Khách du lịch đến Huế tăng 35% trong dịp Tết

Theo thống kê nhanh của Sở Du lịch thành phố Huế, trong 7 ngày, từ 25 - 31.1 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 3 Tết Ất Tỵ) lượng khách đến Huế ước đạt 118.614 lượt, tăng 35% so với cùng kỳ.

Trong đó khách quốc tế ước đạt 60.170 lượt khách, tăng 33% so với cùng kỳ; khách nội địa ước đạt 58.444 lượt khách, tăng 36% so với cùng kỳ. Doanh thu từ du lịch ước đạt 178 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ.

Khách lưu trú ước đón 50.930 lượt, tăng 35% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đạt 28.552 lượt khách, tăng 34% so với cùng kỳ; khách nội địa ước đạt 22.378 lượt khách, tăng 36% so với cùng kỳ. Công suất phòng ước đạt 63%.

476045249-1169775995152544-2141398100914899362-n.jpg
Khách tham quan Đại nội Huế mùng 3 Tết Ất Tỵ. Ảnh: TTBTDTCĐH

Riêng ngày mùng 3 Tết, lượng khách đến Huế ước đạt 30.861 lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt 15.122 lượt khách. Doanh thu từ du lịch ước đạt 45 tỷ đồng.

Từ sáng sớm, dòng người đông đúc đổ về khu vực Ngọ Môn - lối vào chính của Hoàng cung. Nhiều du khách diện áo dài truyền thống rực rỡ sắc màu, chụp ảnh lưu niệm trước khung cảnh tráng lệ của cung điện.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức tại Đại nội Huế, mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo về Tết cổ truyền.

475364382-1168131028650374-2302236380031275894-n.jpg
Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức dịp Tết. Ảnh: TTBTDTCĐH

Người dân và du khách được xem chương trình nghệ thuật tổng hợp tại sân điện Thái Hòa; hòa tấu nhạc truyền thống và ca Huế tại Nhật Thành Lâu.

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế tổ chức các trò chơi cung đình gồm: thả thơ, đầu hồ, bài vụ, xăm hường. Kèm theo đó là tặng thư pháp tại hành lang Tả Vu, Hữu Vu.

Đặc biệt, sáng mùng 6 Tết (8h30) sẽ có Lễ đổi gác tại Ngọ Môn; sáng mùng 7 Tết (7h) là Lễ hạ nêu tại Triệu Miếu và Thế Miếu.

Những hoạt động này không chỉ giúp du khách hiểu thêm về văn hóa và lịch sử của cố đô Huế mà còn tạo ra nhiều cơ hội để chụp ảnh check-in độc đáo, lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ trong dịp đầu năm mới.

Văn hóa - Thể thao

Hiện thực chiến tranh và khát vọng hòa bình
Văn hóa

Hiện thực chiến tranh và khát vọng hòa bình

Dành cả cuộc đời ghi lại những khoảnh khắc chân thực của đời sống chiến đấu, vẻ đẹp Việt Nam, họa sĩ Lê Lam - một trong những tên tuổi của nền mỹ thuật hiện thực cách mạng Việt Nam - đã để lại di sản không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn khắc họa sâu sắc lịch sử hào hùng của dân tộc.

Thúc đẩy hợp tác xuất bản Việt Nam - Cuba
Văn hóa

Thúc đẩy hợp tác xuất bản Việt Nam - Cuba

Đại sứ Cuba tại Việt Nam, đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành, Hội Nhà văn Việt Nam và nhà xuất bản Kim Đồng vừa có cuộc trao đổi nhằm đưa ra các sáng kiến trong lĩnh vực hợp tác xuất bản, thúc đẩy tình đoàn kết, hòa bình, hội nhập, quan hệ tốt đẹp và các giá trị văn hóa chân chính của cả hai quốc gia.

Hội thảo “Nguyễn Đình Khánh - Cuộc đời và sự nghiệp” sáng 16.3
Văn hóa - Thể thao

Nguyễn Đình Khánh - người đặt nền móng cho nhiếp ảnh Việt Nam

Hội thảo “Nguyễn Đình Khánh - Cuộc đời và sự nghiệp” sáng 16.3 tôn vinh công lao to lớn, toàn diện của nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Khánh (Khánh Ký) đối với nhiếp ảnh Việt Nam. Ông là một thợ ảnh tài hoa, doanh nhân thành đạt, người có tấm lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần dân tộc cao cả.

Văn hóa - Thể thao

Xúc tiến, quảng bá bài bản về du lịch nông nghiệp, nông thôn

Theo PGS.TS. Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), du lịch nông nghiệp, nông thôn có nhiều tiềm năng phát triển, song việc truyền thông, quảng bá hiện nay vẫn tập trung vào du lịch biển đảo, văn hóa, đô thị và sinh thái. Để khai thác tốt tiềm năng của du lịch nông nghiệp, nông thôn, cần có chiến lược xúc tiến, truyền thông quảng bá bài bản đến du khách trong và ngoài nước.

Ký ức sân ga và những chuyến tàu
Văn hóa

Ký ức sân ga và những chuyến tàu

Chương trình Thời gian ơi! Kể chuyện (21h30 ngày 16.3 trên kênh VTV3) với chủ đề "Sân ga và những chuyến tàu" sẽ mang đến cho khán giả một hành trình đầy cảm xúc qua ký ức.

Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Văn hóa - Thể thao

Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Ngày 14.3, tại TP. Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc tổ chức lễ đón bằng UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam năm 2025.

Hình thành xã hội học tập tại khu dân cư
Văn hóa - Thể thao

Hình thành xã hội học tập tại khu dân cư

Từ thiết chế nhà văn hóa tại tổ, bản, xã, thị trấn, một số địa phương đã xây dựng thành không gian học tập, sinh hoạt văn hóa với nhiều hoạt động phong phú, phục vụ người dân đa dạng lứa tuổi. Các mô hình này đã bước đầu góp phần hình thành xã hội học tập ngay tại khu dân cư.

Bài cuối: Không là bản sao của quá khứ
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Không là bản sao của quá khứ

Để gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống, cần tầm nhìn dài hạn, kết hợp giữa bảo tồn giá trị xưa và ứng dụng công nghệ hiện đại. Điều này không chỉ giúp nghệ thuật truyền thống thích ứng với thời đại, mà còn tạo ra hệ sinh thái nghệ thuật đa dạng, bền vững, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên số.

Du hành vào vườn thơ Đức
Văn hóa - Thể thao

Du hành vào vườn thơ Đức

Ngày 15.3, tại Nam Thi House, 152 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh sẽ diễn ra chương trình giao lưu và ra mắt sách "Nước Đức - Cổ tích mùa đông" với chủ đề "Một chuyến du hành vào vườn thơ Đức".

Bài 1: Nỗ lực giữ lửa nghề, lan tỏa tinh hoa
Văn hóa

Bài 1: Nỗ lực giữ lửa nghề, lan tỏa tinh hoa

Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, các loại hình nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng, múa rối nước… vẫn âm thầm tỏa sáng, khẳng định sức sống mãnh liệt trong lòng công chúng. Tuy nhiên, hành trình bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa này còn nhiều gian nan.