Khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5

Sáng 26.3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về 8 dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV.

Tham dự hội nghị có: Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định...

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội rất quan tâm và thường xuyên định kỳ tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, điều này phù hợp với quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, qua 4 hội nghị từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã đóng góp hơn 323 lượt ý kiến đối với 25 dự án luật và 1 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Nhờ đó, đã tiếp thu, chắt lọc được rất nhiều ý kiến có giá trị và rất xác đáng. Một số dự án luật rất khó như dự án Luật Đất đai (sửa đổi), dự án Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi)…, qua lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, chất lượng được nâng lên, đạt được sự thống nhất với sự biểu quyết cao của đại biểu khi xem xét, thông qua.

Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 5 dự kiến diễn ra trong 2,5 ngày, xem xét, cho ý kiến đối với 8 dự án Luật, gồm: dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi); dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); dự án Luật Đường bộ; dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, 8 dự án Luật này đã được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Sáu và tất cả các ý kiến đều được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tổng hợp đầy đủ, tiếp thu tối đa, chỉnh lý và giải trình để hoàn thiện các dự thảo Luật. Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉ đạo các Ủy ban của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan soạn thảo các dự án Luật. Theo Chủ tịch Quốc hội, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, công tác phối hợp giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra dự án Luật rất chặt chẽ, từ sớm, từ xa và đồng hành với nhau từ khi bắt đầu trình dự án Luật cho đến khi Quốc hội thông qua. 

Để hội nghị đạt hiệu quả cao, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội xem xét các dự thảo Luật đến nay đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa một cách nghiêm túc, sát với các chủ trương của Đảng đối với từng vấn đề hay chưa? Đã bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với các công ước, hiệp định, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hay chưa?

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh yêu cầu rà soát nội dung các dự án Luật cho đến nay đã bám sát các chính sách lớn đặt ra khi xây dựng luật hay chưa? Nội dung nào là mới, những vấn đề bổ sung đã tuân thủ đầy đủ các quy định về xây dựng pháp luật, nhất là quy định về đánh giá tác động hay chưa? 

Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu cho ý kiến đối với những vấn đề lớn và những vấn đề cho đến nay vẫn còn ý kiến khác nhau hoặc phương án khác nhau; rà soát những vấn đề liên quan đến áp dụng pháp luật và điều khoản chuyển tiếp.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, quá trình xây dựng các dự án Luật trên cũng như xây dựng luật pháp từ đầu nhiệm kỳ đến nay cần tiếp tục quán triệt nguyên tắc Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022 Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Theo đó, "đối với những vấn đề đã chín, đã đủ rõ, có sự đồng thuận, thống nhất cao thì quy định ở trong luật; những vấn đề chưa chín, chưa đủ rõ, còn có ý kiến khác nhau thì cần tiếp tục nghiên cứu; những vấn đề thực sự cấp bách nhưng cũng chưa có sự thống nhất cao, nếu có sự chấp thuận của cơ quan chức năng có thẩm quyền thì nghiên cứu để có bước đi phù hợp", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ. 

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các đại biểu quan tâm, rà soát, cho ý kiến về các vấn đề liên quan đến áp dụng pháp luật và điều khoản chuyển tiếp. Trong 8 dự án luật lần này thì có những dự án luật có nhiều chính sách, cơ chế đặc thù, vượt trội, khác với các quy định của luật hiện hành. Thông thường, những nội dung, quy định trong dự thảo luật khác với dự án luật, các luật khác cần sửa đổi, bổ sung thì có thể thực hiện ngay trong dự thảo luật. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cho biết, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp có khá nhiều chính sách đặc thù vượt trội, nếu sửa ngay trong hai dự luật này và những dự án luật khác có liên quan thì rất phức tạp và không đủ thời gian để xử lý. Do đó, cơ quan chủ trì thẩm tra và soạn thảo đã đề xuất và cũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình là xử lý trong việc áp dụng pháp luật. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là việc rất khó, khá phức tạp đối với một số dự án luật. Do đó, kỹ thuật lập pháp và những vấn đề áp dụng pháp luật rất là quan trọng để làm sao khi ban hành ra phải bảo đảm tính khả thi và không chồng chéo với các dự án luật khác.

Cho biết dự kiến chương trình xây dựng pháp luật tại Kỳ họp thứ Bảy tới của Quốc hội rất nặng, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, hội nghị lần này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ lập pháp của Kỳ họp. Do đó, Chủ tịch Quốc hội mong muốn các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, có giá trị để Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện các dự thảo luật đạt chất lượng tốt nhất trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy tới. 

Chính trị

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Chính trị

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13.11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Báo Đại biểu Nhân dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chiều 12.11, giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay Quốc tế Jorge Chavez, Thủ đô Lima, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Phường Quán Thánh, Hà Nội
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Chống lãng phí nhìn từ chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”

Tối 12.11, dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, các địa phương, trong đó có Hà Nội, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống lãng phí; mỗi người dân tăng cường thực hành và giám sát việc tiết kiệm, chống lãng phí. Thông điệp của Tổng Bí thư cho thấy, chống lãng phí không chỉ là trách nhiệm của chính quyền, mà còn là một phần không thể thiếu trong ý thức và hành động của mỗi công dân.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.