Tổ tư vấn tâm lý, pháp lý quân nhân

Kênh tuyên truyền pháp luật hiệu quả

Thành viên Tổ Tư vấn tâm lý, pháp lý Trung đoàn 20 (Sư đoàn 330) động viên, chia sẻ với chiến sĩ mới.
Thành viên Tổ Tư vấn tâm lý, pháp lý Trung đoàn 20 (Sư đoàn 330) động viên, chia sẻ với chiến sĩ mới.

Không chỉ là người bạn đồng hành cùng quân nhân, là kênh hữu hiệu giúp cấp ủy, chỉ huy các cấp nắm bắt tình hình tư tưởng của bộ đội; "Tổ tư vấn tâm lý, pháp lý quân nhân" được triển khai ở nhiều đơn vị quân đội thực sự là mô hình hiệu quả nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật, kỷ luật và các quy định của đơn vị cho quân nhân; góp phần xây dựng tinh thần lạc quan, thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn, tích cực học tập, rèn luyện hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Kịp thời nắm bắt tâm lý, tư tưởng quân nhân

Theo Ban Chỉ đạo Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027” (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng, đến nay, toàn quân có hơn 4.500 Tổ Tư vấn tâm lý, pháp lý cho quân nhân; đã tư vấn, giúp đỡ được hơn 10.000 cán bộ, chiến sĩ; các tổ tư vấn đã được triển khai và hoạt động có hiệu quả, nhất là ở các đơn vị huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, những đơn vị đóng quân ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.

Theo đó, mỗi đơn vị cấp trung đoàn lựa chọn những cán bộ am hiểu về pháp luật, có kiến thức tổng hợp về tình yêu, hôn nhân, cuộc sống gia đình và kiến thức xã hội, có phương pháp, kỹ năng nói, kỹ năng thuyết phục, thuyết trình trước mọi người để thành lập Tổ Tư vấn tâm lý, pháp lý cho quân nhân.

Đi vào hoạt động từ đầu năm 2022, các Tổ tư vấn tâm lý, pháp lý ở Lữ đoàn 214 (Quân khu 3) được thành lập từ cấp đại đội, tiểu đoàn bộ và cơ quan lữ đoàn; mỗi tổ gồm 3 - 5 người đảm nhiệm vai trò tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của quân nhân. Các cán bộ được phân công làm nhiệm vụ tư vấn ngoài việc nắm chắc những nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Giao thông đường bộ; các chế độ quy định của Quân đội, đơn vị... còn phải có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, giản dị, gần gũi; biết quan tâm, lắng nghe, chia sẻ; đồng thời biết giải quyết kịp thời mọi tình huống thực tiễn cuộc sống đặt ra.

a2.jpg
Một buổi tư vấn tâm lý, pháp lý cho quân nhân ở Đại đội 15, Phòng Tham mưu, Vùng 1 Hải quân. Ảnh: Đức Phong

Để tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy các cấp những biện pháp trong giải quyết các vấn đề tư tưởng, việc chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội ở đơn vị; thời gian qua, các Tổ tư vấn tâm lý, pháp lý của Lữ đoàn 214 đã chủ động gần gũi, nắm bắt diễn biến tâm lý, tư tưởng của bộ đội thông qua nhiều kênh như giao tiếp, học tập, sinh hoạt ngày chính trị văn hóa tinh thần, ngày pháp luật, các hoạt động văn hóa, văn nghệ... chủ yếu và tập trung nhất là vào những thời điểm nhạy cảm như ngày nghỉ, giờ nghỉ, lễ, tết, thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, khó khăn.

Mặt khác, các tổ cũng thường xuyên liên hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương, nhân dân ở gần địa bàn đóng quân để nắm tình hình, các mối quan hệ của cán bộ, chiến sĩ với nhân dân nhằm có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục, giải quyết kịp thời vấn đề nảy sinh trong công tác tư tưởng ở đơn vị.

Sau mỗi lần được tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc, hầu hết các quân nhân đều có sự chuyển biến tiến bộ rõ rệt trong nhận thức và hành động, kết quả hoàn thành các nhiệm vụ ở mức cao. Mỗi khi cán bộ, chiến sĩ gặp những vấn đề khó xử đều có thể gặp trực tiếp thành viên Tổ tư vấn hoặc thông qua hòm thư góp ý, điện thoại "đường dây nóng" quân sự của cơ quan hoặc từng thành viên Tổ tư vấn, thời gian hoạt động của đường dây nóng 24/24h.

Giảm tình trạng vi phạm kỷ luật

Với nhiệm vụ hướng dẫn giải đáp các thắc mắc các vấn đề cho quân nhân, hơn 7 năm đi vào hoạt động, mô hình này tại Trung đoàn 20, Sư đoàn 330 (Quân khu 9) đã góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu tình trạng vi phạm kỷ luật và giúp cán bộ, chiến sĩ yên tâm gắn bó với đơn vị. Tổ Tư vấn tâm lý, pháp lý quân nhân có 5 thành viên, bằng nhiều kênh thông tin, Tổ đã kịp thời trao đổi, tư vấn rõ ràng các vấn đề mà chiến sĩ còn vướng mắc trong học tập, huấn luyện; bất cứ lúc nào bộ đội cần, các thành viên đều sẵn sàng gặp gỡ, chia sẻ, động viên.

Từ phương pháp hoạt động của Tổ, giúp mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ, cấp trên với cấp dưới ngày càng gần gũi, tình đồng đội thêm gắn kết; tỷ lệ quân nhân vi phạm kỷ luật thông thường giảm dần, không có trường hợp vi phạm kỷ luật phải xử lý; mô hình đã tiếp thêm sức mạnh cho chiến sĩ vượt qua khó khăn.

Với Lữ đoàn 131 Hải quân, Đảng ủy, Chỉ huy Lữ đoàn cũng lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên đổi mới nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật, bám sát thực tiễn đơn vị, địa bàn đóng quân và đối tượng cụ thể. Đặc biệt, Lữ đoàn 131 Hải quân đã tổ chức có hiệu quả hoạt động của Tổ tư vấn tâm lý, pháp lý quân nhân và lực lượng bán chuyên trách tại đơn vị.

Các cơ quan, đơn vị chủ động tuyên truyền, phổ biến một số nội dung cơ bản về pháp luật cho gia đình chiến sĩ, thông qua hoạt động gặp gỡ gia đình quân nhân vào ngày nghỉ cuối tuần; tập trung vào một số nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự; Thông tư số 143/2023/TT-BQP ngày 27.12.2023 về quy định xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân; chế độ, chính sách, tiêu chuẩn của quân nhân tại ngũ; quy định về chế độ bảo hiểm y tế với thân nhân, gia đình quân nhân...

Từ 2021 đến tháng 7.2024, Tổ tư vấn đã tư vấn 250 lượt, 1.550 cán bộ, chiến sĩ tham gia. Từ các mô hình, cách làm của đơn vị làm điểm, Lữ đoàn 131 Hải quân đã nhân rộng và thực hiện có hiệu quả trong toàn đơn vị góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật trong thực hiện nhiệm vụ.

Xã hội

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội NGUYỄN MẠNH CƯỜNG.
Đời sống

Cần sớm có khung pháp lý hoàn chỉnh để quản lý thuốc lá thế hệ mới

Trước tình trạng buôn bán, vận chuyển thuốc lá nhập lậu vẫn diễn ra rất phức tạp trên thị trường và qua không gian mạng. Trong đó, có cả thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng… Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội NGUYỄN MẠNH CƯỜNG cho rằng: cần sớm có khung pháp lý hoàn chỉnh để quản lý thuốc lá thế hệ mới theo hướng quy định rõ cấm hay cho phép sản xuất, kinh doanh thuốc lá thế hệ mới. Đồng thời, cần quy định rõ về chế tài xử lý đối với hành vi buôn bán, vận chuyển thuốc lá thế hệ mới nhập lậu, bao gồm cả xử lý hành chính và xử lý hình sự; mức định lượng sản phẩm nhập lậu để xử lý hành chính, hình sự…