Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 886/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam -0
 Ảnh minh hoạ/INT

Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch nâng cao nhận thức và hành động trong quá trình phát triển triển khai thực hiện Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22.9.2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; xác định các nhiệm vụ, giải pháp, danh mục các dự án cụ thể có thể triển khai thực hiện theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030 phù hợp với điều kiện của các Bộ, ngành, địa phương; xác định rõ phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong quá trình triển khai thực hiện.

Định hướng cho các bộ, ban ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hỗ trợ trong xây dựng kế hoạch, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quy định trong từng giai đoạn.

Đồng thời, tại Quyết định cũng đưa ra 3 nhiệm vụ thực hiện Quy hoạch bao gồm: Nhiệm vụ thực hiện các thủ tục theo quy định của luật về quy hoạch; Nhiệm vụ hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về hàng hải; Nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng.

Trong đó, thực hiện nghiên cứu đề xuất sửa đổi Bộ Luật Hàng hải 2015 theo lộ trình và theo trình tự, thủ tục quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm luật; rà soát, sửa đổi các nghị quyết, thông tư hướng dẫn liên quan tạo thuận lợi cho phát triển, quản lý, sử dụng hiệu quả kết cấu hạ tầng hàng hải; tập trung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về giá, phí tại cảng biển để nâng cao hiệu quả đầu tư cảng biển, tăng tính hấp dẫn đối với các hãng tàu, thu hút hàng container trung chuyển quốc tế, đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia và các bên liên quan.

Rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế chính sách để thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch cảng biển, đảm bảo tính hệ thống chắc chắn nhất, đồng bộ với thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng địa phương.

Tổ chức thiết lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Triển khai lập các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành hàng hải, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển để phát triển khai phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển và kết cấu hạ tầng hàng hải liên quan khác trong thực tiễn...

Chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch bao gồm: Thu hút vốn để phát triển hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; phát triển khoa học và công nghệ; đảm bảo an sinh xã hội; bảo vệ môi trường; đảm bảo nguồn tài chính; bảo đảm quốc phòng - an ninh; cơ chế, chính sách đột phá trong huy động nguồn lực tổ chức thực hiện các quy định.

Kinh tế

Ảnh minh họa
Kinh tế

Dệt may nỗ lực thích ứng với chính sách thuế mới

Thị trường Mỹ chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, bất kỳ biến động chính sách nào từ quốc gia này đều tác động đến toàn ngành. Trong bối cảnh hai nước đang đàm phán về thuế đối ứng, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực thích ứng bằng cách đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa nguồn cung, xanh hóa sản xuất…

ABBANK hợp tác VBI: Chung tay bảo vệ tài chính và sức khỏe người Việt
Doanh nghiệp

ABBANK hợp tác VBI: Chung tay bảo vệ tài chính và sức khỏe người Việt

Ngày 10.4.2025 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Bảo hiểm VietinBank - VBI) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phân phối các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm sức khỏe - tài chính toàn diện, hướng tới mục tiêu gia tăng tiện ích và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng
Kinh tế

Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng

Nhằm tăng cường tính minh bạch, ngăn chặn tình trạng kê khai khống vốn điều lệ, đồng thời thực hiện các cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền, Luật Doanh nghiệp đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Việc hoàn thiện các quy định pháp luật được kỳ vọng sẽ tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân và bảo đảm an toàn cho hệ thống tài chính - ngân sách quốc gia.

TP. Hồ Chí Minh đang hướng đến xây dựng một Trung tâm tài chính quốc tế để nâng cao vị thế kinh tế và thu hút đầu tư toàn cầu
Kinh tế

Tận dụng cơ hội, định vị Việt Nam trên bản đồ tài chính quốc tế

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính tại Việt Nam dự kiến được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào ngày 16.4 tới. Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động và nhu cầu dịch chuyển dòng vốn quốc tế ngày càng lớn, việc chủ động hình thành một Trung tâm tài chính mang tầm khu vực và quốc tế là bước đi chiến lược, thể hiện tư duy mới, khát vọng lớn của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.

Lúa chất lượng cao được các doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn thị trường
Kinh tế

Cánh cửa mới của tăng trưởng xanh

Sau một năm triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, nhiều kết quả tích cực đã được ghi nhận, khẳng định tính đúng đắn và cấp thiết của chủ trương, mở ra cánh cửa mới của tăng trưởng xanh.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn
Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế cho biết, trong thời gian vừa qua, cơ quan thuế đã triển khai hiệu quả hoàn thuế điện tử đạt tỷ lệ 99%. Trong đó, khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của người nộp thuế.