Những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng

Jackson Pollock và cú sốc hội họa Mỹ

Năm 1956, tạp chí Time đặt biệt danh cho ông là “Jack nhỏ giọt” với hàm ý chế giễu. Nhưng chỉ một thập kỷ sau đó, Jackson Pollock đã được xem là một trong những họa sĩ quan trọng nhất của phong trào nghệ thuật hành động (action-painting) trong chủ nghĩa Biểu hiện trừu tượng Mỹ.

Hoang mang đến tột cùng là cảm giác mà hầu hết tác phẩm của Jackson Pollock mang đến cho người xem vào cuối thập kỷ 40 của thế kỷ XX, dẫu rằng lúc này nghệ thuật trừu tượng không phải điều gì quá xa lạ. Nhưng rõ ràng đứng trước một bức tranh mà mọi trọng tâm hình ảnh đều bị xóa đi một cách triệt để, người xem dường như chẳng có gì để bấu víu hay liên tưởng. Ở đó chỉ có những vệt màu được vảy ra tung tóe, những lớp sơn chồng xếp lên nhau theo những dải xoắn vòng rối như tơ. Chưa kể lối vẽ hết sức kỳ dị của ông. Thay vì dùng giá vẽ như truyền thống, Jackson Pollock đã trải vải toan lên sàn đất hay áp chúng vào tường và không dùng cọ vẽ mà đổ thẳng lên mặt toan từ những lon chứa, rồi trét sơn bằng gậy, bay, dao. Quái dị hơn nữa, cát, các loại mảnh chai, mảnh thủy tinh và các tạp chất khác cũng được ông quăng lên đó một cách bừa bãi khiến cho bề mặt tranh trở nên dày cộm không thuần nhất.

Trừu tượng số 1, sơn của Jackson Pollock, vẽ năm 1949, kích thước 160x259cm, đang lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại, Los Angeles, Mỹ
Trừu tượng số 1, sơn của Jackson Pollock, vẽ năm 1949, kích thước 160x259cm, đang lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại, Los Angeles, Mỹ 

Ngay lập tức, Pollock bị la ó và đột ngột trở nên nổi tiếng bởi tai tiếng. Mặc dầu vào giai đoạn đó nghệ thuật thế giới đã trải qua không ít biến động, người ta đã quá quen với những cách tân đến nỗi nếu có sự phá cách nào đó cũng không thể tạo nên phản ứng dữ dội với xu hướng phỉ báng hay cổ xúy một cách quá đáng như thời Manet nữa. Họ chấp nhận mọi thứ như một sự tất yếu sẽ xảy ra và chuẩn bị tinh thần cho những thứ còn khủng khiếp hơn nữa trong nghệ thuật. Vậy nhưng, các thực hành nghệ thuật kiểu Jackson vẫn khiến người ta bàng hoàng. Mọi giá trị hầu như bị sụp đổ, bởi đến thời điểm bấy giờ, việc sử dụng bút vẽ vẫn được xem là phương cách tạo hình truyền thống. Tuy nhiên, chính từ cú sốc này, Jackson Pollock đã khiến hội họa Mỹ được biết đến trên toàn thế giới. Một khái niệm mới ra đời. Nó là sự nối tiếp của chủ nghĩa Siêu thực và hợp nhất với Biểu hiện trừu tượng được hình thành ở Đức những năm đầu thế kỷ XX. Nó cũng làm nên cuộc thiên di trung tâm nghệ thuật từ Âu sang Mỹ đến New York.

Có thể nói việc loại bỏ vai trò trung gian tạo nét vẽ của cây cọ của Pollock về mặt lý thuyết sau này được các nhà nghiên cứu xem như là cách thức triệt để nhất cho việc ghi lại các hành động xúc cảm. Ông nhấn mạnh vào tính tự phát, thậm chí vai trò của vô thức/tiềm thức trong sáng tạo, điều mà chủ nghĩa Siêu thực đã hướng tới. Tuy nhiên, điểm khác biệt là nếu các nhà Siêu thực vẫn bấu víu vào hình ảnh được lý trí ghi nhận từ thế giới hiện thực để nói về vô thức, thì Pollock đã loại bỏ luôn nó để chính hành động dẫu có ý thức hay vô thức cùng được biểu thị trên mặt toan. Bởi vậy nên những cú tạt màu, nhỏ giọt, thậm chí quăng vứt đủ thứ trên mặt tranh của ông đã gợi lên cảm xúc mới. Tính phức tạp trong nội tâm con người như được phơi bày, mà bức tranh chỉ là kết quả. Và, dẫu vẫn khó hiểu, nhưng rõ ràng cho đến ngày nay, các tác phẩm của Pollock như đem lại cho người xem cảm giác về những nguồn năng lượng dồi dào. Cảm xúc mù mờ và tâm lý nổi loạn thời hậu chiến (Thế chiến II) cũng được các nhà nghiên cứu xã hội học tìm thấy trong tranh Pollock. Và quan trọng hơn cả là từ Jackson Pollock, một phương cách thực hành nghệ thuật mới được biết đến.

Lối thực hành của ông ngay sau đó đã đem đến những gợi ý cho De Kooning vào thập kỷ 50 cầm bút lao vào mặt toan với series tranh về phụ nữ. Do đó, cả Jackson Pollock và William De Kooning đã trở nên đình đám thời bấy giờ ở Mỹ, để ghi dấu ấn khó phai lên bản đồ nghệ thuật thế giới.

Văn hóa

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.