Gia Lai

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 17

Để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 9 tháng đầu năm; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác 3 tháng cuối năm 2024 và giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền, sáng nay, 10.10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã khai mạc Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI (mở rộng).

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Châu Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có: đại diện lãnh đạo một số cơ quan tham mưu, giúp việc Trung ương; các Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; Bí thư các Huyện ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh…

z5914264943967-5baf6819bd8328e1fe1218645dd2b37f-3058-8356-7069.jpg
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Đức Thụy

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên nhấn mạnh: Tính trong 9 tháng đầu năm và nhất là sau Hội nghị lần thứ 16 đến nay, cấp ủy các cấp tiếp tục phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm, tính chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Vai trò lãnh đạo của cấp ủy gắn với phát huy tính chủ động trong quản lý, điều hành của chính quyền tiếp tục được tăng cường; đã chú trọng đổi mới phương pháp lãnh đạo, phong cách, lề lối làm việc theo hướng chủ động, quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Nhờ vậy, một số chỉ tiêu kinh tế tăng so với cùng kỳ năm 2023, như: diện tích gieo trồng; kim ngạch xuất, nhập khẩu; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ; tổng vốn đầu tư toàn xã hội; thu, chi ngân sách; số doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp quay trở lại hoạt động...

z5914266652171-74ae2d47df243c6799ec80defc992963-1357-2730-3258.jpg
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đức Thụy

Đặc biệt, từ tháng 7.2024 đến nay, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết tâm, quyết liệt của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh ủy, Gia Lai đã tổ chức 2 hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy chuyên đề về lĩnh vực nội chính, đầu tư công. Tổ chức quán triệt, học tập, cụ thể hóa nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh. Ban hành, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Kế hoạch số 257 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Ban hành Đề án “Xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023-2026, định hướng đến năm 2030”...

Tuy nhiên, Bí thư Tỉnh ủy thẳng thắn chỉ rõ 5 nhóm nhiệm vụ lớn được đề ra từ sau Hội nghị lần thứ 16 đến nay vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Đơn cử: chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng ước giảm 0,23%; số dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư giảm 60,5% về số lượng dự án, giảm 72,3% về số vốn. Một số vướng mắc trên lĩnh vực tài nguyên và môi trường, vướng mắc về thủ tục đầu tư chậm được khắc phục…

z5914265541486-716f811cf36998a54b81925e9ae22e15-3361-7153-2474.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Đức Thụy

Trước thực trạng đó, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên đề nghị các đại biểu bám sát tình hình thực tiễn ở cấp ủy, đơn vị, địa phương để thảo luận, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình. Tập trung làm rõ nguyên nhân, đề xuất các giải pháp khắc phục, góp phần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ trong 3 tháng cuối năm 2024.

Đồng thời, cho ý kiến về kết quả đã đạt được, khó khăn, vướng mắc, hạn chế cũng như giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040.

Tại hội nghị, các đại biểu sẽ nghiên cứu 2 văn bản gồm: Báo cáo những công việc quan trọng Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy đã giải quyết từ sau Hội nghị lần thứ 16 đến Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công bố công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 của Tỉnh ủy.

Địa phương

Thanh Hóa: Chăm lo đời sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Địa phương

Thanh Hóa: Chăm lo đời sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa gồm 11 huyện, với dân số trên 1 triệu người, trong đó, đồng bào DTTS chiếm hơn 60%. Do đó, trong những năm qua, việc quan tâm, chăm lo đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn là nhiệm vụ trọng tâm được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm. 

Phát triển đô thị xanh, văn minh, hiện đại, giàu bản sắc, là động lực phát triển chính của Thủ đô
Địa phương

Bài cuối: Một Hà Nội thanh lịch - nghĩa tình - văn minh

Phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô...

Công an Bình Thuận truy nã, truy tìm, vận động nhiều đối tượng ra đầu thú
An ninh cơ sở

Công an Bình Thuận truy nã, truy tìm, vận động nhiều đối tượng ra đầu thú

Trong năm 2024, Công an tỉnh Bình Thuận đã tập trung chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện quyết liệt công tác truy nã, truy tìm và vận động đầu thú. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần kiềm chế và làm giảm đối tượng truy nã ngoài xã hội, phòng ngừa tái phạm tội, phục vụ tốt công tác điều tra, xét xử, thi hành án.

Dấu ấn phát triển, chuyển mình sau 70 năm Giải phóng Thủ Đô
Địa phương

Dấu ấn phát triển, chuyển mình sau 70 năm Giải phóng Thủ Đô

Trong không khí phấn khởi và tự hào kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chia sẻ về những thành tựu đạt được của thành phố Hà Nội trong chặng đường 70 năm qua và định hướng phát triển trong thời gian tới, nhằm xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản tại Cà Mau được các đối tác quốc tế đặc biệt quan tâm
Trên đường phát triển

Cà Mau: Tăng cường kết nối, giao thương với các doanh nghiệp quốc tế

Là tỉnh cực Nam của Việt Nam, Cà Mau sở hữu nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là ngành thủy sản và năng lượng tái tạo, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế. Hoạt động của các doanh nghiệp quốc tế tại tỉnh Cà Mau có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế và phát triển bền vững không chỉ cho tỉnh Cà Mau mà còn cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

TP. Hồ Chí Minh: Ưu tiên cao nhất, tập trung chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Ưu tiên cao nhất, tập trung chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ 33 đã thảo luận và thống nhất với 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp tăng trưởng kinh tế - xã hội. Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên đề nghị thành phố tập trung chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công và xem đây là nhiệm vụ ưu tiên cao nhất trong quý 4.

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước
Trên đường phát triển

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước

Thủ đô cần có vai trò đi trước, đi đầu trong việc thực hiện và hoàn thành sớm các kế hoạch, chiến lược phát triển đất nước; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; phát triển văn hóa, xây dựng con người toàn diện, đồng bộ, mang đậm bản sắc Thủ đô ngàn năm văn hiến.