Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Khắc phục cho được tình trạng cơ học là chủ yếu trong sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập

Lưu ý tình trạng "trễ, chậm" trong thể chế hóa chủ trương của Đảng, hoàn thiện pháp luật của Nhà nước về đơn vị sự nghiệp công lập, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị nghiên cứu sâu hơn về 3 điểm nghẽn, trong đó phải giải quyết cho được tính cơ học là chủ yếu trong sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tính bền vững, đồng bộ trong thực hiện cơ chế tự chủ. 

Tiếp tục Phiên họp thứ 36, sáng nay, 19.8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo của Đoàn giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023”.

Khắc phục cho được tình trạng cơ học là chủ yếu trong sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập -3
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điểu hành Phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Giai đoạn 2015 - 2021 vượt mục tiêu đề ra

Báo cáo tóm tắt kết quả giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, từ năm 2018 đến nay, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đạt nhiều kết quả quan trọng.

Trong đó, nổi bật là công tác thông tin, tuyên truyền được thực hiện quyết liệt. Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo, khẩn trương ban hành nhiều văn bản, khắc phục một bước tình trạng nợ đọng. Việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập đạt kết quả tích cực, nhất là giai đoạn 2015 - 2021 vượt mục tiêu đề ra (giảm 13,33%/chỉ tiêu 10%). Các đơn vị sự nghiệp công lập sau sắp xếp, tổ chức lại đã phát huy được vai trò chủ đạo, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.

Khắc phục cho được tình trạng cơ học là chủ yếu trong sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập -4
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng báo cáo tóm tắt kết quả giám sát. Ảnh: Lâm Hiển

Giai đoạn 2015 - 2021, tổng biên chế sự nghiệp giảm vượt mục tiêu đề ra (giảm 11,67%/chỉ tiêu 10%). Việc đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đã giúp các đơn vị sự nghiệp công lập chủ động sử dụng các nguồn lực tài chính hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, cũng còn một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể, việc thể chế hoá chủ trương của Đảng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập còn chưa đầy đủ, kịp thời. Sắp xếp, tổ chức chủ yếu còn mang tính cơ học; tốc độ sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập đang chậm lại trong giai đoạn 2021 - 2023.

Việc giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021 - 2023 ở các địa phương đạt tỷ lệ thấp. Còn tình trạng cào bằng trong việc thực hiện chỉ tiêu giảm 10% biên chế sự nghiệp. Các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được triển khai chậm, kết quả không cao...

Tập trung rà soát, sửa đổi, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật

Để phát huy các kết quả đạt được, khắc phục tồn tại, hạn chế, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo chủ trương của Đảng, Đoàn giám sát kiến nghị, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương; làm tốt công tác tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tạo sự thống nhất, đồng thuận, quyết tâm cao trong việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập trong giai đoạn tới.

Bên cạnh đó, tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời, đồng bộ chủ trương của Đảng, khắc phục các bất cập, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong quý I.2025, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Khắc phục cho được tình trạng cơ học là chủ yếu trong sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập -2
Quang cảnh Phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Đẩy mạnh việc thực hiện cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập, phấn đấu bảo đảm mục tiêu đến năm 2025 thực hiện chuyển đổi 100% các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành công ty cổ phần; sớm hoàn thành lộ trình tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước để làm cơ sở giao nhiệm vụ, đặt hàng.

Có danh mục cụ thể 88 nội dung chưa ban hành thuộc bộ, ngành nào

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí và đánh giá cao Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát; cho rằng, đây là chuyên đề giám sát khó, có phạm vi rất rộng nhưng trong thời gian không dài, Đoàn giám sát đã chủ động triển khai bài bản, báo cáo rất đầy đủ, chi tiết, có các phụ lục kèm theo.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, đây là vấn đề rất phức tạp vì vừa giảm về tổ chức bộ máy vừa giảm về số lượng biên chế. Báo cáo của Đoàn giám sát đã nêu 7 nhóm kết quả đạt được và 7 nhóm hạn chế tương ứng, vấn đề trọng tâm là phải thấy được hạn chế, tìm ra nguyên nhân để khắc phục trong thời gian tới. 

Khắc phục cho được tình trạng cơ học là chủ yếu trong sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập -1
Các đại biểu dự Phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội lưu ý tình trạng "trễ, chậm là phổ biến, chậm trong việc thể chế hoá chủ trương của Đảng, hoàn thiện pháp luật, còn 88 nội dung theo yêu cầu trong các chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết số 19 của Trung ương chưa được ban hành; tính thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, thậm chí là hiệu lực đối lập lẫn nhau". Qua đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, trong Nghị quyết về chuyên đề giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có danh mục nêu rõ 88 nội dung này nằm ở bộ, ngành, đơn vị nào để khắc phục.

Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, việc tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nhiều trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở khám, chữa bệnh, tổ chức khoa học kỹ thuật, xuất bản, công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông... đang chậm lại trong giai đoạn 2021 - 2023. Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các Bộ, ngành còn nhiều, việc chuyển giao về địa phương quản lý còn chậm. Nhiều đơn vị sự nghiệp công lập chậm đổi mới. Chỉ tiêu, mục tiêu đạt tỷ lệ thấp, rất thấp (giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước; chuyển đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện thành công ty cổ phần; đơn vị sự nghiệp công lập đạt tự chủ từ mức 2 trở lên... thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra). Năng lực quản trị nội bộ thiếu kinh nghiệm.

"Các giải pháp đã thực sự đủ mạnh, đã bao trùm, giải quyết đến nơi, đến chốn và khắc phục dứt điểm các điểm hạn chế, tồn tại báo cáo giám sát đã chỉ ra hay chưa?" - Đặt câu hỏi này, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị nghiên cứu sâu hơn về 3 điểm nghẽn: một là, giải quyết cho được tính cơ học là chủ yếu trong sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập; hai là, tính bền vững, đồng bộ trong thực hiện cơ chế tự chủ; ba là, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến việc thành lập các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, cơ chế, chính sách để các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập bình đẳng với các doanh nghiệp, đơn vị thuộc Nhà nước trong khả năng tiếp cận các nguồn lực trên thị trường.

Khắc phục cho được tình trạng cơ học là chủ yếu trong sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập -5
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Đồng tình với Báo cáo kết quả giám sát, song, về tên gọi Nghị quyết, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị nghiên cứu thêm để điều chỉnh cho phù hợp vì việc ban hành Nghị quyết là hệ quả sau khi tiến hành giám sát chuyên đề này. Về kết quả đạt được, bên cạnh công tác thông tin, tuyên truyền cần bổ sung đánh giá về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, việc quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng; đồng thời rà soát các số liệu để bảo đảm sự thống nhất.

Về tồn tại, hạn chế, dự thảo Nghị quyết nêu còn 88 nội dung theo yêu cầu trong chương trình hành động của Chính phủ chưa được ban hành. Tổng Thư ký Quốc hội đặt vấn đề, 88 nội dung này là trên tổng số bao nhiêu nội dung, phải làm rõ tỷ lệ này để đánh giá cụ thể hơn.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương ghi nhận Đoàn giám sát đã bám sát kế hoạch, triển khai các hoạt động, phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức công việc bài bản, khoa học. Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với báo cáo kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề; đồng thời, đề nghị, tiếp tục tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp để hoàn thiện báo cáo và dự thảo Nghị quyết trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành.

Cũng tại phiên họp, 100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua về nguyên tắc với các nội dung cơ bản trong dự thảo Nghị quyết.

Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana

Rạng sáng 23.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức
Theo dòng sự kiện

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức

Chiều 22.11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cánh tả Đức do ông Maximilian Schirmer, Phó Chủ tịch Đảng làm Trưởng Đoàn, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam và tham dự Đối thoại lần thứ năm giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.