Khai mạc Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV

Ngày 6.12, tại TP. Hạ Long, HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 16 (kỳ họp thường lệ cuối năm) để thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KT - XH năm 2023, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 và quyết nghị những nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Xuân Ký chủ trì kỳ họp.

Dự kỳ họp, có: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trịnh Thị Minh Thanh; Phó Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phương; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; lãnh đạo Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương…

Vươn lên trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo

Phát biểu khai mạc Kỳ họp, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh: nhìn lại nửa chặng đường triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 2021 - 2025 và của năm 2023, Quảng Ninh có quyền tự hào: Trong sự kế thừa, đổi mới và phát triển, đến nay tỉnh đã “vươn lên trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của Vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc” với đà tăng trưởng 2 con số liên tục từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Năm 2024, trong bối cảnh các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường thế giới vẫn còn hiện hữu, nền kinh tế nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; tỉnh ta đang đứng trước những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng nhìn chung khó khăn nhiều hơn; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị: HĐND tỉnh sẽ tập trung đánh giá sâu sắc tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu: Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy phát triển theo chiều sâu, bền vững, tăng trưởng xanh, bao trùm, toàn diện; đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, giữ vững đà tăng trưởng bền vững hai con số. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các đột phá chiến lược gắn với lộ trình hoàn thành tổng thể các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, quyết tâm giữ vững đà tăng trưởng 2 con số trong 9 năm liên tiếp…

Cùng với đó, thảo luận, quyết định một số chính sách đặc thù hỗ trợ một số đối tượng người có công với cách mạng, hỗ trợ bác sĩ luân phiên nhằm cụ thể hoá chủ trương gắn kết chặt chẽ, hài hoà phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, nâng cao chất lượng mọi mặt đời sống của nhân dân.

Tại Kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND tỉnh bầu. Đây là phương thức giám sát quan trọng, thể hiện sự ghi nhận, đánh giá của HĐND tỉnh đối với những nỗ lực, cố gắng, uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao từ đầu nhiệm kỳ đến nay của những người được lấy phiếu tín nhiệm, đồng thời giúp cán bộ cầu thị “tự soi”, “tự sửa”, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện trong công tác…; thực hiện quy trình bầu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là công việc rất hệ trọng của tỉnh đảm bảo giữ vững sự ổn định, kế thừa và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, chiến lược của tỉnh và xây dựng chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh, hành động, phục vụ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

“Đây là kỳ họp quan trọng nhất trong năm, thảo luận, xem xét, quyết nghị tại kỳ họp này là những vấn đề rất lớn, cần thiết, không chỉ bảo đảm cho sự ổn định, đổi mới phát triển của tỉnh trong năm 2024, mà còn của cả giai đoạn 2020 - 2025. Trên tinh thần tiếp tục đổi mới, dân chủ, làm việc khoa học, đề nghị các vị đại biểu HĐND tỉnh và các đại biểu tham dự kỳ họp nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cử tri và nhân dân, tập trung trí tuệ, dành thời gian nghiêm túc nghiên cứu tài liệu, thảo luận thẳng thắn, ngắn gọn, thiết thực, tích cực đóng góp vào thành công tại kỳ họp, nâng cao chất lượng ban hành các nghị quyết có tính khả thi cao, xứng đáng với sự kỳ vọng và tin tưởng của cử tri và nhân dân trong tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh.

Tiếp tục giữ vững vị trí là một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc

Ngay sau nội dung khai mạc kỳ họp, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy đã trình bày tóm tắt Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh. Báo cáo nhấn mạnh, trong năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đã tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, bao trùm, thực hiện tái cơ cấu kinh tế, nắm bắt được xu thế, khai thác vị trí địa chiến lược, lợi thế vượt trội, đi trước một bước của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại... để quyết liệt triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, hoàn thành và vượt 12/12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023.

Theo Quyền Chủ tịch UBND tỉnh, kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng cao và ổn định, tăng 11,03%, đây là lần đầu tiên, Quảng Ninh đứng thứ nhất Vùng đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 3 cả nước, là năm thứ 9 liên tiếp từ năm 2015 đến nay đạt mức tăng trưởng kinh tế hai con số. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 55.632 tỷ đồng (tăng 5% dự toán Trung ương giao, tăng 3% dự toán tỉnh, tăng 4% so với cùng kỳ); công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tiếp tục được đẩy mạnh.

Năm 2023, tỉnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước ước đạt 5 tỷ USD. Trong đó, thu hút vốn đầu tư trong nước đạt 1,9 tỷ USD, vượt 17,3% kế hoạch; thu hút vốn FDI đạt 3,1 tỷ USD, gấp 3,1 lần kế hoạch năm, hiện tại dẫn đầu cả nước. Các công tác quy hoạch, đất đai, tài nguyên và môi trường, chuyển đổi số được thúc đẩy tăng cường; giáo dục đào tạo, y tế, lao động, việc làm, văn hóa, xã hội, thể thao, tiếp tục được quan tâm; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân, nhất là khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo không ngừng được nâng lên...

“Với những kết quả quan trọng, nổi bật trong năm 2023 và nhìn lại từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, với những chỉ tiêu và minh chứng thực tiễn, có thể khẳng định, Quảng Ninh đã tận dụng tốt cơ hội, chủ động vượt qua khó khăn, thách thức, đoàn kết, giữ vững sự ổn định, đổi mới và phát triển ngày càng bền vững, hiệu quả hơn; tiếp tục giữ vững vị trí là một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc”, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy nhấn mạnh.

Năm 2024, năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết số 20 ngày 27.11.2023 của Tỉnh ủy về phương hướng nhiệm vụ năm 2024 và chủ đề công tác là “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”, UBND tỉnh xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, UBND tỉnh xác định toàn tỉnh cần phải tập trung cao độ cho những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Trong đó, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trên nền tảng nguồn nhân lực chất lượng cao, yếu tố đổi mới sáng tạo, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, tham gia sâu rộng vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành thu, chi ngân sách và đầu tư công; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế nhanh, bền vững với phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; xây dựng chính quyền địa phương các cấp liêm chính, phục vụ, thực sự “của dân, do dân, vì dân”, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm công tác quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; giữ vững chủ quyền biên giới đất liền, biển đảo quốc gia...

Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ
Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 19, diễn ra sáng 19.11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công
Chuyển động

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công

Sáng 19.11, tại Kỳ họp thứ 19, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố, theo điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô.

Đoàn giám sát khảo sát khu vực nhà ăn của Cơ sở Cai nghiện ma tuý số 1
Chuyển động

Sớm thẩm định định mức, đơn giá dịch vụ cho cơ sở cai nghiện ma túy

Gửi kiến nghị đến Đoàn giám sát HĐND tỉnh Lào Cai về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh mong muốn, UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành chức năng sớm thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ sở cai nghiện ma túy. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp 2 cơ sở cai nghiện ma túy để bảo đảm điều kiện quản lý và tổ chức điều trị, cai nghiện.

Quang cảnh kỳ họp chuyên đề lần thứ 19 HĐND tỉnh Tuyên Quang
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua 6 nghị quyết quan trọng

Chiều ngày 14.11, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà chủ tọa kỳ họp.

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024
Hội đồng nhân dân

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024

Ngày 14.11, HĐND tỉnh Khóa X đã tổ chức Kỳ họp đột xuất lần thứ Mười để xem xét, giải quyết kịp thời những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đặc biệt, là nội dung điều chỉnh vốn đầu tư công để bảo đảm chỉ tiêu giải ngân đề ra trong năm.