Iran thông qua luật trang phục

Quốc hội Iran vừa ban hành một đạo luật mới siết chặt đáng kể các quy định về trang phục và đạo đức, vốn đã là chủ đề gây nhiều tranh cãi trong xã hội.

Hai năm sau khi các cuộc biểu tình phản đối quy định nghiêm ngặt về trang phục làm rung chuyển Iran, một luật mới về “sự trong trắng và khăn trùm đầu” đã được Quốc hội thông qua và được Hội đồng Giám hộ chấp thuận, cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định các luật có hợp Hiến và phù hợp với nguyên tắc của luật Hồi giáo hay không.

aa1vggz4.jpg
Tổng thống Masoud Pezeshkian. Ảnh: Getty Images

Quy định nghiêm khắc

Đạo luật này yêu cầu áp dụng các hình phạt mới, nghiêm khắc hơn đối với hành vi vi phạm luật hijab (luật bắt buộc phụ nữ đeo khăn trùm đầu) và trang phục không phù hợp đối với cả nam và nữ. Đạo luật định nghĩa trang phục không phù hợp theo nhiều cách khác nhau, từ khỏa thân và ăn mặc khiếm nhã đến đeo hijab không đúng cách.

Luật định nghĩa “trang phục không phù hợp” đối với nam giới “có nghĩa là mặc trang phục trái với phép lịch sự nơi công cộng, chẳng hạn như trang phục không che một phần cơ thể thấp hơn ngực hoặc cao hơn mắt cá chân”.

Đối với phụ nữ, trang phục không phù hợp là mặc quần áo bó và trang phục hở phần dưới cổ, trên mắt cá chân và trên cẳng tay.

Điều 50 của luật quy định rằng bất kỳ ai bị phát hiện “khỏa thân, bán khỏa thân hoặc mặc trang phục bị coi là không phù hợp ở nơi công cộng” sẽ bị bắt giữ ngay lập tức và giao nộp cho cơ quan tư pháp.

Luật cũng đưa ra một hệ thống tiền phạt và hạn chế ngay cả đối với những vi phạm ban đầu. Việc tái phạm nhiều lần sẽ phải chịu các hình phạt như án tù, lệnh cấm đi lại và hạn chế lái xe, gia hạn hộ chiếu và thậm chí là truy cập internet.

Đối với những chủ doanh nghiệp không thực thi yêu cầu về trang phục đối với nhân viên, họ sẽ phải chịu hình phạt tài chính và có khả năng bị phạt tù, cấm đi lại và hạn chế quảng cáo.

Một khía cạnh quan trọng khác của luật là quy định về không gian kỹ thuật số. Luật sẽ áp dụng các khoản tiền phạt và hạn chế đối với hoạt động internet, yêu cầu các nền tảng truyền thông xã hội giám sát và xóa nội dung mà chính phủ cho là không phù hợp. Những người có ảnh hưởng và nhân vật công chúng cũng sẽ phải đối mặt với các hình phạt nghiêm khắc vì bất kỳ hành vi quảng bá trang phục không phù hợp hoặc chế giễu luật hijab. Các hình phạt đối với hành vi vi phạm có thể bao gồm tiền phạt lên tới 5% tổng tài sản của họ và lệnh cấm đi lại.

Trong khi các hình phạt khắc nghiệt hơn đã gây lo ngại cho người dân Iran, một khía cạnh đặc biệt gây tranh cãi khác của luật này là quy định về mở rộng giám sát. Máy quay camera giám sát giao thông và của nhiều cơ quan chính phủ khác nhau sẽ được sử dụng để theo dõi những người vi phạm, với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo. Người dân cũng được khuyến khích báo cáo các hành vi vi phạm thông qua hệ thống báo cáo công khai của cảnh sát.

Bản dự thảo đầu tiên của dự luật đã được cựu Tổng thống Ebrahim Raisi đệ trình vào tháng 5.2023 và được các phe phái cứng rắn trong Quốc hội ủng hộ.

Theo Sina Toossi, thành viên cấp cao tại Trung tâm Chính sách Quốc tế có trụ sở tại Washington, DC, luật này có nguy cơ lặp lại sai lầm của chính quyền Iran trước đây, khi phải đối mặt với nhiều tháng biểu tình phản đối các chính sách như vậy vào năm 2022. "Quyết định này phản ánh sự tính toán sai lầm về tình cảm của công chúng và khó có thể đạt được mục tiêu mà chính phủ đã nêu là bảo tồn các chuẩn mực xã hội truyền thống. Thay vào đó, nó có nguy cơ làm mất ổn định hơn nữa một cấu trúc xã hội vốn đã mong manh", ông nói.

Vào cuối năm 2022, cái chết của Mahsa Amini, 22 tuổi khi bị cảnh sát đạo đức Iran giam giữ đã dẫn đến một số cuộc biểu tình lớn nhất mà đất nước này từng chứng kiến ​​trong nhiều thập kỷ.

Cuộc chiến khó khăn cho Tổng thống

Đạo luật này hiện phải được Tổng thống Masoud Pezeshkian ký để có hiệu lực. Tuy nhiên, việc ông ký ban hành luật phần lớn chỉ mang tính nghi lễ bởi luật dự kiến ​​sẽ có hiệu lực vào ngày 13.12, hai tuần sau khi được Hội đồng Giám hộ phê duyệt.

Tổng thống Masoud Pezeshkian, một người chỉ trích các quy định về trang phục của đất nước và được bầu vào năm ngoái với cương lĩnh cải cách, đã lên tiếng phản đối dự luật. Điều này có nguy cơ tạo ra xung đột với những người bảo thủ quyền lực nếu ông cố gắng cản trở dự luật.

Trong một bài đăng trên X, ông viết: “Theo tôi, luật hijab mà tôi phải ký ban hành khá mơ hồ. Chúng ta không nên làm bất cứ điều gì để phá vỡ sự hòa hợp và đồng cảm của xã hội. Chúng ta phải đối thoại về vấn đề này”, ông viết.

Là một nhân vật ủng hộ đường lối ôn hòa, trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, ông Pezeshkian từng lên tiếng phản đối việc bắt buộc đeo khăn trùm đầu, luật ăn mặc hà khắc thời Tổng thống Raisi, đồng thời cam kết chấm dứt hoạt động của cảnh sát đạo đức.

Tuy nhiên, hiện tại khi đang nắm quyền, ông Pezeshkian sẽ phải đối mặt với một "cuộc chiến khó khăn" để chống lại dự luật bởi điều đó sẽ mở đường cho cuộc chiến khó khăn giữa một bên là các lực lượng bảo thủ cứng rắn của Hội đồng Giám hộ và Quốc hội, với một bên là phe cải cách do Tổng thống đứng đầu.

Mặc dù tổng thống không có quyền phủ quyết thực sự và có nghĩa vụ phải chấp thuận mọi quyết định của Quốc hội, nhưng ông có thể từ chối hoặc trì hoãn việc ký kết nhằm xây dựng thiện chí trong nhân dân.

Nhưng các nhà phân tích nhận định, ông Pezeshkian có rất ít lựa chọn để ngăn chặn luật mới được ban hành. “Trên thực tế ông có thể kiến nghị lên Lãnh tụ Tối cao, yêu cầu chuyển luật này đến Hội đồng Khẩn cấp để tái thẩm định”, ông Toossi nói. “Ngoài ra, Tổng thống có thể tìm kiếm sự can thiệp thông qua Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao để bác bỏ đạo luật này. Tuy nhiên, cả hai lựa chọn đều phụ thuộc vào sự chấp thuận ngầm của Lãnh tụ Tối cao Ayatollah Khamenei”.

Thế giới 24h

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để
Quốc tế

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình “Meet the Press” của đài NBC News, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ có những thay đổi ngay lập tức và triệt để về vấn đề nhập cư ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1.2025, bao gồm trục xuất người di cư với quy mô lớn và bỏ quyền công dân theo nơi sinh. Các chuyên gia nhận định, kế hoạch này của ông Donald Trump làm nổi bật tầm nhìn chi tiết về các cải cách nhập cư, cũng như nỗ lực thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình.

VNA
Thế giới 24h

Syria đứng trước thách thức lớn thời hậu Assad

Ngày 8.12 đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với Syria khi chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ sau gần 14 năm nội chiến, đồng thời chấm dứt nửa thế kỷ cầm quyền của dòng họ Assad. Sự kiện này không chỉ làm thay đổi cục diện chính trị trong nước, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi lớn về tương lai của toàn khu vực Trung Đông.

Hàn Quốc: Tổng thống vượt qua Quốc hội nhưng khó vượt qua sức ép từ đường phố
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống vượt qua Quốc hội nhưng khó vượt qua sức ép từ đường phố

Quốc hội Hàn Quốc đã không đạt được 200 phiếu cần thiết để luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol sau khi đảng cầm quyền của ông tẩy chay cuộc bỏ phiếu. Nhưng cuộc khủng hoảng chính trị bất ngờ của Hàn Quốc vẫn chưa kết thúc khi người dân tràn ngập đường phố và các nhà lập pháp đối lập đã tuyên bố sẽ tiến hành một nỗ lực luận tội khác trong những ngày tới.

Hamas và Fatah sắp đạt được thỏa thuận về giám sát Gaza sau chiến tranh
Thế giới 24h

Hamas và Fatah sắp đạt được thỏa thuận về giám sát Gaza sau chiến tranh

Các viên chức Palestine cho biết Fatah và Hamas đang tiến gần đến thỏa thuận thành lập một ủy ban gồm các nhà kỹ trị độc lập về chính trị để quản lý Dải Gaza sau chiến tranh. Điều này sẽ chấm dứt quyền quản lý của Hamas ở khu vực này và có thể giúp thúc đẩy các cuộc đàm phán ngừng bắn với Israel.

Ukraine có thể đang chuẩn bị cho kịch bản chấm dứt chiến tranh
Thế giới 24h

Ukraine có thể đang chuẩn bị cho kịch bản chấm dứt chiến tranh

Hãng thông tấn Strana của Ukraine đưa tin, Kiev công khai phản đối lời kêu gọi của phương Tây về việc mở rộng đối tượng bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự. Hãng tin này cho rằng, đây là một phần trong chiến lược của chính quyền nhằm chuẩn bị cho khả năng giành chiến thắng bầu cử nếu xung đột với Moscow kết thúc vào mùa xuân năm sau và bầu cử diễn ra sau đó.

Chính phủ Pháp trước nguy cơ sụp đổ
Thế giới 24h

Chính phủ Pháp trước nguy cơ sụp đổ

Chính phủ Pháp đang phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ sau khi các đảng cánh hữu và cánh tả đệ trình kiến nghị bất tín nhiệm nhằm vào Thủ tướng Pháp Michel Barnier, đánh dấu tình trạng leo thang của cuộc khủng hoảng chính trị tại nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu. Động thái này diễn ra sau khi ông Barnier viện dẫn một điều khoản trong Hiến pháp để thúc đẩy dự thảo ngân sách an sinh xã hội, mà không cần sự phê chuẩn của cơ quan lập pháp, hiện do phe đối lập kiểm soát.

Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng mới
Quốc tế

Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng mới

Châu Âu đang đối mặt với nhu cầu năng lượng tăng trước thời điểm mùa đông, khiến cho dự trữ khí đốt ở châu Âu đang cạn kiệt nhanh chóng. Cùng với đó là  nguồn cung sắp bị cắt giảm từ Nga do lệnh trừng phạt mới của Mỹ, điều này  nhen nhóm cuộc khủng hoảng năng lượng mới cho châu Âu, trong khi khu vực này vẫn đang phải vật lộn với cú sốc thiếu hụt khí đốt cách đây 2 năm.