Kamala Harris thừa nhận thất bại nhưng kêu gọi người ủng hộ 'đừng bao giờ bỏ cuộc'
Ứng cử viên đảng Dân chủ kêu gọi công dân Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi kết quả bầu cử hãy "tổ chức lại, tập hợp lại và tiếp tục chiến đấu" bảo vệ nền dân chủ.
Ứng cử viên đảng Dân chủ kêu gọi công dân Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi kết quả bầu cử hãy "tổ chức lại, tập hợp lại và tiếp tục chiến đấu" bảo vệ nền dân chủ.
Sự thừa nhận thất bại công khai của ứng cử viên Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris đánh dấu kết thúc của một chiến dịch bầu cử đầy biến động chỉ kéo dài hơn 100 ngày của bà, là cuộc vận động tranh cử ngắn nhất trong ký ức hiện đại.
Các nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo các tổ chức quốc tế đều đồng loạt đưa ra thông điệp bày tỏ mong muốn hợp tác sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng vang dội trước bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Thị trường tài chính cũng tràn ngập sắc xanh.
Giành chiến thắng ở 4/7 bang chiến trường trong đó có Pennsylvania, ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump gần như đã chắc chắn trở thành chủ nhân thứ 47 của Nhà Trắng.
Các hãng tin tức xác nhận ông Trump đã thắng ở Bắc Carolina, Georgia và đang dẫn trước ở tất cả 5 bang còn lại, sự chú ý đang đổ dồn vào Pennsylvania, bang sẽ đóng vai trò quyết định.
Người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào hôm nay, 5.11 (theo giờ địa phương) sẽ lãnh đạo một quốc gia có hơn 330 triệu người, nhưng cuộc đua gần như chắc chắn sẽ được quyết định bởi chỉ vài chục nghìn cử tri - một bộ phận rất nhỏ dân số - ở 7 bang được coi là chiến trường; kết quả ở 7 bang này sẽ tạo ra 128 kịch bản, trong đó 4 kịch bản sẽ phân định thắng thua chỉ bằng một phiếu đại cử tri.
Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ đang bước vào tuần cuối cùng của chiến dịch tranh cử năm 2024 với chặng đua nước rút khốc liệt. Những gì diễn ra trong những ngày tới sẽ đóng vai trò then chốt trong việc quyết định người chiến thắng.
Trong cuộc thăm dò mới nhất của Reuters được công bố vào ngày 22.10 (giờ địa phương) cho thấy, ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris đang dẫn trước ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump, song cựu Tổng thống Mỹ mới là người giành ưu thế ở các bang chiến địa.
Trong ngày đầu tiên bỏ phiếu sớm hôm 15.10, tiểu bang chiến địa Georgia đã chứng kiến số lượng cử tri đi bỏ phiếu kỷ lục, với 328.000 người tham gia bỏ phiếu trực tiếp hoặc qua thư - gấp đôi kỷ lục trước đó là 136.000 người vào năm 2020.
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ diễn ra, do đó thuật ngữ “bất ngờ tháng 10” một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý, bởi tất cả những sự kiện diễn ra trong tháng này có thể thay đổi cục diện cuộc bầu cử.
Rạng sáng 11.10 (giờ Việt Nam), cựu Tổng thống Barack Obama đã có bài phát biểu vận động tranh cử nồng nhiệt và đầy cảm xúc từ Pittsburgh, kêu gọi cử tri Pennsylvania bỏ phiếu cho liên danh của đảng Dân chủ: bà Kamala Harris và ông Tim Walz. Thông điệp của ông hướng đến khối cử tri cụ thể: cộng đồng gốc Phi và Mỹ Latin với lời kêu gọi hành động vì bình đẳng giới và bình đẳng chủng tộc.
Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump và của đảng Dân chủ Kamala Harris đã có màn so găng đầu tiên trên sân khấu ngày 10.9 (sáng 11.9 theo giờ Việt Nam). Trái ngược với những gì diễn ra hồi tháng 6, ứng cử viên mới của đảng Dân chủ dường như đã cho thấy khả năng làm chủ tình hình và đẩy đối phương vào những tình huống bất lợi. Sau đây là những vấn đề chính trong cuộc tranh luận:
Bà Kamala Harri đề xuất mở rộng đáng kể việc giảm thuế cho các cá nhân khởi nghiệp kinh doanh quy mô nhỏ từ 5.000 USD lên 50.000 USD. Đây được coi là nỗ lực mới nhất của ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ, nhằm phác thảo các kế hoạch chính sách kinh tế khi chỉ còn hai tháng nữa là đến cuộc bầu cử vào tháng 11.
Trong đêm cuối cùng của kỳ Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ kéo dài 4 ngày tại Chicago, bà Kamala Harris, trong khi chấp nhận đề cử chính thức của đảng mình, đã kêu gọi người dân Mỹ đoàn kết, chấm dứt tình trạng chia rẽ chính trị và vạch ra “con đường mới tiến về phía trước”.
Ứng cử viên tranh cử Tổng thống của đảng Dân chủ Kamala Harris đã chọn Thống đốc bang Minnesota Tim Walz, làm người đồng hành trong cuộc đua vào Nhà Trắng 2024.
Sau khi nhận đủ số phiếu ủng hộ bảo đảm được đề cử của đảng Dân chủ để trở thành ứng cử viên tranh cử chức Tổng thống trong cuộc bầu cử tháng 11 tới, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang phải ráo riết thực hiện nhiệm vụ quan trọng tiếp theo. Đó là tìm ra người liên danh tranh cử trong bối cảnh chiến dịch tranh cử đang dần bước vào giai đoạn cuối đầy gay cấn.
Cựu Tổng thống Donald Trump đang gây phẫn nỗ trong cộng đồng người da màu ở Mỹ khi ông mô tả đối thủ, Phó Tổng thống Kamala Harris, đang cố gắng tỏ ra mình là người da đen để tìm kiếm sự ủng hộ.
Sau khi được Tổng thống Joe Biden “truyền ngọn đuốc”, Phó Tổng thống Kamala Harris gần như chắc suất đề cử đại diện đảng Dân chủ tham gia cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Mặc dù khởi đầu với nhiều thuận lợi, nhưng cuộc chạy đua này của bà Harris được cho là sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể từ “di sản” của ông Joe Biden, có thể đặt bà vào thế khó.