồ Hà Lan”
Ngài Kees van Baar - Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam

Tác giả của bộ sưu tập Ngô Thuỵ Trúc Lâm chia sẻ, trước đây vào khoảng thế kỷ 17, những bản đồ được các gia tộc, công ty hàng hải của Hà Lan vẽ tay, lữu trữ một cách cẩn mật, được xem là bí mật không thể tiết lộ. Cho tới thế kỷ 19, công nghệ in ấn bắt đầu phát triển, giao thương hàng hải cũng được mở rộng và phát triển mạnh mẽ, những tấm bản đồ đầu tiên được in ra và phổ biến công khai. 

Trưng bày là cơ hội để công chúng tiếp cận những nguồn tài liệu bản đồ quý giá, phục vụ trực tiếp cho việc tìm hiểu, học tập, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, lịch sử khu vực và quốc tế.

Trưng bày diễn ra từ ngày 14/12/2023 đến hết ngày 21/12/2023 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính “đặt hàng” 3 yêu cầu và đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “5 chủ động”
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính “đặt hàng” 3 yêu cầu và đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “5 chủ động”

Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025) và Tháng Thanh niên 2025, chiều 24.3, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên về "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Xóa rào cản, tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi người bằng AI, Big Data
Giáo dục

Xóa rào cản, tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi người bằng AI, Big Data

PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung - Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội cho biết, một trong những thách thức lớn nhất là thay đổi nhận thức của người học về giáo dục suốt đời. Tuy nhiên, hiện nay trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) đang từng bước được ứng dụng để cá nhân hóa trải nghiệm học tập, giúp người học đề xuất lộ trình học phù hợp với năng lực và nhu cầu thực tế. Từ đó, xóa đi các rào cản, tạo ra sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người.

TP. Hạ Long tiếp cận phương pháp tiên tiến, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non
Giáo dục

TP. Hạ Long tiếp cận phương pháp tiên tiến, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngày 23.3, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức hội nghị tập huấn chuyên đề về tiếp cận phương pháp giáo dục tiên tiến trong giáo dục mầm non cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non cốt cán trên địa bàn.

Đắk Lắk: Sôi nổi ngày hội Đoàn tại Trường THCS Tân Lợi
Giáo dục

Đắk Lắk: Sôi nổi ngày hội Đoàn tại Trường THCS Tân Lợi

Hòa chung không khí tưng bừng của tuổi trẻ cả nước hướng tới kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025), Trường THCS Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, khơi dậy tinh thần đoàn kết, sáng tạo và tự hào trong mỗi đoàn viên, thanh thiếu niên.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi lễ
Giáo dục

Trường Đại học Kinh tế mở 4 chuyên ngành mới, đào tạo đa kỹ năng

Ngày 23.3, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN công bố các chuyên ngành đào tạo chương trình đào tạo cử nhân ngành kinh tế với 4 chuyên ngành mới, gồm: Kinh tế chính trị và Ngoại giao; Quản lý kinh tế; Kinh tế số và Quản lý; Kinh tế truyền thông và Báo chí. Với chương trình đào tạo đan xen đa kỹ năng, Trường ĐH Kinh tế khẳng định, các chuyên ngành mới sẽ cung ứng cho thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao.

Khánh Linh (Thành phố Lạng Sơn) cho biết: "Em bắt chuyến xe sớm nhất là 4 giờ xuống Hà Nội để kịp nghe tư vấn tuyển sinh của các chuyên gia. Dù tìm hiểu trên mạng rồi, nhưng em vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng về quy chế tuyển sinh của Bộ, cũng như thông tin của các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nên muốn xuống trực tiếp để nghe tư vấn và đặt câu hỏi".
Giáo dục

Sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua: Bỏ xét tuyển sớm, ngành giáo dục sửa 3 Luật, hoàn thiện cơ chế chính sách cho ngành khoa học công nghệ...

Quy chế xét tuyển đại học, cao đẳng 2025; sửa đổi 3 Luật quan trọng của ngành giáo dục; Công bố 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Năm 2024; Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển hơn 20.000 chỉ tiêu năm 2025... là những tin tức giáo dục nổi bật tuần qua