Kết nối bộ sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm vào hành trình du lịch Bình Thuận

Sáng 16.7, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận ra mắt mô hình kho mở Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm huyện Bắc Bình kết nối với hành trình du lịch di sản văn hóa Chăm tại địa phương. 

Đây là bộ sưu tập duy nhất còn lại khá đầy đủ của Vương triều Champa được lưu giữ hơn 400 năm qua bởi gia tộc hậu duệ Vua Pô Klong Mơh Nai.

Kho mở bộ sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm được đặt tại thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, Bình Thuận. Đây là nhà của gia đình hậu duệ Hoàng tộc Chăm Nguyễn Thị Thềm đang sinh sống. Nơi đây trưng bày hơn 100 hiện vật nguyên gốc, đậm giá trị lịch sử văn hóa dân tộc Chăm, được phân thành 8 nhóm sưu tập gồm: vương miện vua và hoàng hậu; vũ khí; nhạc khí; đồ thờ tự; vải thổ cẩm và vải có nguồn gốc từ nước ngoài; gốm sứ; giấy và gỗ.

Trong đó, giá trị nhất là bộ vương miện của Vua Pô Klong Mơh Nai và búi tóc của Hoàng hậu Po Bia Som bằng vàng với đường nét chạm khắc hoa văn tinh xảo, độc đáo vào đầu thế kỷ XVII.

Kết nối bộ sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm vào hành trình du lịch Bình Thuận -0
Khách tham quan bộ sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm. Ảnh: Thùy Linh

Để phục vụ khách tham quan, kho mở bộ sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm được bố trí, trưng bày thành 2 không gian. Một không gian trưng bày hiện vật quý có giá trị về nghệ thuật tôn giáo và kinh tế lớn. Không gian khác trưng bày một số trang phục của vua chúa Chăm có niên đại từ thế kỷ XVII và các sắc phong của vua triều Nguyễn, văn tự bằng chữ Hán, chữ Chăm.

Ông Võ Thành Huy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho biết, việc xây dựng mô hình Kho mở Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm huyện Bắc Bình kết nối với hành trình du lịch di sản văn hóa sẽ góp phần khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Chăm, tránh nguy cơ bị mai một. Đồng thời, phục vụ đời sống sinh hoạt của cộng đồng và góp phần phát triển du lịch ở Bình Thuận.

Đây là hoạt động nằm trong dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Hiện nay các hiện vật trong bộ sưu tập mới đưa vào trưng bày dưới dạng kho mở, cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu khách tham quan. Trước yêu cầu đổi mới để phát triển du lịch, nhất là du lịch tâm linh, khám phá lịch sử, di sản thì mô hình này sẽ trở thành điểm tham quan thú vị, thu hút du khách tìm hiểu, nghiên cứu về nền văn hóa lâu đời của đồng bào Chăm ở Bình Thuận. 

Kết nối bộ sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm vào hành trình du lịch Bình Thuận -0
Một số hiện vật gốc mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc Chăm. Ảnh: Thùy Linh

Theo ông Ức Viết Vòng, Trưởng Ban Quản lý Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm, thời gian tới, các thành viên trong gia đình Hoàng tộc Chăm sẽ tham gia khóa đào tạo, tập huấn về kỹ năng xây dựng mô hình và nghiệp vụ du lịch. Trung tâm sẽ đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu, kết nối các đơn vị, công ty du lịch xây dựng tour, tuyến khám phá di sản, văn hóa Chăm. 

Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm được đánh giá hội tụ đầy đủ các giá trị về lịch sử ra đời của vương triều Chăm xưa với trang phục, trang sức, vương miện, vũ khí, đồ ngự dụng trong hoàng cung… Trước năm 1975, bộ sưu tập này được bảo quản kín vì lý do tâm linh, tín ngưỡng, bảo đảm an ninh, an toàn cho di sản và người bảo vệ di sản.

Sau khi được xếp hạng Di tích lịch sử và nghệ thuật quốc gia, đến nay, gia đình hậu duệ Hoàng tộc Chăm đã đồng ý để Bảo tàng tỉnh Bình Thuận thiết kế, trưng bày bộ sưu tập dưới dạng kho mở.

Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: “Lực hấp dẫn” từ tâm
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: “Lực hấp dẫn” từ tâm

“Điều hạnh phúc nhất là không chỉ người dân xung quanh thiền viện mà các vùng lân cận, thậm chí các thành phố khác, các nước khác nghe giới thiệu cũng tìm đến Trúc Lâm; sự lan tỏa của ngôi chùa Việt Nam không còn bó hẹp ở Kandy nữa; đó là dấu hiệu rất vui, dù mới thành lập hơn 4 năm” - Đại đức THÍCH PHÁP QUANG, trụ trì Thiền viện Trúc Lâm chia sẻ.

Sớm lập bảo tàng về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Văn hóa - Thể thao

Sớm lập bảo tàng về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày 26.12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển tổ chức Hội thảo Khoa học “Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”. Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, cần sớm lập bảo tàng xứng đáng với tầm vóc và cống hiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây sẽ là “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.

Bài 2: Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người (*)
Văn hóa - Thể thao

Bài 2: Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người (*)

Bốn phương trời ta về đây chung vui/ Không phân chia giọng nói tiếng cười/ Cùng nắm tay ta kết đoàn thân ái/ Trao cho nhau những lời thiết tha... Thượng tọa Thích Minh Quang, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, từ ngạc nhiên đến xúc động khi được cùng các em nhỏ Sri Lanka hát các bài hát Việt Nam trong khuôn viên Thiền viện Trúc Lâm. Lần thứ 4 ông đến Sri Lanka cũng là lần “ấn tượng nhất và xúc động nhất”.

Khách tham quan triển lãm
Văn hóa - Thể thao

Giới thiệu di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Ngày 25.12, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh đã khai mạc triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”. Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức, trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Lan tỏa văn hóa Việt trên quê hương Phật pháp
Văn hóa - Thể thao

Lan tỏa văn hóa Việt trên quê hương Phật pháp

Ẩm thực, chữ viết và trang phục là những thứ quan trọng nhất để nhận diện cũng như kết nối các nền văn hóa. Và tất cả những thứ đó đều hiện diện ở Thiền viện Trúc Lâm - ngôi chùa Việt Nam đầu tiên tại Sri Lanka. Mới được xây dựng cách đây 4 năm, nhưng Thiền viện Trúc Lâm giờ đây không chỉ là nơi tu tập thiền định mà còn trở thành điểm giới thiệu, lan tỏa văn hóa Việt Nam.